Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH về hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số khi sinh con

Tải về

Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH về hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số khi sinh con

Liên Bộ Y tế, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH quy định chi tiết Nghị định số 39/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Thông tư liên tịch có hiệu lực từ ngày 30/5/2016 và chính sách hỗ trợ theo Thông tư này được thực hiện từ ngày 15/6/2015.

BỘ Y TẾ - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2016/TTTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2016

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT NGHỊ ĐỊNH SỐ 39/2015/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 4 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO PHỤ NỮ THUỘC HỘ NGHÈO LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ KHI SINH CON ĐÚNG CHÍNH SÁCH DÂN SỐ

Căn cứ Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế; Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính; Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số (sau đây gọi chung là Nghị định số 39/2015/NĐ-CP).

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi kinh phí hỗ trợ; nguồn kinh phí; lập dự toán, phân bổ, quyết toán ngân sách nhà nước; chế độ báo cáo; trách nhiệm của các cơ quan thực hiện chính sách hỗ trợ một lần cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số.

Điều 2. Đối tượng được hỗ trợ

Đối tượng được hỗ trợ quy định tại Điều 1 của Nghị định số 39/2015/NĐ-CP. Mỗi đối tượng chỉ được nhận chính sách hỗ trợ một lần.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Dân tộc thiểu số là dân tộc được quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc.

2. Hộ nghèo là hộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 và Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

3. Người cư trú tại đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn là người có Hộ khẩu thường trú, Sổ tạm trú tại xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.

4. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2015, khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

5. Thân nhân trực tiếp của đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ bao gồm: Chồng, con đẻ, con nuôi, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng hoặc người nuôi dưỡng của đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Hồ sơ xét hưởng chính sách hỗ trợ

1. Tờ khai đề nghị hỗ trợ kinh phí sinh con đúng chính sách dân số của đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Thân nhân trực tiếp của đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ thực hiện kê khai trong trường hợp đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ đã chết hoặc không biết chữ, sức khỏe yếu, không tự khai được.

2. Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu một số giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng hỗ trợ theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số 39/2015/NĐ-CP, bao gồm:

a) Giấy đăng ký kết hôn đối với đối tượng hưởng chính sách là người dân tộc Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số.

b) Kết luận của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương đối với trường hợp sinh con thứ ba nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền;

Điều 5. Trình tự, thủ tục đề nghị cấp kinh phí cho đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ

1. Đối tượng hưởng chính sách hoặc người thân trực tiếp của đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ (sau đây gọi là người đứng tên Tờ khai) lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đứng tên Tờ khai bổ sung, hoàn thiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này. Trường hợp không bổ sung, hoàn thiện được hồ sơ ngay tại thời điểm đó thì người tiếp nhận phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện gửi người đứng tên Tờ khai. Khi nhận được yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, người đứng tên Tờ khai phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và gửi ngay về cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

3. Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ. Trường hợp giấy tờ là bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu người đứng tên Tờ khai nộp bản sao có chứng thực. Trường hợp giấy tờ là bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu.

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã xác minh các tiêu chí áp dụng cho đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ; ban hành quyết định hỗ trợ kinh phí theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này; thông báo và thực hiện cấp kinh phí hỗ trợ cho đối tượng hưởng chính sách.

Trường hợp hồ sơ không bảo đảm điều kiện hỗ trợ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản thông báo cho người đứng tên Tờ khai.

Đánh giá bài viết
1 2.231
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm