Thông tư liên tịch 92/2016/TTLT-BTC-NHNN hướng dẫn việc phát hành tín phiếu kho bạc

Tải về

Thông tư liên tịch 92/2016/TTLT-BTC-NHNN - Hướng dẫn việc phát hành tín phiếu kho bạc

Thông tư liên tịch 92/2016/TTLT-BTC-NHNN hướng dẫn việc phát hành tín phiếu kho bạc có hiệu lực từ ngày 15/08/2016. Thông tư này áp dụng đối với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước.

Thông tư 39/2016/TT-BTC về kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước

Thông tư 40/2016/TT-BTC Quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Thông tư 84/2016/TT-BTC hướng dẫn thủ tục thu nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế và thu nội địa

BỘ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 92/2016/TTLT-BTC-NHNN Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2016

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN VIỆC PHÁT HÀNH TÍN PHIẾU KHO BẠC QUA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2009;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn chi tiết về việc phát hành tín phiếu kho bạc theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 5/1/2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương (sau đây gọi tắt là Nghị định số 01/2011/NĐ-CP), bao gồm:

1. Phát hành tín phiếu kho bạc theo phương thức đấu thầu qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước).

2. Phát hành tín phiếu kho bạc trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước.

Điều 3. Giải thích thuật ngữ

Ngoài các thuật ngữ đã được giải thích tại Nghị định số 01/2011/NĐ-CP, trong Thông tư này, các thuật ngữ được hiểu như sau:

1. "Tín phiếu kho bạc" (sau đây gọi tắt là tín phiếu) là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn không vượt quá 52 tuần và đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam.

2. "Tín phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu" là tín phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành theo phương thức đấu thầu qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

3. "Tín phiếu phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước" là tín phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4. "Tín phiếu phát hành lần đầu" là loại tín phiếu mới, được phát hành lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp.

5. "Tín phiếu phát hành bổ sung" là tín phiếu được phát hành bổ sung cho một mã tín phiếu đang lưu hành và có cùng ngày đáo hạn với tín phiếu đang lưu hành.

6. "Đấu thầu cạnh tranh lãi suất" là việc các thành viên tham gia đấu thầu tín phiếu đưa ra các mức lãi suất dự thầu của mình để chủ thể phát hành lựa chọn mức lãi suất trúng thầu.

7. "Đấu thầu không cạnh tranh lãi suất" là việc các thành viên tham gia đấu thầu không đưa ra mức lãi suất dự thầu mà đăng ký mua tín phiếu theo mức lãi suất trúng thầu được xác định theo kết quả đấu thầu cạnh tranh lãi suất.

8. "Đấu thầu đơn giá" là phương thức xác định kết quả đấu thầu mà theo đó, mức lãi suất phát hành tín phiếu là mức lãi suất trúng thầu cao nhất và được áp dụng chung cho các thành viên trúng thầu.

9. "Đấu thầu đa giá" là phương thức xác định kết quả đấu thầu mà theo đó, mức lãi suất phát hành tín phiếu đối với mỗi thành viên trúng thầu đúng bằng mức lãi suất dự thầu của thành viên đó.

10. "Ngày tổ chức phát hành tín phiếu" là ngày tổ chức đấu thầu tín phiếu đối với tín phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

11. "Ngày phát hành tín phiếu" là ngày thanh toán tiền mua tín phiếu.

12. "Ngày thanh toán tiền mua tín phiếu" là ngày người mua tín phiếu thanh toán tiền mua tín phiếu cho chủ thể phát hành.

13. "Ngày đăng ký cuối cùng của tín phiếu" là ngày Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam xác định danh sách chủ sở hữu tín phiếu để thanh toán tín phiếu.

14. "Kỳ hạn còn lại của tín phiếu" là thời gian còn lại thực tế tính từ ngày phát hành bổ sung tín phiếu đến ngày tín phiếu đáo hạn.

Điều 4. Chủ thể phát hành

1. Chủ thể phát hành tín phiếu là Bộ Tài chính.

2. Bộ Tài chính ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước tổ chức phát hành tín phiếu theo quy định tại Thông tư này.

Điều 5. Điều khoản và điều kiện tín phiếu

Điều khoản và điều kiện tín phiếu thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP và các quy định sau:

1. Kỳ hạn tín phiếu

a) Tín phiếu có các kỳ hạn chuẩn là 13 tuần, 26 tuần và 52 tuần;

b) Bộ Tài chính quy định việc phát hành các kỳ hạn chuẩn khác của tín phiếu trong trường hợp cần thiết nhưng không vượt quá 52 tuần;

c) Căn cứ quy định tại điểm a, điểm b Khoản này và mục tiêu quản lý ngân quỹ, Kho bạc Nhà nước quy định các kỳ hạn cụ thể của tín phiếu cho từng đợt phát hành.

2. Mệnh giá tín phiếu

Tín phiếu có mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng. Các mệnh giá khác là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng.

3. Phương thức phát hành tín phiếu

a) Đấu thầu qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;

b) Phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Hình thức tín phiếu

a) Tín phiếu được phát hành theo hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử;

b) Kho bạc Nhà nước thông báo cụ thể về hình thức phát hành tín phiếu trong thông báo đấu thầu.

5. Phát hành và thanh toán tín phiếu

Tín phiếu được phát hành thấp hơn mệnh giá và được thanh toán một lần bằng mệnh giá vào ngày tín phiếu đến hạn.

6. Phát hành bổ sung tín phiếu

Kho bạc Nhà nước quyết định việc phát hành bổ sung tín phiếu nhằm đảm bảo thanh khoản cho thị trường.

Điều 6. Lãi suất phát hành tín phiếu

1. Đối với tín phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính quy định khung lãi suất phát hành tín phiếu trong từng thời kỳ hoặc từng phiên phát hành. Căn cứ vào khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định, Kho bạc Nhà nước lựa chọn và quyết định lãi suất phát hành tín phiếu đối với từng phiên đấu thầu.

2. Đối với tín phiếu phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước, lãi suất phát hành tín phiếu là lãi suất thỏa thuận giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.

Đánh giá bài viết
1 183
Thông tư liên tịch 92/2016/TTLT-BTC-NHNN hướng dẫn việc phát hành tín phiếu kho bạc
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm