Quy định tiếp công dân của Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội với vai trò, vị trí là một đảng duy nhất cầm quyền, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình. Bản chất của đảng cầm quyền là đảng lãnh đạo chính quyền và nhờ đó bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nhân dân làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội. Vì vậy việc tiếp thu ý kiến của nhân dân là một việc quan trọng trong con đường lãnh đạo và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng

Trong bài viết này, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc Quy định tiếp công dân của Đảng theo quy định của Luật Tiếp công dân 2013, Quy định 11-QĐi/TW

1. Tiếp công dân

Để hiểu thêm các quy định của pháp luật nói chung về vấn đề tiếp công dân: mục đích, vai trò, thẩm quyền... Mời các bạn tham khảo bài Tiếp công dân là gì?

2. Nguyên tắc tiếp công dân của Đảng

Ngoài việc tuân theo các nguyên tắc chung của Luật Tiếp công dân như:

  • Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  • Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
  • Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

Thì việc tiếp công dân của ĐCS còn phải tuân theo các nguyên tắc riêng do các quyết định, quy định trong Đảng ban hành, cụ thể:

Người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân; thực hiện nghiêm việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân, phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân; dân chủ, công tâm, khách quan, kịp thời, đúng phạm vi thẩm quyền; trình tự, thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi cho người dân; bảo mật thông tin, bảo đảm an toàn cho người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định.

3. Quy trình giải quyết đơn kiến nghị phản ánh

Quy định tiếp công dân của Đảng

Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu cấp ủy được quy định tại điều 5 Quy định 11-QĐi/TW như sau:

  • Đối với phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cấp ủy thì tiếp nhận để xem xét, xử lý, giải quyết, thông báo kết quả cho người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; hoặc xử lý, giải quyết ngay đối với trường hợp có nội dung căn cứ, rõ ràng, cụ thể.
  • Đối với phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến các cơ quan của các cấp khác nhau thì người đứng đầu cấp ủy thực hiện như sau:

- Tiếp nhận, xử lý, giải quyết nội dung thuộc thẩm quyền; có văn bản chỉ đạo, yêu cầu cấp dưới hoặc các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết nội dung liên quan, báo cáo kết quả với người đứng đầu cấp ủy và thông báo kết quả giải quyết cho người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.

- Trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, thẩm quyền xử lý, giải quyết thì hướng dẫn người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến đúng cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đề nghị giải quyết.

Thời gian giải quyết:

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo người đứng đầu cấp ủy thông báo bằng văn bản đến người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc tiếp nhận để giải quyết hoặc đã chuyển, chỉ đạo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý, giải quyết (nêu rõ cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết để người dân biết).
  • Nếu phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo phức tạp, thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương cần có thêm thời gian xem xét, xử lý thì thời hạn có thể kéo dài, nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
  • Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận được phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo do người đứng đầu cấp ủy chuyển, chỉ đạo giải quyết, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết có văn bản báo cáo người đứng đầu cấp ủy và thông báo bằng văn bản cho người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biết về kết quả tiếp nhận để giải quyết và chỉ đạo giải quyết.

4. Quy trình tiếp công dân và xử lý đơn thư

Quy trình tiếp công dân gồm các bước sau:

Bước 1: Đón tiếp, xác định nhân thân của công dân

Bước 2: Nghe, ghi chép nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tiếp nhận thông tin, tài liệu

Bước 3: Phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân

Việc xử lý đơn của người đứng đầu cấp ủy được quy định tại điều 7 Quy định 11-QĐi/TW như sau:

  • Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện việc xử lý, giải quyết đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo gửi đến cơ quan, đơn vị, bảo đảm đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục theo quy định của Đảng và pháp luật.
  • Trực tiếp chỉ đạo, xử lý, giải quyết đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị, địa phương theo phân cấp quản lý cán bộ.

Thời gian xử lý đơn thư cũng giống như thời gian xử lý phản ánh khiếu nại đã được nêu ở mục 3 bài này

5. Quy trình tiếp công dân cấp xã

Để hiểu rõ thêm về quy trình tiếp công dân cấp xã, mời các bạn tham khảo bài Trình tự, thủ tục tiếp dân tại UBND xã

Trên đây Hoatieu.vn đã cung cấp quy định pháp luật về Tiếp công dân của Đảng. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 153
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm