Thông tư 203/2011/TT-BTC

Tải về

Thông tư 203/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30 tháng 12 năm 2011 về việc hướng dẫn hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên theo Quyết định 75/2010/QĐ-TTg ngày 29/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

BỘ TÀI CHÍNH

--------------------
Số: 203/2011/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011

THÔNG TƯ
Về việc hướng dẫn hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người
dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên theo Quyết định số 75/2010/QĐ-TTg ngày 29/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ

- Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

- Căn cứ Quyết định số 75/2010/QĐ-TTg ngày 29/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên.

Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên như sau:

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn chính sách hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi tắt là bảo hiểm), đào tạo, định mức lao động, tiền thuê đất đối với các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động được quy định tại Điều 2 Quyết định số 75/2010/QĐ-TTg ngày 29/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng tại Thông tư này bao gồm các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp tại địa bàn các tỉnh Tây Nguyên do Nhà nước làm chủ sở hữu sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ; các doanh nghiệp ngoài Nhà nước (không bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng Nhà nước hỗ trợ đất sản xuất cư trú hợp pháp trên địa bàn các tỉnh Tây nguyên (sau đây gọi chung là đơn vị sử dụng lao động).

Điều 3. Nguyên tắc của chính sách hỗ trợ

1. Về đào tạo:

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế) để chi cho việc đào tạo nghề, hỗ trợ tiền ăn, ở đi lại đối với lao động phổ thông là người dân tộc thiểu số, đủ điều kiện tuyển dụng vào làm việc theo yêu cầu phải đào tạo trong kế hoạch tuyển dụng, đào tạo của đơn vị sử dụng lao động.

2. Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ nộp thay đơn vị sử dụng lao động tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động là người dân tộc thiểu số được tuyển dụng mới hoặc ký hợp đồng lao động. Thời gian hỗ trợ nộp thay là 5 năm kể từ ngày người lao động vào làm việc tại đơn vị.

3. Về áp dụng định mức lao động:

Đơn vị sử dụng lao động được áp dụng định mức lao động bằng 80% định mức lao động chung do cơ quan có thẩm quyền quyết định để khoán hoặc trả công cho người lao động là người dân tộc thiểu số. Ngân sách trung ương hỗ trợ 20% định mức lao động chung của đơn vị để khoán hoặc trả công cho người lao động là người dân tộc thiểu số. Thời gian áp dụng là 5 năm kể từ ngày người lao động vào làm việc tại đơn vị.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định định mức lao động bao gồm:

- Đối với các đơn vị sử dụng lao động thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91 do Hội đồng thành viên Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91 quyết định.

- Đối với các đơn vị sử dụng lao động trực thuộc các Bộ quản lý ngành kinh doanh chính do Bộ trưởng các Bộ quyết định.

- Đối với đơn vị sử dụng lao động trực thuộc địa phương kể cả doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng trên địa bàn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

4. Về tiền thuê đất:

a) Đơn vị sử dụng lao động có sử dụng từ 30% đến dưới 50% lao động là người dân tộc thiểu số so với tổng số lao động có mặt làm việc tại đơn vị (theo số lao động có mặt tại thời điểm ngày 30/06 năm trước của năm lập dự toán) được giảm 50% tiền thuê đất trong năm đối với diện tích đất của đơn vị thuộc diện phải thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

b) Đơn vị sử dụng lao động có sử dụng từ 50% lao động là người dân tộc thiểu số trở lên so với tổng số lao động có mặt làm việc tại đơn vị (theo số lao động có tại thời điểm ngày 30/06 năm trước của năm lập dự toán) được miễn 100% tiền thuê đất trong năm đối với diện tích đất của đơn vị thuộc diện phải thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 4. Nguồn kinh phí hỗ trợ

Ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí về đào tạo, bảo hiểm và 20% định mức lao động chung của đơn vị để giao khoán hoặc trả công cho người lao động là người dân tộc thiểu số.

CHƯƠNG II
Quy định cụ thể

Điều 5. Lập dự toán kinh phí đào tạo, kinh phí bảo hiểm và 20% định mức lao động chung được ngân sách hỗ trợ

Cùng với thời gian lập dự toán ngân sách hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn lập kế hoạch ngân sách, các đơn vị sử dụng lao động xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm và hỗ trợ 20% định mức lao động chung của đơn vị để giao khoán hoặc trả công cho người lao động gửi cơ quan quản lý cấp trên: Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91 đối với các đơn vị trực thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91; Các Bộ quản lý ngành kinh doanh chính (gọi tắt là Bộ) đối với đơn vị trực thuộc Bộ; Sở Tài chính đối với các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn (gọi tắt là đơn vị địa phương), Sở Tài chính tổng hợp và xác định phần kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ theo quy định để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.

1. Lập dự toán hỗ trợ kinh phí đào tạo: Lập dự toán theo biểu phụ lục số 1 đính kèm Thông tư này, trong đó:

a) Số lao động là dân tộc thiểu số đã tuyển dụng chưa được đào tạo ước đến ngày 31/12 năm báo cáo.

b) Số lao động dân tộc thiểu số cần tuyển dụng và đào tạo năm kế hoạch.

c) Ngành nghề đào tạo, số lượng lao động cần đào tạo theo từng ngành nghề do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo nhu cầu của đơn vị .

d) Thời gian đào tạo: Tùy theo ngành nghề, phương thức đào tạo do Thủ trưởng đơn vị xác định, nhưng tối đa không quá 3 tháng cho 1 khóa học.

đ) Hình thức đào tạo: Có thể đào tạo tập trung tại các trường lớp của tổ chức dạy nghề chuyên nghiệp, hoặc đào tạo kèm cặp tại đơn vị.

e) Mức phí: Theo mức phí cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế tại các tổ chức dạy nghề chuyên nghiệp đào tạo tập trung hoặc đào tạo kèm cặp tại đơn vị với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học.

2. Lập dự toán hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, theo biểu phụ lục số 2 đính kèm Thông tư này, trong đó:

a) Số lao động có đến 31/12 năm báo cáo.

b) Số lao động dự kiến tuyển dụng mới năm kế hoạch.

c) Số tháng được hỗ trợ.

d) Mức hỗ trợ.

3. Lập dự toán hỗ trợ 20% định mức lao động chung: Theo biểu phụ lục số 3 đính kèm Thông tư này, trong đó:

a) Số lao động có đến 31/12 năm báo cáo.

b) Số lao động dự kiến tuyển dụng mới năm kế hoạch.

c) Định mức lao động chung của đơn vị để khoán hoặc trả công cho lao động do cơ quan thẩm quyền theo quy định tại điểm 3 Điều 3 Thông tư này quyết định.

d) Mức hỗ trợ 20% định mức lao động chung.

4. Tổng hợp dự toán:

a) Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91 tổng hợp dự toán kinh phí đào tạo, hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ 20% định mức lao động chung vào kế hoạch chi ngân sách hàng năm của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91 đối với các đơn vị trực thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91 gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung trong kế hoạch ngân sách trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

b) Các Bộ tổng hợp dự toán kinh phí đào tạo, hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ 20% định mức lao động chung vào kế hoạch chi ngân sách hàng năm của Bộ đối với các đơn vị trực thuộc Bộ gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung trong kế hoạch ngân sách trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp dự toán kinh phí phí đào tạo, hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ 20% định mức lao động chung vào kế hoạch chi ngân sách hàng năm của địa phương đối với các đơn vị thuộc địa phương quản lý (bao gồm cả các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn) gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung trong kế hoạch ngân sách Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

5. Giao và phân bổ dự toán:

Căn cứ số kinh phí đã được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ quyết định, Bộ Tài chính thông báo về phân bổ dự toán kinh phí hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ 20% định mức lao động chung cho các đơn vị thuộc đối tượng quy định tại Thông tư này: Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91, các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bao gồm cả các doanh nghiệp ngoài Nhà nước). Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91, các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giao và phân bổ dự toán kinh phí hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ đóng bảo hiểm, hỗ trợ 20% định mức lao động chung cho các đơn vị sử dụng lao động trực thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91, trực thuộc Bộ và địa phương (bao gồm cả các doanh nghiệp ngoài Nhà nước).

Điều 6. Cấp phát kinh phí hỗ trợ

1. Đối với đơn vị trung ương, Bộ Tài chính cấp bằng lệnh chi tiền cho các đơn vị sử dụng lao động thông qua các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91 và các Bộ. Các Tập đoàn, Tổng công ty 91 và các Bộ thực hiện cấp tiền hỗ trợ trực tiếp cho từng đơn vị.

2. Đối với đơn vị địa phương, Bộ Tài chính thực hiện bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính cấp tiền hỗ trợ trực tiếp lại cho các đơn vị sử dụng lao động địa phương kể cả doanh nghiệp ngoài Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Điều 7. Công tác quyết toán, kiểm tra

Các đơn vị được hỗ trợ kinh phí phải thực hiện quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo, đóng bảo hiểm (có xác nhận của cơ quan bảo hiểm địa phương), hỗ trợ 20% định mức lao động chung theo hướng dẫn quyết toán chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp.

Đối với các đơn vị Trung ương: Quyết toán gửi các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91 (đối với đơn vị trực thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91); gửi các Bộ (đối với đơn vị trực thuộc Bộ). Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91, các Bộ kiểm tra quyết toán kinh phí hỗ trợ của các đơn vị và tổng hợp gửi Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát.

Đối với đơn vị các địa phương: Quyết toán gửi Sở Tài chính, Sở Tài chính kiểm tra quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo, đóng bảo hiểm, hỗ trợ 20% định mức lao động chung và tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt gửi Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát.

Đánh giá bài viết
1 89
Thông tư 203/2011/TT-BTC
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm