Nghị quyết 52/NQ-CP phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
Nghị quyết 52/NQ-CP phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
Nghị quyết 52/NQ-CP năm 2016 thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số, nâng cao dân trí góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/6/2016.
Quyết định 402/QĐ-TTg Phát triển đội ngũ cán bộ, công, viên chức người dân tộc thiểu số
Quyết định 1756/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân
CHÍNH PHỦ ---------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 52/NQ-CP | Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2016 |
NGHỊ QUYẾT
ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;
Trên cơ sở ý kiến của các Thành viên Chính phủ,
QUYẾT NGHỊ:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
Phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số là một trong 3 khâu đột phá chiến lược của đất nước. Với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ những năm qua nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số đã có bước phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo vùng dân tộc và miền núi. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, bên cạnh những thành tựu đạt được, nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số còn bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém: Lao động dân tộc thiểu số chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chủ yếu là lao động giản đơn và chưa qua đào tạo; nhận thức, kỹ năng sống, khả năng thích ứng môi trường mới còn hạn chế; tác phong và kỷ luật lao động của nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập; số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số chưa theo kịp sự phát triển và yêu cầu thực tiễn.
Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số là do đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở miền núi, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, vùng thường xảy ra thiên tai, tỷ lệ hộ nghèo cao, khả năng tiếp cận với với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo còn nhiều hạn chế, tồn tại nhiều thủ tục lạc hậu. Các chính sách trực tiếp và gián tiếp liên quan đến phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa đủ nguồn lực để phát triển.
Để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số, nâng cao dân trí góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, Chính phủ đã thảo luận và quyết nghị về việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:
II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU
1. Mục tiêu:
Nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số về thể lực, trí lực và tác phong, kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp, cơ cấu hợp lý, trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số có nguồn nhân lực còn hạn chế để từng bước thu hẹp Khoảng cách với trình độ chung của quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, nhu cầu thị trường lao động hiện tại và tương lai; xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ người dân tộc thiểu số và lao động trực tiếp có chất lượng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu:
a) Nâng cao thể lực:
- Tăng cường sức khỏe người dân tộc thiểu số: Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi người dân tộc thiểu số đến 2020 xuống 25‰, năm 2030 là 14‰; trong đó, ở 02 vùng trọng Điểm miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, 16 dân tộc có dân số dưới 10.000 người và một số dân tộc: Kháng, Gia Rai, Ba Na, Mông, Thái, Khmer, Raglai, XTiêng, Khơ Mú, Co, Giẻ Triêng (sau đây gọi tắt là nhóm dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp) tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi năm 2020 tối đa là 26‰ và 2030 là 15‰. Phấn đấu đến năm 2020 nâng tuổi thọ bình quân của người dân tộc thiểu số lên 73 tuổi, năm 2030 Khoảng 75 tuổi gần với tuổi thọ bình quân quốc gia;
- Nâng thể trạng, tầm vóc của người dân tộc thiểu số: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi đến năm 2020 còn 29% và 2030 xuống 19%; trong đó ở nhóm dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi năm 2020 tối đa là 30% và năm 2030 còn 20%.
b) Phát triển trí lực
- Đến năm 2020, có ít nhất 25% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 75% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi bậc tiểu học là 97%, trung học cơ sở 93% và 50% người trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi gần với mức bình quân của cả nước ở tất cả các cấp học;
- Phấn đấu đến năm 2020, số sinh viên người dân tộc thiểu số (đại học, cao đẳng) đạt từ 130 đến 150 sinh viên/vạn dân (người dân tộc thiểu số), nhóm dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực rất thấp đạt tối thiểu 130 sinh viên/vạn dân; năm 2030 đạt từ 200 - 250 sinh viên/vạn dân;
- Đào tạo sau đại học cho người dân tộc thiểu số, phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ Khoảng 0,4%, năm 2030 là 0,7% trong tổng số lao động dân tộc thiểu số đã qua đào tạo, ưu tiên các dân tộc chưa có người ở trình độ sau đại học;
- Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được đào tạo các chương trình giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020 đạt trên 30%, nhóm dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp đạt tối thiểu 25%; phấn đấu năm 2030 tỷ lệ tương ứng là 50% và trên 45%.
c) Nâng cao kiến thức xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng lao động và thông tin thị trường:
- Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, có khả năng hội nhập quốc tế cho học sinh người dân tộc thiểu số;
- Đến năm 2020, phấn đấu có 50%, năm 2030 đạt 70% số lao động người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi được cung cấp thông tin thị trường lao động, việc làm.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
a) Mở rộng các trường phổ thông dân tộc bán trú ở các huyện nghèo; tổ chức liên thông trung học cơ sở và trung học phổ thông tại trường dân tộc nội trú cấp huyện; củng cố, mở rộng các trường (khoa) dự bị đại học, nâng cao chất lượng đào tạo hệ dự bị đại học cho học sinh dân tộc thiểu số để bảo đảm chất lượng đào tạo đại học người dân tộc thiểu số; phát triển đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số; tăng cường đầu tư các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường, Điểm trường có nhiều học sinh phổ thông dân tộc bán trú, học sinh các dân tộc rất ít người theo học;
b) Nâng mức học bổng học sinh dân tộc nội trú và định mức hỗ trợ học sinh bán trú phù hợp với Điều kiện thực tế và khả năng cân đối của Ngân sách nhà nước;
c) Người dân tộc thiểu số trong nhóm dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp học cao học, nghiên cứu sinh được miễn học phí, giáo trình, tài liệu học tập và hỗ trợ tiền ăn, ở hàng tháng (trong thời gian học thực tế) bằng mức lương cơ sở.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Nghị quyết 52/NQ-CP phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
145 KB 19/06/2016 8:22:00 CHTải Nghị quyết 52/NQ-CP định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Tải Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT file doc, pdf về hướng dẫn vị trí việc làm công chức chuyên ngành NN&PTNT
-
Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư hướng dẫn Điều 52 Luật Việc làm
-
Tải Thông tư 05/2023/TT-BTNMT file doc, pdf
-
Chế độ của bí thư chi đoàn tại trường tiểu học
-
Nghị định 75/2024/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng
-
Bảng lương dành cho viên chức áp dụng từ 01/7/2024
-
Nghị định 88/2018/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng
-
Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
-
Thông tư 208/2017/TT-BQP về chuyển xếp lương sĩ quan, công nhân, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ chuyên nghiệp
-
Đối tượng nào được tăng lương nhiều nhất 2023
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lao động - Tiền lương
7 thay đổi người lao động cần biết từ 01/01/2018
04 loại lương tối thiểu áp dụng trong năm 2017
Danh mục mã ngạch lương công chức viên chức mới nhất 2024
Tăng lương, phụ cấp, chế độ khác cho cán bộ, công chức từ 01/7/2017
Thông tư liên tịch số 23/2011/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn thực hiện chuyển ngạch và xếp lương đối với viên chức trợ giúp pháp lý
Thông tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác