Hàng xóm lấn chiếm đất xử lý thế nào 2024?

Việc lấn chiếm đất đai này càng gia tăng khi diện tích ngày càng bị thu hẹp. Dân số đông và lòng tham tăng dẫn đến những việc không ai mong muốn. Vậy, Hoatieu.vn sẽ chia sẻ đến bạn bài viết: Hàng xóm lấn chiếm đất xử lý thế nào 2024? để bạn hiểu rõ hơn nhé.

1. Hàng xóm lấn đất đã làm nhà có đòi được không?

Mỗi người đều có quyền bình đẳng và được pháp luật bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hành vi lấn chiếm đất đai của người khác và làm nhà trên diện tích đất lấn chiếm đó có đòi lại được nếu bạn chứng minh được diện tích đất đó đã ghi rõ trong sổ đỏ của nhà bạn.

Khi đó, bạn hãy báo với chính quyền địa phương để được kịp thời giải quyết sau khi thương lượng với họ không thành công. Ngoài ra, bạn có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Việc bạn bị lấn chiếm đất đai mà có căn cứ pháp luật thì sẽ được pháp luật bảo vệ nên bạn hoàn toàn yên tâm về quyền giành lại đất của mình. Tuy nhiên nếu không thể thoả thuận thì việc giành lại đất đai sẽ mất khá nhiều thời gian của đôi bên.

Nhà hàng xóm lấn đất giải quyết thế nào?

2. Bị hàng xóm lấn đất thì phải làm thế nào?

Để bảo vệ quyền lợi của mình thì gia đình bạn phải chứng minh được diện tích đất của gia đình mình, bạn cần phải xem lại cả sổ đỏ đứng tên bà bạn và sổ đỏ đứng tên ba bạn để chứng minh được diện tích đất trên 2 cuốn sổ kia đã bị lấn chiếm như thế nào, Sau đó, gia đình bạn có thể làm đơn đề nghị địa chính xã tiến hành đo đạc lại diện tích của hàng xóm gia đình nhà bạn, diện tích đất của nhà bạn. Sau khi đo đạc lại, nếu phát hiện đất của gia đình bị nhà hàng xóm lấn chiếm thì bạn có thể thương lượng với hàng xóm để trả lại diện tích bị lấn chiếm.

Nếu không thể thương lượng thì gia đình bạn có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã để hòa giải. Nếu tranh chấp đất đai giữa gia đình bạn và gia đình hàng xóm đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì theo Điều 203 Luật đất đai sẽ được giải quyết như sau:

“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành”.

Trường hợp không chứng minh được diện tích đất của gia đình mình bị lấn chiếm thì gia đình bạn không có căn cứ yêu cầu.

3. Hàng xóm lấn đất có sổ đỏ, đòi được không?

Khi bị hàng xóm lấn đất và đã làm sổ đỏ. Bạn có 2 cách để đòi lại quyền sử dụng đất đối với phần đất bị lấn chiếm đó là: khiếu nại hoặc khởi kiện đối với cơ quan chính quyền địa phương nơi đã cấp cuốn sổ đỏ đó.

  • Khiếu nại: Thời hạn khiếu nại là 90 ngày tính từ ngày bạn biết về cuốn sổ đó. Bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên UBND cấp Quận/Huyện nơi đã cấp cuốn sổ đỏ đó.
  • Khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện sẽ là 1 năm kể từ thời điểm bạn biết đến sự tồn tại của cuốn sổ đỏ đó. Bạn sẽ phải gửi hồ sơ khởi kiện lên TAND cấp Tỉnh/Thành phố.

Hồ sơ khởi kiện bao gồm: Đơn khởi kiện; Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của bạn đối với phần đất bị lấn chiếm và được cấp sổ đỏ sai phép; Các giấy tờ chứng minh việc bên kia đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất lấn chiếm.

4. Trách nhiệm pháp lý của người có hành vi lấn chiếm đất đai

- Người có hành vi lấn chiếm đất đai sẽ bị xử phạt hành chính. Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định tại điều 14 thì người có hành vi lấn chiếm đất đai sẽ có biện pháp khắc phục hậu quả đó và xử phạt với mức vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng tuỳ thuộc vào mức độ và loại đất bị lấn chiếm.

- Ngoài ra theo quy định tại điều 228 Bộ luật hình sự thì người có hành vi lấn chiếm đất đai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định sử dụng đất đai.

Điều 228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ví dụ Anh Hải có hành vi lần chiếm đất đai nhà anh Khải bên cạnh với diện tích lấn chiếm là 0,1 hécta thì theo quyết định của Toà án anh Hải phải bồi thường cho anh Khải với số tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Nhưng nếu sau khi bồi thường mà anh Hải vẫn tái phạm thì có thể bị xử lý theo quy định luật hình sự.

Như vậy sau khi người có hành vi vi phạm lấn chiếm đất đai đã từng bị xử phạt hành chính mà vẫn không chấp hành thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự về tội như trên. Vì vậy những người có hành vi lấn chiếm đất đai sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Lấn chiếm đất đai bị xử phạt thế nào, Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 82
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm