Đất ODT là gì?

Đất ODT là gì? Hiện nay nhiều người thắc mắc về các ký hiệu viết tắt về đất đai, những kí hiệu này nhằm phân biệt những loại đất khác nhau vì mục đích khác nhau. Vậy đất ODT là đất gì? Đất ODT + CLN là đất gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

1. ODT là gì?

Qua tìm hiểu thì ODT là từ viết tắt ở cụm từ Ở đô thị. Nghĩa là đất đai ở khu vực đô thị.

2. Đất ODT là gì?

Đất ODT là đất ở đô thị, là một loại đất phi nông nghiệp.

Căn cứ theo khoản 1 điều 144 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

1. Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Có thể hiểu đất ở đô thị là đất xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống trong khu dân cư đô thị, đất này được quy hoạch, xây dựng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Đất ODT + CLN là gì?

Như giải thích ở trên thì đất ODT là đất ở đô thị. Còn đất CLN là đất cây lâu năm. Hai loại đất ODT và CLN là hai loại đất có mục đích sử dụng hoàn toàn khác nhau.

Đất ODT là gì?
Đất ODT là gì?

4. Các loại đất ODT gắn liền với cách sử dụng

Đất ODT theo quy định là một loại đất có mục đích là xây dựng đất ở nên tùy vào mục đích sử dụng thì đất ODT được phân loại thành những nhóm đất cụ thể, còn theo quy định pháp luật thì đất ODT là một loại đất không có phân loại chi tiết hơn:

  • Đất ODT để xây dựng nhà ở đô thị;
  • Đất ODT dùng để xây dựng những hạng mục công trình phục vụ cuộc sống;
  • Đất ODT dùng để làm hồ, ao, vườn,… thuộc cùng một mảnh đất gắn liền với nhà ở;
  • Đất ODT được chuyển đổi mục đích sử dụng sang loại hình đất đai khác theo đúng quy hoạch;
  • Đất ODT được mua bán, chuyển nhượng, trao đổi theo quy định của pháp luật.

5. Tổng hợp các ý hiệu đất đai

- LUC: Đất chuyên trồng lúa nước.

- LUK: Đất trồng lúa nước còn lại.

- LUN: Đất trồng lúa nương.

- BHK: Đất bằng trồng cây hàng năm khác.

- NHK: Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.

- CLN: Đất trồng cây lâu năm.

- RSX: Đất rừng sản xuất.

- RPH: Đất rừng phòng hộ.

- RDD: Đất rừng đặc dụng.

- NTS: Đất nuôi trồng thủy sản.

- LMU: Đất làm muối.

- NKH: Đất nông nghiệp khác.

- TSC: Đất xây dựng trụ sở cơ quan.

- DTS: Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp.

- DVH: Đất xây dựng cơ sở văn hóa.

- DYT: Đất xây dựng cơ sở y tế.

- DGD: Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo.

- DTT: Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao.

- DKH: Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ.

- DXH: Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội.

- DNG: Đất xây dựng cơ sở ngoại giao.

- DSK: Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác.

- CQP: Đất quốc phòng.

- CAN: Đất an ninh.

- SKK: Đất khu công nghiệp.

- SKN: Đất cụm công nghiệp.

- SKT: Đất khu chế xuất.

- TMD: Đất thương mại, dịch vụ.

- SKC: Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

- SKS: Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản.

- SKX: Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

- DGT: Đất giao thông.

- DTL: Đất thủy lợi.

- DDT: Đất có di tích lịch sử - văn hóa.

- DDL: Đất có danh lam thắng cảnh.

- DSH: Đất sinh hoạt cộng đồng.

- DKV: Đất khu vui chơi, giải trí công cộng.

- DNL: Đất công trình năng lượng.

- DBV: Đất công trình bưu chính, viễn thông.

- DCH: Đất chợ.

- DRA: Đất bãi thải, xử lý chất thải.

- DCK: Đất công trình công cộng khác.

- TON: Đất cơ sở tôn giáo.

- TIN: Đất cơ sở tín ngưỡng.

- NTD: Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng.

- SON: Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối.

- MNC: Đất có mặt nước chuyên dùng.

- PNK: Đất phi nông nghiệp khác.

- BCS: Đất bằng chưa sử dụng.

- DCS: Đất đồi núi chưa sử dụng.

- NCS: Núi đá không có rừng cây.

6. Đất ODT có lên thổ cư được không?

Theo như tìm hiểu thì đất ODT là đất ở đô thị là đất ở. Theo quy định điều 144 Luật đất đai quy định:

Điều 144. Đất ở tại đô thị

1. Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.

3. Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương

5. Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.

Như vậy có thể đất ODT đã là đất thổ cư mới mục đấy xây dựng nhà ở cho công dân nên không phải chuyển đổi sang đất thổ cư nữa. Trường hợp có nhu cầu chuyển đổi sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, đất kinh doanh thì được chuyển đổi mục đích phù hợp với quy hoạch và mục đích sử dụng đất.

7. Đất ODT có được xây nhà không?

Theo như quy định trên thì chắc chắn đất ODT là loại đất dành cho mục đích xây nhà ở là chính vì đây là đất phi nông nghiệp, đất thổ cư.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Đất ODT là gì? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Đất đai, nhà ở liên quan.

Đánh giá bài viết
1 1.150
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm