Quyết định 1756/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân

Tải về

Phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân

Quyết định 1756/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân phát triển, tăng cường năng lực nguồn nhân lực quản lý nhà nước, nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu triển khai hiệu quả, an toàn, an ninh Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và chương trình phát triển điện hạt nhân.

Thông tư 14/2015/TT-BTP hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Tư pháp

Nghị định hướng dẫn thi hành luật xử lý vi phạm hành chính số 81/2013/NĐ-CP

Thông tư 52/2015/TT-BGTVT về mẫu trang phục mới thanh tra ngành giao thông vận tải

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1756/QĐ-TTgHà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT ĐẾN NĂM 2020 PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị quyết số 41/2009/NQ-QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận;

Căn cứ Quyết định số 01/2006/QĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020";

Căn cứ Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020";

Căn cứ Quyết định số 2241/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Kế hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân giai đoạn đến năm 2020";

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý nhà nước, nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật đến năm 2020 phục vụ phát triển điện hạt nhân" (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển, tăng cường năng lực nguồn nhân lực quản lý nhà nước, nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu triển khai hiệu quả, an toàn, an ninh Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và chương trình phát triển điện hạt nhân.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phát triển năng lực của các nhóm chuyên môn/công việc về quản lý nhà nước phục vụ phát triển điện hạt nhân với tổng số 400 người, trong đó 50 người có năng lực chủ trì các nhóm chuyên môn/công việc, 100 người có năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và 250 người được trang bị kiến thức, kỹ năng cơ sở cần thiết cho các chuyên môn/công việc.

b) Phát triển năng lực của các nhóm chuyên môn/công việc về nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển điện hạt nhân với tổng số 1400 người, trong đó 50 người có năng lực chủ trì các nhóm chuyên môn/công việc, 400 người có năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và 950 người được trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ sở chuyên ngành.

II. NỘI DUNG

1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

a) Đối với nhân lực quản lý nhà nước

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho nhân lực quản lý nhà nước bao gồm:

- Các nội dung về phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế;

- Thẩm định, đánh giá an toàn; cấp phép xây dựng, cấp phép vận hành; thanh tra an toàn, quản lý chất lượng, quản lý môi trường và thanh sát hạt nhân;

- Công nghệ, an toàn lò phản ứng, nhà máy điện hạt nhân và các lĩnh vực kỹ thuật liên quan; các nội dung quản lý và kỹ thuật cần thiết về thiết kế, chế tạo, xây dựng, vận hành, quản lý chất thải phóng xạ nhà máy điện hạt nhân.

b) Đối với nhân lực nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho nhân lực nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật bao gồm:

- Khoa học và công nghệ hạt nhân, các lĩnh vực kỹ thuật về thiết kế, chế tạo, xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân;

- An toàn bức xạ, an toàn hạt nhân; chu trình nhiên liệu hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ; ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

2. Hình thức và quy mô đào tạo, bồi dưỡng

Tổ chức bồi dưỡng, thực tập ngắn hạn (dưới 3 tháng) và dài hạn (4-12 tháng) ở trong và ngoài nước ở các trình độ cơ sở, nâng cao và chuyên sâu cho nhân lực quản lý nhà nước, nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật:

a) Đối với nhân lực quản lý nhà nước

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ở trình độ cơ sở và nâng cao cho 900 lượt người theo hình thức ngắn hạn và dài hạn ở trong nước;

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ở trình độ nâng cao cho 200 lượt người theo hình thức ngắn hạn ở nước ngoài;
- Tổ chức bồi dưỡng, thực tập chuyên sâu dài hạn ở nước ngoài cho 40 lượt người.

b) Đối với nhân lực nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ở trình độ cơ sở và nâng cao cho 1700 lượt người theo hình thức ngắn hạn ở trong nước; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ở trình độ cơ sở về kỹ thuật hạt nhân và các kỹ thuật liên quan cho 450 lượt người theo hình thức dài hạn ở trong nước;

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ở trình độ nâng cao cho 370 lượt người theo hình thức ngắn hạn ở nước ngoài;

- Tổ chức bồi dưỡng, thực tập chuyên sâu dài hạn ở nước ngoài cho 60 lượt người.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện các giải pháp sau đây:

1. Rà soát, sắp xếp, bổ sung nguồn nhân lực bảo đảm số lượng và cơ cấu chuyên môn phù hợp cho các cơ quan quản lý nhà nước, nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển điện hạt nhân để cử đi bồi dưỡng, thực tập hàng năm.

2. Hoàn thiện cơ chế đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp yêu cầu đặc thù phục vụ phát triển điện hạt nhân.

3. Xây dựng hệ thống chương trình, tài liệu, cơ sở dữ liệu; tăng cường trang thiết bị, phương tiện giảng dạy, bao gồm thiết bị mô phỏng nhà máy điện hạt nhân, các chương trình tính toán, hệ thống công nghệ thông tin và các trang thiết bị cần thiết khác phục vụ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho phát triển điện hạt nhân.

4. Đẩy mạnh và mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước có nền khoa học và công nghiệp hạt nhân phát triển nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng cường trao đổi chuyên gia, kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị.

Đánh giá bài viết
1 95
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm