QCXDVN 01:2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
QCXDVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam mới nhất
Ngày 03/04/2008, Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD về quy hoạch xây dựng. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng là những quy định bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt xây dựng.
- QCVN 41:2016/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ
- Thông tư 29/2017/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu
- Thông tư 29/2017/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn chai khí dầu mỏ hóa lỏng mini
Đã có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng 2021
Mới đây Bộ xây dựng đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD. Sau 10 năm đi vào hoạt động thực tiễn, QCXDVN 01:2008 đã được điều chỉnh bổ sung bởi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD. Theo đó, những nội dung mới trong QCVN 01:2019/BXD và QCVN 01:2021/BXD sẽ khắc phục được nhiều tồn tại của hệ thống các Quy chuẩn ban hành trước đây và giải quyết được nhiều vấn đề thực tiễn phát sinh hiện nay.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN 01:2019/BXD
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD
QCXDVN 01:2008/BXD
QUY CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM
QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Vietnam Building Code.
Regional and Urban Planning and Rural Residental Planning
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD do Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ trình duyệt, Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3 tháng 4 năm 2008. Quy chuẩn này được soát xét và thay thế phần II, tập I, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi áp dụng
1.2 Giải thích từ ngữ
1.3 Khu vực bảo vệ công trình và khoảng cách ly vệ sinh, an toàn
1.4 Yêu cầu đối với công tác quy hoạch xây dựng
CHƯƠNG II. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN
2.1 Quy hoạch không gian vùng
2.2 Tổ chức không gian trong quy hoạch chung xây dựng đô thị
2.3 Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
2.4 Quy hoạch các đơn vị ở
2.5 Quy hoạch hệ thống các công trình dịch vụ đô thị
2.6 Quy hoạch cây xanh đô thị
2.7 Quy hoạch khu công nghiệp và kho tàng
2.8 Thiết kế đô thị
2.9 Quy hoạch không gian ngầm
2.10 Quy hoạch cải tạo các khu vực cũ trong đô thị
2.11 Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
CHƯƠNG III. QUY HOẠCH CHUẨN BỊ KỸ THUẬT
3.1 Các quy định chung đối với quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật
3.2 Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật vùng
3.3 Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đô thị
3.4 Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật điểm dân cư nông thôn
CHƯƠNG IV. QUY HOẠCH GIAO THÔNG
4.1 Các quy định chung về quy hoạch giao thông
4.2 Quy hoạch giao thông vùng
4.3 Quy hoạch giao thông đô thị
4.4 Quy hoạch giao thông điểm dân cư nông thôn
CHƯƠNG V. QUY HOẠCH CẤP NƯỚC 47
5.1 Khu vực bảo vệ công trình cấp nước
5.2 Quy hoạch cấp nước vùng
5.3 Quy hoạch cấp nước đô thị
5.4 Quy hoạch cấp nước điểm dân cư nông thôn
CHƯƠNG VI. QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC THẢI, QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NGHĨA TRANG
6.1 Các quy định chung
6.2 Quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang vùng
6.3 Quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang đô thị
6.4 Quy hoạch thoát nước, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang điểm dân cư nông thôn
CHƯƠNG VII. QUY HOẠCH CẤP ĐIỆN
7.1 Các yêu cầu đối với qui hoạch cấp điện
7.2 Quy hoạch cấp điện vùng
7.3 Quy hoạch cấp điện đô thị
7.4 Quy hoạch cấp điện điểm dân cư nông thôn
PHỤ LỤC
Chương 1:
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng là những quy định bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng; là cơ sở pháp lý để quản lý việc ban hành, áp dụng các tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng và các quy định về quản lý xây dựng theo quy hoạch tại địa phương.
1.2. Giải thích từ ngữ
1) Quy hoạch xây dựng: là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ đó, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2) Đô thị: là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và có quy mô dân số thành thị tối thiểu là 4.000 người (đối với miền núi tối thiểu là 2.800 người) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65%. Đô thị gồm các loại: thành phố, thị xã và thị trấn. Đô thị bao gồm các khu chức năng đô thị.
3) Khu đô thị: là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính đô thị. Khu đô thị bao gồm: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng.
4) Đơn vị ở: là khu chức năng bao gồm các nhóm nhà ở; các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở như trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở; trạm y tế, chợ, trung tâm thể dục thể thao (TDTT), điểm sinh hoạt văn hóa và các trung tâm dịch vụ cấp đơn vị ở khác phục vụ cho nhu cầu thường xuyên của cộng đồng dân cư trong đơn vị ở...; vườn hoa, sân chơi trong đơn vị ở; đất đường giao thông nội bộ (bao gồm đường từ cấp phân khu vực đến đường nhóm nhà ở) và bãi đỗ xe phục vụ trong đơn vị ở... Các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở (cấp I) và vườn hoa sân chơi trong đơn vị ở có bán kính phục vụ ≤500m. Quy mô dân số tối đa của đơn vị ở là 20.000 người, quy mô dân số tối thiểu của đơn vị ở là 4.000 người (đối với các đô thị miền núi là 2.800 người). Đường giao thông chính đô thị không được chia cắt đơn vị ở. Tùy theo quy mô và nhu cầu quản lý để bố trí trung tâm hành chính cấp phường. Đất trung tâm hành chính cấp phường được tính vào đất đơn vị ở. Tùy theo giải pháp quy hoạch, trong các đơn vị ở có thể bố trí đan xen một số công trình ngoài các khu chức năng thành phần của đơn vị ở nêu trên, nhưng đất xây dựng các công trình này không thuộc đất đơn vị ở.
5) Nhóm nhà ở: được giới hạn bởi các đường cấp phân khu vực trở lên (xem bảng 4.4).
- Nhóm nhà ở chung cư bao gồm: diện tích chiếm đất của bản thân các khối nhà chung cư, diện tích sân đường và sân chơi nội bộ nhóm nhà ở, bãi đỗ xe nội bộ và sân vườn trong nhóm nhà ở.
- Nhóm nhà ở liên kế, nhà ở riêng lẻ bao gồm: diện tích các lô đất xây dựng nhà ở của các hộ gia đình (đất ở), diện tích đường nhóm nhà ở (đường giao thông chung dẫn đến các lô đất của các hộ gia đình), diện tích vườn hoa, sân chơi nội bộ nhóm nhà ở.
- Trong các sân chơi nội bộ được phép bố trí các công trình sinh hoạt văn hóa cộng đồng với quy mô phù hợp với nhu cầu của cộng đồng trong phạm vi phục vụ.
6) Đất ở: là diện tích chiếm đất của các công trình nhà ở chung cư (trong lô đất dành cho xây dựng nhà chung cư) hoặc là diện tích trong khuôn viên các lô đất ở dạng liên kế và nhà ở riêng lẻ (bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nhà ở liên kế và nhà ở riêng lẻ và sân vườn, đường dẫn riêng vào nhà ở liên kế hoặc nhà ở riêng lẻ đó, không bao gồm đường giao thông chung).
7) Đất xây dựng đô thị: là đất xây dựng các khu chức năng đô thị (bao gồm cả các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị). Đất dự phòng phát triển, đất nông lâm nghiệp trong đô thị và các loại đất không phục vụ cho hoạt động của các chức năng đô thị không phải là đất xây dựng đô thị.
8) Đất đô thị:
- Đất đô thị là đất nội thành phố, đất nội thị xã và đất thị trấn.
- Đất ngoại thành, ngoại thị đã có quy hoạch và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị được quản lý như đất đô thị.
9) Khu ở: là một khu vực xây dựng đô thị có chức năng chính là phục vụ nhu cầu ở và sinh hoạt hàng ngày của người dân đô thị, không phân biệt quy mô.
10) Cấu trúc chiến lược phát triển đô thị: là cấu trúc tổ chức không gian đô thị nhằm thực hiện chiến lược phát triển đô thị. Cấu trúc không gian là dạng vật thể hóa của các mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành trong đô thị.
11) Hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm:
- Hệ thống giao thông;
- Hệ thống cung cấp năng lượng;
- Hệ thống chiếu sáng công cộng;
- Hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước;
- Hệ thống quản lý các chất thải, vệ sinh môi trường;
- Hệ thống nghĩa trang;
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
12) Hạ tầng xã hội đô thị gồm:
- Các công trình nhà ở;
- Các công trình công cộng, dịch vụ: y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, thương mại và các công trình dịch vụ đô thị khác;
- Các công trình quảng trường, công viên, cây xanh, mặt nước;
- Các công trình cơ quan hành chính đô thị;
- Các công trình hạ tầng xã hội khác.
13) Công trình (hoặc đất sử dụng) hỗn hợp: là công trình (hoặc quỹ đất) sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau (ví dụ: ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, và/hoặc kết hợp sản xuất…).
14) Mật độ xây dựng:
- a) Mật độ xây dựng thuần (net-tô) là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngòai trời (trừ sân ten-nit và sân thể thao được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian trên mặt đất), bể cảnh…).
- b) Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) của một khu vực đô thị là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc trên tổng diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất bao gồm cả sân đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực không xây dựng công trình trong khu đất đó).
15) Chỉ giới đường đỏ: là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng.
16) Chỉ giới xây dựng: là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất.
17) Chỉ giới xây dựng ngầm: là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình ngầm dưới đất (không bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm).
18) Khoảng lùi: là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
19) Cốt xây dựng khống chế: là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ được lựa chọn phù hợp với quy chuẩn về quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật.
20) Khoảng cách an toàn về môi trường (ATVMT): là khoảng cách an tòan để bảo vệ nguồn nước, từ nguồn phát thải (trạm bơm, nhà máy xử lý nước thải, hồ sinh học, khu liên hợp xử lý chất thải rắn, bãi chôn lấp chất thải rắn, nghĩa trang, lò hỏa táng, công trình sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp...) đến các công trình hạ tầng xã hội.
21) Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện: là khoảng không gian lưu không về chiều rộng, chiều dài và chiều cao chạy dọc theo công trình đường dây tải điện hoặc bao quanh trạm điện.
1.3. Khu vực bảo vệ công trình và khoảng cách ly vệ sinh, an toàn
Trong quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng phải tuân thủ các quy định chuyên ngành về khu vực bảo vệ và khoảng cách ly vệ sinh, an toàn bao gồm:
1) Khu vực bảo vệ của các công trình kỹ thuật hạ tầng:
- Đề Điều, công trình thủy lợi;
- Công trình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không;
- Hệ thống thông tin liên lạc;
- Lưới điện cao áp;
- Đường ống dẫn khí đốt, dẫn dầu;
- Công trình cấp nước, thoát nước;
- Nguồn nước.
2) Khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các khu bảo tồn.
3) Khu vực bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng.
4) Khu vực cách ly giữa khu dân dụng với:
- Xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;
- Kho tàng;
- Trạm bơm, trạm xử lý nước thải;
- Khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang;
- Vị trí nổ mìn khai thác than, đất, đá.
5) Khoảng cách an toàn để chống cháy giữa các loại công trình:
- Giữa các nhà và công trình dân dụng với nhau;
- Giữa các công trình công nghiệp với các công trình khác;
- Giữa kho nhiên liệu, trạm xăng dầu, trạm phân phối khí đốt với các công trình khác.
6) Khoảng cách an toàn bay.
7) Khoảng cách an toàn đối với khu vực có khả năng xảy ra thiên tai, tai biến địa chất (sụt, nứt, trượt lở, lũ quét,…), phóng xạ.
1.4. Yêu cầu đối với công tác quy hoạch xây dựng
1.4.1. Các yêu cầu chung
Quy hoạch xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
1) Tuân thủ các văn bản pháp quy hiện hành về quy hoạch xây dựng.
2) Tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan về bảo vệ các công trình kỹ thuật, công trình quốc phòng, di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường.
3) Phù hợp với đặc điểm của địa phương về:
- Điều kiện tự nhiên: địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, đất đai, nguồn nước, môi trường, khí hậu, tài nguyên, cảnh quan;
- Kinh tế: hiện trạng và tiềm năng phát triển;
- Xã hội: dân số, phong tục, tập quán, tín ngưỡng...
4) Đảm bảo việc xây dựng mới, cải tạo các đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và đạt hiệu quả về các mặt:
- Bảo đảm các Điều kiện an toàn, vệ sinh, tiện nghi cho những người làm việc và sinh sống trong khu vực hoặc công trình được xây dựng cải tạo.
- Bảo vệ được lợi ích của toàn xã hội, bao gồm:
+ Bảo vệ môi trường sống, cảnh quan và các di tích lịch sử, văn hóa, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc;
+ Phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, chính trị, xã hội;
+ Bảo vệ công trình xây dựng và tài sản bên trong công trình;
+ Đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng, an ninh;
+ Đảm bảo phát triển bền vững.
- Sử dụng hợp lý vốn đầu tư, đất đai và tài nguyên;
- Sử dụng bền vững tài nguyên môi trường.
1.4.2. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng vùng
1) Quy hoạch xây dựng cho các vùng có chức năng tổng hợp hoặc chuyên ngành phải thực hiện theo mục tiêu và nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2) Tùy theo đặc điểm, quy mô của từng vùng, quy hoạch xây dựng vùng cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
- Xác định được tầm nhìn, viễn cảnh phát triển của toàn vùng;
- Xác định được mục tiêu phát triển chiến lược cho toàn vùng;
- Định hướng được vai trò, chức năng của các tiểu vùng động lực, các đô thị hạt nhân của các tiểu vùng và các tiểu vùng nông thôn chính trong vùng;
- Xác định được mô hình liên kết, quan hệ giữa các đô thị và các tiểu vùng dân cư nông thôn (hoặc các điểm dân cư nông thôn trong trường hợp quy hoạch xây dựng vùng huyện);
- Định hướng được các tiểu vùng tập trung phát triển các chức năng chính trong vùng như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch;
- Khoanh vùng bảo vệ di sản, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa; khoanh vùng cấm xây dựng;
- Dự báo được nhu cầu sử dụng cơ sở hạ tầng trong vùng; định hướng được chiến lược cung cấp hạ tầng kỹ thuật trong vùng, xác định các công trình đầu mối, mạng lưới, vị trí và quy mô hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng hoặc liên vùng;
- Đề xuất được các dự án chiến lược và nguồn lực thực hiện;
- Đánh giá môi trường chiến lược và đề xuất các biện pháp kiểm soát môi trường.
1.4.3. Yêu cầu đối với quy hoạch chung xây dựng đô thị
Tùy theo đặc điểm, quy mô của từng đô thị, quy hoạch chung xây dựng đô thị cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
- Xác định được viễn cảnh phát triển đô thị (tầm nhìn);
- Xác định được các chiến lược phát triển đô thị chính;
- Đề xuất được cấu trúc tổng thể phát triển không gian đô thị (bao gồm nội thị và ngoại thị) và các cấu trúc đặc trưng phù hợp với các chiến lược phát triển đô thị;
- Dự báo quy mô dân số, nhu cầu lao động và nhu cầu đất đai xây dựng đô thị;
- Đề xuất được các chỉ tiêu về sử dụng đất, chỉ tiêu cung cấp hạ tầng phù hợp với mục tiêu phát triển cho các giai đoạn phát triển đô thị;
- Đề xuất được các giải pháp quy hoạch sử dụng đất với khả năng sử dụng đất hỗn hợp ở mức độ tối đa, đảm bảo tính linh hoạt và năng động để thực hiện các chiến lược phát triển đô thị;
- Định hướng được hệ thống khung hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển đô thị:
+ Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất xây dựng đô thị, đảm bảo đáp ứng tối ưu các mục tiêu phát triển đô thị;
+ Xác định cốt xây dựng khống chế tại các khu vực cần thiết và các trục giao thông chính đô thị đảm bảo kiểm soát và khớp nối giữa các khu chức năng trong đô thị;
+ Xác định mạng lưới giao thông khung bao gồm: giao thông đối ngoại, các trục giao thông chính đô thị, các công trình đầu mối giao thông (như: cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, đầu mối giao thông, thủy lợi...); tổ chức giao thông công cộng cho các đô thị loại III trở lên; xác định chỉ giới đường đỏ các trục giao thông chính đô thị;
+ Lựa chọn nguồn, xác định quy mô, vị trí, công suất của các công trình đầu mối; mạng lưới truyền tải và phân phối chính của các hệ thống cấp nước, cấp điện; mạng lưới đường cống thoát nước chính; các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn; nghĩa trang và các công trình hạ tầng kỹ thuật chính khác của đô thị;
+ Tổ chức hệ thống tuy-nen kỹ thuật phù hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung.
- Xác định các dự án chiến lược và nguồn lực thực hiện;
- Thiết kế đô thị: đề xuất được khung thiết kế đô thị tổng thể bao gồm các không gian trọng tâm, trọng điểm và các không gian đặc trưng trong đô thị;
- Đánh giá môi trường chiến lược và đề xuất các biện pháp kiểm soát môi trường.
1.4.4. Yêu cầu đối với quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2.000
Trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2.000, cần nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch mang tính chất định hướng và cấu trúc cho tòan khu vực nghiên cứu, đảm bảo phù hợp với chiến lược và cấu trúc phát triển chung của toàn đô thị, đảm bảo khớp nối về mặt tổ chức không gian và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tổ chức các đơn vị ở giữa các khu vực trong phạm vi nghiên cứu và với các khu vực lân cận, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả và bền vững, đồng thời phải đáp ứng linh hoạt nhu cầu đầu tư phát triển của xã hội.
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2.000 phải đáp ứng các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đã được phê duyệt, đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Đề xuất được các cấu trúc tổ chức không gian đô thị;
- Đề xuất được các giải pháp quy hoạch sử dụng đất đáp ứng được yêu cầu về sử dụng đất hỗn hợp, đảm bảo đáp ứng linh hoạt và năng động cho nhu cầu phát triển của đô thị, bao gồm: các loại chức năng (một hoặc nhiều chức năng) được phép xây dựng trong mỗi khu đất, đề xuất các ngưỡng khống chế (nếu cần thiết) về mật độ xây dựng và chiều cao công trình phù hợp với cấu trúc không gian quy hoạch và các chiến lược phát triển chung của tòan đô thị;
- Xác định được các chỉ tiêu và cấu trúc phân bố các công trình hạ tầng xã hội chủ yếu của khu vực thiết kế hoặc từng khu vực đặc trưng trong khu vực thiết kế phù hợp với nhu cầu quản lý phát triển;
- Xác định được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về hạ tầng kỹ thuật của khu vực thiết kế hoặc từng khu vực đặc trưng trong khu vực thiết kế phù hợp với nhu cầu quản lý phát triển;
- Định hướng được các giải pháp quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm:
+ Mạng lưới đường giao thông: các giải pháp quy hoạch giao thông đối ngoại có liên quan đến khu vực thiết kế, giao thông đô thị (đến đường phân khu vực); mặt cắt, chỉ giới đường đỏ; yêu cầu về quy hoạch bến, bãi đỗ xe và hệ thống công trình ngầm, tuy-nen kỹ thuật...;
+ Hệ thống cấp nước: dự báo nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô các công trình nhà máy, trạm bơm nước; bể chứa; các công trình đầu mối cấp nước khác và mạng lưới đường ống cấp nước đến đường phân khu vực;
+ Hệ thống cấp điện: dự báo nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện năng; vị trí, quy mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dây trung thế và chiếu sáng đô thị...;
+ Hệ thống thoát nước: mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn...;
- Đề xuất được các dự án chiến lược và nguồn lực thực hiện;
- Thiết kế đô thị: đề xuất được các giải pháp thiết kế đô thị đáp ứng được nhu cầu kiểm soát thực hiện theo các giải pháp quy hoạch của đồ án;
- Đánh giá môi trường chiến lược và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường.
1.4.5. Yêu cầu đối với quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500
Trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500, cần nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch phục vụ cho nhu cầu đầu tư hoặc chủ trương đầu tư cụ thể, đảm bảo phù hợp với chiến lược và cấu trúc phát triển chung của tòan đô thị, đảm bảo khớp nối về mặt tổ chức không gian và hạ tầng kỹ thuật giữa khu vực lập quy hoạch và các khu vực lân cận, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả và bền vững.
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 phải đáp ứng các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể được duyệt, đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Đề xuất được các giải pháp tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan trên mặt đất và không gian xây dựng ngầm;
- Xác định được tính chất, chức năng và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của khu vực thiết kế;
- Đề xuất được các nội dung về quy hoạch sử dụng đất, bao gồm: xác định diện tích, mật độ xây dựng và chiều cao công trình cho từng lô đất; xác định quy mô các công trình ngầm;
- Đề xuất được các giải pháp quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm:
+ Mạng lưới đường giao thông: các giải pháp quy hoạch giao thông đối ngoại có liên quan đến khu vực thiết kế, giao thông đô thị (đến từng công trình); mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng của các tuyến đường (đến đường nội bộ); vị trí, quy mô bến, bãi đỗ xe và hệ thống công trình ngầm, tuy-nen kỹ thuật...;
+ Hệ thống cấp nước: nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô các công trình nhà máy, trạm bơm nước; bể chứa; mạng lưới đường ống cấp nước đến từng công trình và các thông số kỹ thuật chi tiết...;
+ Hệ thống cấp điện: nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện năng; vị trí, quy mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dây trung thế, hạ thế và chiếu sáng đô thị...;
+ Hệ thống thoát nước: mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn...
- Thiết kế đô thị: đề xuất được các giải pháp thiết kế đô thị đáp ứng được nhu cầu kiểm soát thực hiện theo các giải pháp quy hoạch của đồ án;
- Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường.
1.4.6. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
Đối tượng để lập quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm các khu trung tâm xã hoặc các khu dân cư nông thôn tập trung (gọi chung là thôn). Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn phải căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ cụ thể và theo trình tự như sau:
- Định hướng quy hoạch xây dựng mạng lưới các điểm dân cư nông thôn trong phạm vi ranh giới hành chính toàn xã hoặc định hướng quy hoạch xây dựng mạng lưới các điểm dân cư nông thôn trong phạm vi mối quan hệ chặt chẽ với khu vực được quy hoạch. Thông qua đó, dự báo được quy mô và hình thái phát triển hợp lý của mỗi điểm dân cư theo từng giai đoạn quy hoạch.
- Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Xác định được mối quan hệ giữa các điểm dân cư trong mạng lưới quy hoạch với vùng xung quanh về mọi mặt (kinh tế – xã hội, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội...);
+ Xác định được tiềm năng, thế mạnh và các tiền đề phát triển;
+ Dự báo được dân số và nhu cầu xây dựng các loại công trình;
+ Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, bố trí các công trình xây dựng như nhà ở, công trình dịch vụ, các khu vực bảo tồn tôn tạo di tích và cảnh quan, các khu vực cấm xây dựng;
+ Quy hoạch phát triển các công trình kỹ thuật hạ tầng, xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng;
+ Đề xuất các dự án ưu tiên xây dựng đợt đầu.
1.4.7. Yêu cầu đối với dự báo dân số trong quy hoạch xây dựng
Nội dung dự báo dân số cần được nghiên cứu theo các phương pháp khoa học, phù hợp với Điều kiện về cơ sở dữ liệu đầu vào của đồ án, đảm bảo kết quả dự báo phù hợp với nhu cầu và khả năng phát triển của đô thị, đảm bảo là cơ sở để dự báo nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong vùng, trong đô thị và trong mỗi khu chức năng, đảm bảo hiệu quả phát triển đô thị.
Quy mô dân số dự báo cần phải đề cập đến các thành phần dân số được xác định phù hợp với Luật cư trú, dự báo được quy mô dân số thường trú, quy mô dân số tạm trú và quy mô dân số làm việc tại đô thị nhưng không cư trú tại đô thị…
Trong quy hoạch xây dựng đô thị phải dự báo quy mô trung bình của một hộ gia đình.
Chương 2:
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN
2.1. Quy hoạch không gian vùng
Trong quy hoạch xây dựng vùng, cần định hướng chiến lược phát triển không gian vùng. Các phân vùng chức năng cần được nghiên cứu bao gồm:
1) Các đô thị và tiểu vùng hoặc điểm dân cư nông thôn;
2) Các vùng tập trung sản xuất công nghiệp, kho tàng, khai khoáng...;
3) Các vùng tập trung sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp;
4) Các vùng trung tâm dịch vụ (cấp vùng hoặc quốc gia, quốc tế):
- Văn hóa, du lịch (bao gồm danh thắng, di tích, bảo vệ thiên nhiên, sinh thái...);
- Nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí;
- Y tế, bảo vệ sức khỏe;
- Đào tạo, khoa học công nghệ;
- Trung tâm luyện tập, thi đấu thể thao.
5) Các phân vùng chức năng đặc biệt khác.
2.2. Tổ chức không gian trong quy hoạch chung xây dựng đô thị
1) Lựa chọn đất xây dựng đô thị
Đất được chọn để xây dựng đô thị phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Có các lợi thế về kinh tế, xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường;
- Có Điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu) có thể xây dựng công trình; không nằm trong khu vực đất có các hiện tượng gây sụt lở, cax-tơ, trôi trượt, xói mòn, chấn động...;
- Có đủ diện tích đất để phát triển đô thị trong giai đoạn 20 năm và dự trữ cho giai đoạn tiếp theo;
- Có Điều kiện để phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Không bị ô nhiễm môi trường (do chất độc hóa học, phóng xạ, tiếng ồn, dịch bệnh truyền nhiễm, cháy, nổ...);
- Không thuộc phạm vi khu vực được xác định để khai thác mỏ, bảo tồn thiên nhiên;
- Không nằm trong phạm vi cấm xây dựng theo pháp luật về xây dựng;
- Khu vực lựa chọn xây dựng các công trình ngầm cần có Điều kiện kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn xây dựng công trình ngầm và có Điều kiện để kết nối hợp lý với các công trình trên mặt đất.
2) Tổ chức không gian trong quy hoạch chung xây dựng đô thị
Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải xác định được các cấu trúc phát triển không gian đô thị nhằm thực hiện các chiến lược phát triển đô thị (cấu trúc chiến lược phát triển đô thị).
Cấu trúc phát triển không gian đô thị phải được xác định trên cơ sở khung thiên nhiên của đô thị, các Điều kiện hiện trạng, tiềm năng phát triển đô thị; phải đảm bảo đô thị phát triển bền vững, năng động, hiệu quả, và hướng tới các mục tiêu phát triển đô thị chiến lược, hướng tới tầm nhìn (viễn cảnh) mong muốn của đô thị trong tương lai.
- Các cấu trúc phát triển không gian đô thị cần đảm bảo các nội dung về:
+ Hình thái đô thị: lý giải được cấu trúc không gian đô thị, xác định ranh giới phát triển đô thị, trung tâm đô thị, các tuyến chính, mật độ xây dựng…;
+ Kinh tế đô thị: dự báo quy mô dân số, mật độ dân số đảm bảo đô thị phát triển hiệu quả; dự báo cơ cấu ngành nghề; xác định mối quan hệ tương tác và nguyên tắc liên kết giữa các vùng chức năng trên mặt bằng;
+ Thiết kế đô thị: các chiến lược kiểm soát và hướng dẫn phát triển liên quan đến các nội dung về thiết kế đô thị như: tuyến, diện, điểm nhấn chính, hệ thống không gian mở trong đô thị, phong cách kiến trúc, cảnh quan đô thị...;
+ Sinh thái đô thị: các chiến lược phát triển phù hợp với hệ sinh thái đô thị (địa hình, nắng, gió, năng lượng tự nhiên, động thực vật…);
+ Xã hội học đô thị: các chiến lược phát triển đô thị hướng tới công bằng xã hội tối đa trong việc quy hoạch sử dụng không gian, đảm bảo Điều kiện sống cho các đối tượng khác nhau trong xã hội (bao gồm cả khách du lịch, các thành phần dân số không chính thức...); các giải pháp về vấn đề tương phản giàu nghèo; các giải pháp đối với các vấn đề xã hội khác;
+ Văn hóa đô thị: chiến lược phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của đô thị trong tương lai, tạo dựng các không gian cần thiết cho các hoạt động văn hóa tín ngưỡng truyền thống;
+ Cấu trúc phát triển không gian tổng thể của toàn đô thị là kết quả lồng ghép các cấu trúc thành phần và khung hạ tầng kỹ thuật đô thị. Khung hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm cấu trúc giao thông nhiều tầng bậc và khung hạ tầng kỹ thuật chính trong đô thị...
+ Về quy hoạch sử dụng đất, các đề xuất phải phù hợp với cấu trúc phát triển không gian đô thị cho từng khu vực cụ thể và phải quy định được:
+ Các khu vực quy định dành cho các khu chức năng độc lập;
+ Các khu vực sử dụng hỗn hợp có thể xây dựng nhiều chức năng khác nhau, trong đó phải quy định các loại chức năng được phép xây dựng trong mỗi khu vực.
Tùy theo vị trí, tính chất của từng khu vực quy hoạch, ranh giới giữa các khu vực quy hoạch sử dụng đất khác nhau trong đô thị có thể không quy định chính xác, nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc liên kết trong cấu trúc không gian chung. Tùy theo chiến lược phát triển và các tiềm năng phát triển, có thể cần xác định ngưỡng đối với quy mô một số chức năng trong đô thị.
2.3. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000:
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 là quy hoạch dạng cấu trúc, trong đó, cần xác định cụ thể hơn cấu trúc phát triển đô thị theo các chiến lược phát triển liên quan đến khu vực thiết kế trong tổng thể chiến lược chung của toàn đô thị lồng ghép với cấu trúc về giao thông và khung hạ tầng kỹ thuật. Cấu trúc giao thông cần làm rõ cấu trúc tầng bậc của hệ thống, khung hạ tầng kỹ thuật khác cần đảm bảo khả năng cung cấp hạ tầng cho các dự án thành phần (cần được đề xuất đến các tuyến đường cấp khu vực).
Xác định các chỉ tiêu về cung cấp các dịch vụ hạ tầng xã hội đô thị và cấu trúc phân bố các công trình này để làm cơ sở kiểm soát và khớp nối các dự án đầu tư thành phần. Trong đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000, chưa xác định chỉ giới, mốc giới của từng lô đất cũng như của các tuyến đường.
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500:
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cần xác định quy mô, vị trí, hình thức của từng khu chức năng đô thị, đáp ứng cho nhu cầu hoặc chủ trương đầu tư cụ thể đối với khu vực lập quy hoạch. Trong đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, cần xác định chỉ giới xây dựng, mốc giới của các tuyến đường.
2.3.1. Các khu chức năng đô thị bao gồm:
- Các khu vực xây dựng các công trình sử dụng hỗn hợp (nhà ở, hành chính, dịch vụ, sản xuất không độc hại…);
- Các khu vực xây dựng nhà ở;
- Các khu vực xây dựng các công trình dịch vụ đô thị:
+ Công trình hành chính các cấp của đô thị;
+ Các công trình dịch vụ đô thị các cấp như: giáo dục phổ thông, dạy nghề, y tế, văn hóa, TDTT, thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, tin học, văn phòng…;
- Các khu vực xây dựng các khu cây xanh công viên, vườn hoa đô thị;
- Các khu vực xây dựng các công trình hành chính ngoài cấp quản lý hành chính của đô thị;
- Các khu chức năng ngoại giao;
- Các viện nghiên cứu, trường chuyên nghiệp, bệnh viện chuyên ngành cấp ngoài đô thị;
- Các khu sản xuất phi nông nghiệp: công nghiệp, kho tàng, bến bãi (chứa hàng hóa), lò mổ gia súc…;
- Các khu vực xây dựng công trình tôn giáo, tín ngưỡng;
- Các khu vực xây dựng các công trình giao thông, bao gồm: giao thông nội thị và giao thông đối ngoại (mạng lưới đường giao thông, nhà ga, bến tàu, bến xe đối ngoại, cảng đường thủy, cảng hàng không…);
- Các khu vực xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị và các khoảng cách an tòan về môi trường (nghĩa trang, cấp điện, cấp và thoát nước, xử lý nước thải, xử lý rác thải, phòng chống cháy...);
- Các khu vực đặc biệt (khu quân sự, an ninh ...);
- Các khu vực cây xanh chuyên dùng: vườn ươm, cây xanh nghiên cứu, cây xanh cách ly...;
- Các khu chức năng đô thị khác.
2.3.2. Các yêu cầu đối với quy hoạch các khu chức năng đô thị
- Quy hoạch các khu chức năng đô thị cần đảm bảo tính hệ thống, đồng thời đảm bảo yêu cầu bố trí hỗn hợp nhiều loại chức năng khác nhau trong từng khu vực cụ thể một cách hợp lý để đảm bảo tính hiệu quả, linh hoạt và bền vững cho từng khu vực đô thị, tuân thủ theo cấu trúc chiến lược phát triển chung của tòan đô thị;
- Khu chức năng đô thị phải ở vị trí phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, phòng chống cháy và phải được liên hệ thuận tiện với nhau bằng hệ thống giao thông hợp lý và an toàn, đảm bảo bán kính phục vụ của các công trình công cộng, dịch vụ và công viên cây xanh;
- Phân khu chức năng đô thị phải tận dụng địa hình tự nhiên, hiện trạng kinh tế, xã hội và công trình xây dựng để tổ chức không gian đô thị và bố trí hệ thống kỹ thuật đạt hiệu quả cao về thẩm mỹ, về đầu tư và khai thác sử dụng;
- Tổ chức không gian đô thị trên mặt đất và dưới mặt đất phải được kết nối hợp lý;
- Quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng phải được xác định trên cơ sở các Điều kiện cụ thể của từng khu vực: mục tiêu quy hoạch; Điều kiện tự nhiên và hiện trạng; quỹ đất phát triển...; đảm bảo môi trường sống và làm việc thuận lợi cho người dân, nâng cao hiệu quả quỹ đất hướng tới phát triển bền vững;
- Ngoài các nhu cầu của bản thân khu vực quy hoạch, quy mô các khu chức năng đô thị phải tính đến việc đáp ứng nhu cầu của khách vãng lai và các khu vực lân cận cũng như toàn đô thị phù hợp với tính chất của khu vực quy hoạch đã được xác định trong cấu trúc chiến lược chung của toàn đô thị.
2.4. Quy hoạch các đơn vị ở
2.4.1. Yêu cầu đối với quy hoạch các đơn vị ở:
Quy hoạch các đơn vị ở phải đảm bảo cung cấp nhà ở và các dịch vụ thiết yếu hàng ngày (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông cơ sở, văn hoá thông tin, chợ, dịch vụ thương mại, thể dục thể thao, không gian dạo chơi, thư giãn...) của người dân trong bán kính đi bộ không lớn hơn 500m nhằm khuyến khích sử dụng giao thông công cộng và đi bộ.
Quy hoạch xây dựng mới các đơn vị ở cần đảm bảo đường giao thông từ cấp đường chính đô thị trở lên không chia cắt đơn vị ở.
Chỉ tiêu đất đơn vị ở trung bình của toàn đô thị phải được lựa chọn trên cơ sở dự báo về nhu cầu đối với các loại hình ở khác nhau trong đô thị, đảm bảo đáp ứng cho các đối tượng khác nhau trong đô thị và trên cơ sở giải pháp tổ chức không gian theo các cấu trúc chiến lược phát triển đô thị.
2.4.2. Các quy định về quy hoạch sử dụng đất đơn vị ở
Các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 phải xác định được vị trí, quy mô các khu chức năng. Các công trình công cộng dịch vụ đô thị phải đáp ứng được các quy định trong bảng 2.1, phù hợp với quy mô dân số trong khu vực thiết kế, đồng thời xem xét đến nhu cầu của các khu vực lân cận.
Quy mô dân số phải được dự báo phù hợp với các mô hình nhà ở và chỉ tiêu nhà ở, đất ở được lựa chọn. Hoặc ngược lại, với quỹ đất nhất định và mục tiêu bố trí dân cư, cần lựa chọn giải pháp quy hoạch và mô hình, chỉ tiêu nhà ở phù hợp.
Trong các nhóm nhà ở phải bố trí vườn hoa, sân chơi với bán kính phục vụ (tính theo đường tiếp cận thực tế gần nhất) không lớn hơn 300m.
Đối với nhóm nhà ở chung cư, diện tích đất ở là diện tích chiếm đất của các khối nhà chung cư với mật độ xây dựng tối đa như quy định trong bảng 2.7a (mật độ xây dựng thuần tối đa cho phép của nhóm nhà chung cư theo diện tích lô đất và chiều cao công trình).
Đối với nhóm nhà ở liên kế hoặc nhà ở riêng lẻ, diện tích đất ở là diện tích lô đất xây dựng nhà ở của các hộ gia đình.
Trong đơn vị ở có các loại hình nhà ở đa dạng, chỉ tiêu đất ở phải được tính toán cho từng loại hình nhà ở riêng biệt, chỉ tiêu các loại đất còn lại được tính là chỉ tiêu trung bình.
Các quy định về sử dụng đất đơn vị ở như sau:
- Diện tích đất đơn vị ở tối thiểu là 8m2/người. Chỉ tiêu đất đơn vị ở trung bình của tòan đô thị phải không lớn hơn 50m2/người. Trường hợp đặc biệt (đô thị du lịch, đô thị miền núi, đô thị có Điều kiện khí hậu đặc biệt, Điều kiện tự nhiên đặc biệt...) phải có luận cứ để lựa chọn chỉ tiêu thích hợp;
- Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tối thiểu phải đạt 2m2/người, trong đó đất cây xanh trong nhóm nhà ở tối thiểu phải đạt 1m2/người;
- Đất công trình giáo dục mầm non và phổ thông cơ sở tối thiểu phải đạt 2,7 m2/người.
Đất các khu vực sử dụng hỗn hợp (có thể gồm đất ở và đất sản xuất/kinh doanh), được quy đổi ra loại đất tương ứng theo tỷ lệ diện tích sàn sử dụng cho mỗi loại chức năng.
Đối với các khu ở phục vụ đối tượng có thu nhập thấp, các đối tượng nhà ở xã hội, chỉ tiêu quy hoạch sử dụng các loại đất trong đơn vị ở phải đạt tối thiểu 70% so với các quy định nêu trên, đồng thời, mặt cắt ngang đường giao thông nhỏ nhất (đường trong nhóm nhà ở) phải đảm bảo ≥ 4m.
Đối với các khu vực phục vụ cho các loại hộ đặc biệt (độc thân, ký túc xá...) cần Điều chỉnh các chỉ tiêu sử dụng đất cho phù hợp.
2.5. Quy hoạch hệ thống các công trình dịch vụ đô thị
2.5.1. Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức hệ thống các công trình dịch vụ đô thị
1) Các công trình dịch vụ đô thị phục vụ trong đơn vị ở (trường học, chợ…) cần đảm bảo bán kính phục vụ không quá 500m. Riêng đối với khu vực có địa hình phức tạp, bán kính phục vụ của các lọai công trình này không quá 1,0km.
2) Các công trình dịch vụ khác trong đô thị cần được quy hoạch phù hợp với cấu trúc đô thị, khai thác được vị trí và mối liên kết với các khu chức năng khác trong đô thị.
2.5.2. Các yêu cầu đối với quy hoạch hệ thống công trình dịch vụ đô thị:
Quy hoạch chung xây dựng đô thị cũng như quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 cần xác định cấu trúc quy hoạch các dịch vụ đô thị thiết yếu, gắn với các cấu trúc phát triển không gian đô thị. Trong đó, xác định được chỉ tiêu quy hoạch hệ thống công trình dịch vụ phù hợp với các quy định ở bảng 2.1, có xét đến nhu cầu của các khu vực lân cận, các đối tượng là khách vãng lai và nhu cầu phát triển theo các giai đoạn.
Bảng 2.1: Quy định tối thiểu đối với các công trình dịch vụ đô thị cơ bản
Loại công trình | Cấp quản lý | Chỉ tiêu sử dụng công trình tối thiểu | Chỉ tiêu sử dụng đất đai tối thiểu | ||
Đơn vị tính | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Chỉ tiêu | ||
1. Giáo dục | |||||
a. Trường mẫu giáo | Đơn vị ở | chỗ/1000người | 50 | m2/1 chỗ | 15 |
b. Trường tiểu học | Đơn vị ở | chỗ/1000người | 65 | m2/1 chỗ | 15 |
c. Trường trung học cơ sở | Đơn vị ở | chỗ/1000người | 55 | m2/1 chỗ | 15 |
d. Trường phổ thông trung học, dạy nghề | Đô thị | chỗ/1000người | 40 | m2/1 chỗ | 15 |
2. Y tế | |||||
a. Trạm y tế | Đơn vị ở | trạm/1000người | 1 | m2/trạm | 500 |
b. Phòng khám đa khoa | Đô thị | Công trình/đô thị | 1 | m2/trạm | 3.000 |
c. Bệnh viện đa khoa | Đô thị | giường/1000người | 4 | m2/giườngbệnh | 100 |
d. Nhà hộ sinh | Đô thị | giường/1000người | 0,5 | m2/giường | 30 |
3. Thể dục thể thao |
|
|
|
|
|
a. Sân luyện tập | Đơn vị ở | m2/người ha/công trình | 0,5 0,3 | ||
b. Sân thể thao cơ bản | Đô thị | m2/người ha/công trình | 0,6 1,0 | ||
c. Sân vận động | Đô thị | m2/người ha/công trình | 0,8 2,5 | ||
d. Trung tâm TDTT | Đô thị | m2/người ha/công trình | 0,8 3,0 | ||
4. Văn hoá |
|
|
|
|
|
a. Thư viện | Đô thị | ha/công trình | 0,5 | ||
b. Bảo tàng | Đô thị | ha/công trình | 1,0 | ||
c. Triển lãm | Đô thị | ha/công trình | 1,0 | ||
d. Nhà hát | Đô thị | số chỗ/ 1000người | 5 | ha/công trình | 1,0 |
e. Cung văn hoá | Đô thị | số chỗ/ 1000người | 8 | ha/công trình | 0,5 |
g. Rạp xiếc | Đô thị | số chỗ/ 1000người | 3 | ha/công trình | 0,7 |
h. Cung thiếu nhi | Đô thị | số chỗ/ 1000người | 2 | ha/công trình | 1,0 |
5. Chợ | Đơn vị ở Đô thị | công trình/đơn vị ở | 1 | ha/công trình | 0,2 0,8 |
................................
Thuộc tính văn bản: QCXDVN 01:2008/BXD
Số hiệu | QCXDVN 01:2008/BXD - |
Loại văn bản | Quy chuẩn |
Lĩnh vực, ngành | Xây dựng |
Nơi ban hành | Bộ Xây dựng |
Ngày ban hành | 03/04/2008 |
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Xây dựng được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Tải QCXDVN 01:2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam pdf
829,5 KB 06/02/2023 10:58:02 SA
Cơ quan ban hành: | Người ký: | ||
Số hiệu: | Lĩnh vực: | Đang cập nhật | |
Ngày ban hành: | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Loại văn bản: | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Tình trạng hiệu lực: |
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Bài liên quan
-
Thông tư 31/2017/TT-BTNMT
-
Trách nhiệm bồi thường của chủ chó khi chó cắn người
-
Hồ sơ dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giáo dục
-
Thông tư 21/2017/TT-BCT
-
Thời gian biểu trong Quân đội như thế nào? (cập nhật 2024)
-
Thông tư 06/2018/TT-BCT Hướng dẫn về biện pháp phòng vệ thương mại
-
Điều kiện kết nạp Đảng viên 2023
-
Quyết định 49/QĐ-BHXH 2023 dịch vụ công trực tuyến Đăng ký tham gia BHXH tự nguyện
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công