Cách viết nhật ký thi công công trình mới 2024
Cách viết nhật ký thi công
Nhật ký thi công xây dựng công trình do nhà thầu thi công xây dựng lập cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng. Để nắm được cách viết nhật ký thi công một cách chính xác và cụ thể, mời các bạn tham khảo Hướng dẫn cách ghi chép nhật ký thi công xây dựng công trình tuân thủ theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP chi tiết dưới đây.
1. Nhật ký thi công xây dựng công trình là gì?
Nhật ký thi công xây dựng công trình là hồ sơ quan trọng trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình. Hồ sơ này được lập, bảo quản, lưu trữ theo quy định của Pháp luật.
Việc ghi chép, lưu trữ Nhật ký thi công xây dựng công trình là áp dụng bắt buộc đối với mỗi nhà thầu thi công, được Pháp luật quy định tại phụ lục IIA Nghị định 06/2021/NĐ-CP của Bộ Xây dựng.
2. Nội dung Nhật ký thi công xây dựng theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, trong đó đảm bảo chất lượng ghi chép và sử dụng nhật ký thi công xây dựng với ý nghĩa là tài liệu gốc về thi công công trình, chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu, hướng dẫn một số ghi chép và mẫu nhật ký thi công xây dựng công trình của các Sở ban ngành chuyên môn như sau:
1. Về hình thức: Nhật ký thi công xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu theo hướng dẫn tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, được đóng thành quyển, đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư công trình.
2. Về nội dung: Nhật ký phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác phản ánh được diễn biến của quá trình thi công và giám sát thi công xây dựng; việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên.
Nội dung chủ yếu của Nhật ký thi công xây dựng bao gồm:
- Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan); số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thi công xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày trên công trường;
- Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lí trong quá trình thi công (nếu có);
- Các kiến nghị của nhà thầu, giám sát thi công xây dựng (nếu có);
- Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan.
Để viết nhật ký thi công xây dựng các bạn phải bám sát và nghiên cứ kỹ nội dung trong Nghị định 06/2021/NĐ-CP
3. Hướng dẫn cách viết nhật ký thi công theo Nghị định 06
Hướng dẫn cách ghi nhật ký thi công xây dựng công trình tuân thủ theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP
Bìa nhật ký:
Bìa của mẫu nhật ký thi công bao gồm các nội dung sau:
– Tên nhà thầu hoặc nhà thầu chính chịu trách nhiệm thi công xây dựng công trình;
– Tên dự án:…..;
– Số sổ:… / tổng số nhật ký thi công do nhà thầu lập;
– Tên công trình xây dựng;
– Địa điểm xây dựng dự án;
– Tên công ty là chủ đầu tư;
– Đơn vị thi công dự án;
– Nhật ký năm xây dựng;
Phần nội dung nhật kí
Cách ghi chép các nội dung thể hiện trong nhật ký thi công
- Diễn biến thời tiết:
Ghi chép căn cứ vào thực tế thời tiết. Chú ý ghi rõ những ngày mưa bão không thể thi công được, vì nó có thể ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Trường hợp chậm tiến độ do thời tiết, cần ghi càng chi tiết càng tốt.
- Số lượng thiết bị:
Ghi rõ loại máy thi công sẽ được sử dụng dựa trên biện pháp thi công đã được duyệt. Đối với dự án nhỏ và biện pháp thi công ít thay đổi, có thể tham khảo từ hồ sơ dự thầu.
Xác định số lượng máy móc tương ứng với khối lượng công việc dựa trên định mức để biết số lượng theo quy định. Số lượng này là số lượng tối thiểu cần được ghi trong nhật ký thi công để tránh việc bị cắt giảm hoặc giảm trừ khối lượng công việc sau này.
Lưu ý về loại máy và số lượng phải phù hợp với tiến độ huy động máy móc, thiết bị đã được phê duyệt và nghiệm thu trước khi sử dụng.
- Số lượng nhân lực:
Ghi chép dựa trên tình hình nhân lực thực tế của nhà thầu tại hiện trường.
Căn cứ vào biểu đồ nhân lực trong tiến độ thi công đã được phê duyệt.
Xác định số lượng nhân lực theo quy định dựa trên định mức. Số lượng này là số lượng tối thiểu cần được ghi trong nhật ký thi công. Thường số lượng nhân lực ghi trong nhật ký thi công thực tế sẽ lớn hơn định mức quy định.
- Các công việc thi công và nghiệm thu hàng ngày:
Ghi chép dựa trên thực tế thi công và nghiệm thu tại hiện trường, phù hợp với tiến độ thi công đã được duyệt. Luôn cập nhật theo thực tế với tiến độ thi công để tránh bị phạt về tiến độ không đáng có.
Cần hiểu rõ biện pháp thi công đã được phê duyệt, bao gồm diễn biến từng bước của công việc xây dựng. Dựa vào đó, có thể xác định thời gian thi công và nghiệm thu để ghi là bao lâu để viết cho chính xác, phù hợp.
- Mô tả chi tiết về các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lý trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có). Ghi chép dựa trên thực tế tại hiện trường, theo các biên bản hiện trường đã được xác nhận.
- Kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng và giám sát thi công xây dựng (nếu có). Ghi chép dựa trên thực tế của Dự án và ý kiến của các bên tham gia ký nhật ký thi công.
- Ghi chép ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan. Ghi chép dựa trên thực tế của Dự án và ý kiến của các bên tham gia ký nhật ký thi công.
- Thành phần ký nhật ký thi công: Mặc dù không có quy định cụ thể, tuy nhiên, theo thực tế, việc ký nhật ký thi công sẽ tuân thủ tương tự như thành phần ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng.
4. Quy định về ký thi công 2024
PHỤ LỤC IIA.
NHẬT KÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ)
1. Nhật ký thi công xây dựng công trình do nhà thầu thi công xây dựng lập cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng. Trường hợp có nhà thầu phụ tham gia thi công xây dựng thì tổng thầu hoặc nhà thầu chính thỏa thuận với nhà thầu phụ về trách nhiệm lập nhật ký thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.
2. Chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu thi công xây dựng về hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng làm cơ sở thực hiện trước khi thi công xây dựng công trình.
3. Nội dung nhật ký thi công xây dựng bao gồm các thông tin chủ yếu sau:
a) Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan); số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thi công xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày trên công trường;
b) Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lý trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có);
c) Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng (nếu có);
d) Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan.
4. Trường hợp chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình phát hành văn bản để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trên công trường thì các văn bản này được lưu giữ cùng với nhật ký thi công xây dựng công trình.
5. Mẫu nhật ký thi công theo Nghị định 06
6. Nhật ký thi công xây dựng đánh máy hay viết tay?
Nhiều người băn khoăn không rõ về hình thức ghi chép, lưu trữ nhật ký thi công xây dựng. Thì nhật ký thi công xây dựng dưới hình thức đánh máy hay viết tay đều hợp lệ.
Cụ thể, với hình thức viết tay các nhà thầu thường lập Nhật ký thi công xây dựng bằng cách ghi chép vào một cuốn sổ hoặc tạo form trên máy tính rồi in ra đóng quyển.
Cuốn sổ này được đóng giáp lai bởi nhà thầu và chủ đầu tư, nhằm tránh tình trạng thay thế, viết thêm, sửa chữa,...
Hàng ngày, đơn vị thi công sẽ ghi chép các nội dung theo quy định nêu trên vào Nhật ký thi công rồi trình tư vấn giám sát, tổng thầu (nếu có), chủ đầu tư (nếu có yêu cầu),... để ký xác nhận.
Ngày nay, việc áp dụng phần mềm nghiệm thu hoặc soạn Nhật ký thi công xây dựng trên máy tính, hàng ngày in ra trình các đơn vị có liên quan ký xác nhận rồi lưu như các văn bản thông thường khác. Hình thức này là hoàn toàn hợp lệ theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP của Bộ Xây dựng quy định:
Cụ thể trong Phụ lục IIa. Nhật ký thi công xây dựng công trình mục 2. có nói rõ:
“Chủ đầu tư thoả thuận với nhà thầu thi công xây dựng về hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng làm cơ sở thực hiện trước khi thi công xây dựng công trình.”
Mẫu nhật ký thi công xây dựng công trình - Phụ lục IIA Nghị định 06/2021 của Bộ Xây dựng
Tùy vào thực tế, các bạn có thể dùng mẫu nhật ký thi công công trình xây dựng đánh máy, xuất phần mềm hoặc viết tay sao cho hiệu quả tối ưu.
Mời các bạn tham khảo các bài viết liên quan biểu mẫu Xây dựng - Nhà đất:
- Chia sẻ:Trần Lan
- Ngày:
Cách viết nhật ký thi công công trình mới 2024
34,5 KB 21/10/2021 5:24:00 CHCách viết nhật ký thi công công trình (tệp PDF)
471,1 KB 11/01/2018 10:56:35 SA
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Đất đai - Nhà ở
San lấp đất nông nghiệp có bị xử phạt không?
Thủ tục cấp giấy phép xây dựng 2024
Đất nông nghiệp và phi nông nghiệp là gì 2024?
Mức xử phạt sang tên sổ đỏ không đăng ký biến động đất đai từ 4/10/2024
Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ giải quyết thế nào 2024?
Trường hợp nào không được cấp Sổ đỏ trong năm 2020?