Mức xử phạt thắp hương, đốt vàng mã không đúng quy định tại lễ hội 2024

Tục lệ đốt vàng mã đã có từ lâu và vẫn tiếp tục duy trì đến ngày nay. Pháp luật đã có quy định về hành vi thắp hương hay đốt vàng mã không đúng quy định. Vậy mức xử phạt hành chính về đốt vàng mã không đúng nơi quy định bị xử phạt như thế nào? Người đốt vàng mã gây hỏa hoạn sẽ bị xử phạt ra sao? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây của Hoatieu.vn

1. Đốt vàng mã là gì?

Đốt vàng mã là một tập tục truyền thống của nhân dân ta. Dưới góc nhìn của các nhà quản lý văn hóa, đốt vàng mã được xem là một trong những phần nghi thức tôn giáo tín ngưỡng, thể hiện sự giao tiếp của con người đối với thế giới siêu nhiên. Từ các lễ hội truyền thống cho đến nghi lễ cá nhân, gia đình, đều có hình thức giao tiếp này và đều được thực hiện với một thái độ trang trọng, thành kính, hiểu biết về lễ thức tiến hành. Vấn đề là người dân cần hiểu biết về nghi lễ này, tránh bùng nổ thái quá và được gắn cho những ý nghĩa mới, sai lệch với ý nghĩa ban đầu. Còn nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng đốt vàng mã có gốc tích từ tục chia của cho người đã khuất. Lúc đầu, người ta chia cho người đã khuất những của cải thật, sau đó thay bằng các biểu trưng.

Mức phạt hành vi thắp hương, đốt vàng mã không đúng quy định

2. Thắp hương, đốt vàng mã không đúng quy định bị xử phạt thế nào?

Căn cứ theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì hành vi thắp hương, đốt vàng mã không đúng quy định tại lễ hội bị xử phạt như sau:

Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;

b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;

c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;

b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;

c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;

d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;

đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ảnh của người tham gia lễ hội.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;

b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam;

b) Ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;

b) Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;

c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;

d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm d khoản 7 Điều này;

b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Như vậy, trường hợp thắp hương hay đốt vàng mã không đúng quy định thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc xử phạt vi phạm hành chính từ 200.000 đồng - 500.000 đồng tùy vào mức độ và thái độ vi phạm.

3. Đốt vàng mã gây hỏa hoạn sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tục lệ đốt vàng mã cũng như việc thắp hương và thờ cúng gia tiên đã là một truyền thống văn hóa từ lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, đã có nhiều vụ hỏa hoạn do đốt vàng mã xảy ra. Vậy người đốt vàng mã gây hỏa hoạn sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay, pháp luật về phòng cháy chữa cháy chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt khi đốt vàng mã gây hỏa hoạn, tuy nhiên đã có điều luật quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ...

Tại điểm c khoản 3b điều 5 Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2013 cũng quy định: "Cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy".

=> Như vậy, chúng ta cần căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi đốt vàng mã gây hỏa hoạn để xác định mức xử phạt phù hợp với người vi phạm, từ các mức phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng khi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định.

- Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình:

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng.

- Vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ:

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng.
  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm nếu làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
  • Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm nếu làm chết 03 người trở lên

- Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản:

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm nếu vô ý gậy thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  • Phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Căn cứ pháp lý:

Trên đây là ý kiến tư vấn của Hoatieu.vn. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác như:

Đánh giá bài viết
2 227
0 Bình luận
Sắp xếp theo