Giải quyết tranh chấp lối đi chung 2024

Lối đi chung dường như là vấn đề nhức nhối khiến xảy ra nhiều cuộc cãi vã, thậm chí ẩu đả. Do quá trình mua bán đất, diện tích đất trên sổ đỏ và biến động số đo ở trên thực tế chênh lệch dẫn đến việc tranh chấp lối đi xảy ra. Vậy, giải quyết tranh chấp lối đi thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

1. Định nghĩa lối đi chung là gì?

Lối đi chung được hiểu là những phần diện tích đất chung được nhiều gia đình, cá nhân sử dụng để di chuyển chung.

Quyền về lối đi chung căn cứ theo quy định tại Điều 254 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Như vậy, quyền về lối đi chung được pháp luật quy định cho chủ sở hữu không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì những chủ bất động sản liền kề phải có nghĩa vụ tạo lối đi cho hộ không đủ lối đi.

2. Trình tự giải quyết tranh chấp lối đi chung 2024

Bước 1: Khi có tranh chấp về lối đi chung, trước hết cần phải tự thương lượng và hào giải với nhau để tìm cách giải quyết hợp lý.

Bước 2: Nếu không hòa giải được thì gửi đơn yêu cầu hòa giải lên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

Bước 3: Nếu hòa giải không thành, chuẩn bị hồ sơ chứng minh quyền sử dụng đất, hình ảnh lối đi và làm đơn khởi kiện.

Bước 4: Gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi có đất đang tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp lối đi chung

3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung 2024

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền được quy định như sau:

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

Như vậy, khi xảy ra tranh chấp về lối đi chung thì Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ đứng ra giải quyết. Bên cạnh đó thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định như sau:

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Do đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có lối đi chung có tranh chấp.

4. Xác định tình trạng pháp lý của lối đi bị tranh chấp

Để xác định tình trạng pháp lý của lối đi bị tranh chấp, mọi người cần kiểm tra các thông tin như sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  • Kiểm tra quy hoạch
  • Sơ đồ thửa đất

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai, Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 177
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm