Quy định về dạy thêm học thêm 2024
Quy định về dạy thêm học thêm 2024. Dạy thêm - học thêm là vấn đề muôn thuở với giáo viên và học sinh. Việc dạy thêm, học thêm này phải tuân theo quy định của pháp luật. Vậy luật pháp quy định việc dạy thêm, học thêm như thế nào, phải đảm bảo yêu cầu gì, trường hợp nào không được dạy thêm học thêm? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.
Quy định về dạy thêm, học thêm 2024
- 1. Giáo viên có được dạy thêm 2024?
- 2. Quy định về dạy thêm, học thêm 2024 mới nhất?
- 3. Thế nào là dạy thêm, học thêm?
- 4. Nguyên tắc dạy thêm, học thêm 2024
- 5. Các trường hợp không được dạy thêm 2024
- 6. Dạy thêm online có bị cấm không?
- 7. Quy định xử phạt về dạy thêm, học thêm hiện nay
- 8. Tổ chức dạy thêm, học thêm 2024
- 9. Thu và quản lý tiền học thêm
- 10. Yêu cầu đối với người dạy thêm
1. Giáo viên có được dạy thêm 2024?
Tại Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư năm 2016 đã bỏ Dịch vụ tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ra khỏi Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật này, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/9/2019 công bố hết hiệu lực các Điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm. Cụ thể nội dung các Điều như sau:
- Tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường;
- Yêu cầu đối với người dạy thêm;
- Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm;
- Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
- Hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm;
- Trình tự, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
- Thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm.
=> Như vậy, Bộ GD&ĐT đã gỡ bỏ hiệu lực của việc dạy học thêm ngoài nhà trường, kể từ năm 2019 chỉ cho phép giáo viên được tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
2. Quy định về dạy thêm, học thêm 2024 mới nhất?
Hiện nay, các quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, yêu cầu về người dạy thêm, người tổ chức dạy thêm, về những thủ tục giấy phép dạy thêm,... đã hết hiệu lực. Cá nhân, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm căn cứ theo Điều 5 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT như sau:
Điều 5. Tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường
1. Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.
2. Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh.
3. Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
4. Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên dạy thêm, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khoá biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh.
Pháp luật chỉ quy định về tổ chức về dạy thêm, học thêm trong nhà trường, điều này không có nghĩa pháp luật cấm học thêm, dạy thêm ngoài nhà trường bởi không có quy định nào về vấn đề này. Hơn nữa, căn cứ vào tình hình dạy học trên trường không đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các học sinh, nhiều phụ huynh than phiền vì học lực con yếu, kiến thức không vững nên cần phải đi học thêm mới có thể theo kịp chương trình học và chương trình thi, do đó không thể cấm việc học thêm và dạy thêm.
Tuy nhiên, việc học thêm dạy thêm cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật để hạn chế tình trạng tiêu cực như các trung tâm, lớp học dạy thêm chất lượng kém mở ra tràn lan thu hút học sinh phụ huynh đăng ký nhằm thu lợi nhuận, tình trạng bắt buộc học sinh phải đi học thêm sau giờ tan trường, học sinh phải học thêm kín cả tuần, không có thời gian nghỉ ngơi.
Vấn đề học thêm, dạy thêm trong nhà trường cần tuân thủ các bước như sau:
+ Về phía học sinh: Khi học sinh có nguyện vọng học thêm tại trường học thì phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường và được sự đồng ý của cha mẹ phụ huynh.
+ Về phía nhà trường: Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh. Nhà trường xem xét duyệt đơn xin dạy thêm của giáo viên nếu giáo viên đó đáp ứng về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
+ Về phía giáo viên: Giáo viên có nhu cầu dạy thêm cũng phải viết đơn xin dạy thêm và cam kết hoàn thành nhiệm vụ và các quy định về dạy thêm.
3. Thế nào là dạy thêm, học thêm?
Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.
Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 điều này tổ chức.
4. Nguyên tắc dạy thêm, học thêm 2024
Tại Khoản 3 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT đã quy định các nguyên tắc dạy thêm, học thêm như sau:
- Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
- Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
- Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
- Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
- Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
5. Các trường hợp không được dạy thêm 2024
Căn cứ tai Khoản 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT đã quy định rõ về 4 trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm như sau:
- Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
- Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
- Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
+ Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
6. Dạy thêm online có bị cấm không?
Theo như quy định tại Mục 5 thì pháp luật hiện hành không đề cập đến việc cấm dạy thêm online. Như vậy, việc tổ chức dạy thêm online không bị cấm.
Ngày nay, khi mà thời đại công nghệ bùng nổ, đặc biệt là sau thời điểm bùng phát đại dịch COVID-19, việc tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến diễn ra vô cùng sôi nổi. Hơn nữa việc tổ chức quản lý dạy thêm online cũng rất khó thực hiện, đây có thể được coi như là một trong những nguyên nhân học thêm, tổ chức dạy thêm online không bị cấm.
Tuy nhiên, để đảm bảo việc dạy thêm online không vi phạm quy định cấm của pháp luật thì người dạy thêm, cơ sở tổ chức dạy thêm phải đảm bảo công khai minh bạch các giấy tờ cần có theo quy định.
7. Quy định xử phạt về dạy thêm, học thêm hiện nay
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 138/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, việc tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về dạy thêm theo các mức phạt sau đây:
- Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định;
- Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng đối tượng;
- Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép;
- Từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.
Ngoài ra, tại Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 127/2021/NĐ-CP) quy định về hình thức xử phạt trong lĩnh vực giáo dục như sau:
- Hình thức xử phạt chính:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
- Trục xuất;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn.
8. Tổ chức dạy thêm, học thêm 2024
8.1. Tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường
Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.
Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh.
Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên dạy thêm, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khoá biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh.
8.2. Tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
Luật sửa đổi Luật Đầu tư năm 2016 bỏ hoạt động dạy thêm, học thêm ra khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường tại Thông tư 17 đã hết hiệu lực.
Hoatieu.vn sẽ cập nhật thông tin khi có quy định mới được ban hành.
9. Thu và quản lý tiền học thêm
Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường:
a) Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm;
b) Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường;
c) Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.
Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:
a) Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm.
b) Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm.
10. Yêu cầu đối với người dạy thêm
Yêu cầu đối với người dạy thêm theo Thông tư 17 đã hết hiệu lực, tuy nhiên khi giáo viên dạy thêm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của nhà giáo như sau:
Người dạy thêm phải đạt đủ điều kiện của nhà giáo theo quy định tại điều 67 Luật Giáo dục 2019:
- Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
- Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
- Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
- Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
Trên đây là các quy định của Bộ giáo dục đào tạo về quy định dạy thêm, để nắm thêm thông tin chi tiết các bạn có thể tham khảo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Như vậy, Hoatieu.vn đã cung cấp Quy định về dạy thêm học thêm năm 2024. Các thầy cô có thể tham khảo các quy định này để việc dạy thêm trở nên hợp pháp.
Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động - tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Các loại sổ sách giáo viên phải làm năm 2024
6 hành vi giáo viên không được làm để tránh bị kỷ luật
Phụ cấp kiêm nhiệm của giáo viên 2024 theo quy định mới từ 1/7/2024
Quy định mới nhất về số tiết dự giờ của giáo viên
Những điểm mới về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non và phổ thông công lập
Những chế độ đặc biệt dành cho giáo viên thể dục
Giáo viên được kiêm nhiệm bao nhiêu chức danh theo quy định 2024
Giáo viên kiêm nhiệm là gì? Giáo viên được kiêm nhiệm bao nhiêu chức danh?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Phổ biến Pháp luật
Quyền hạn của hiệu trưởng, giáo viên khi thực hiện dân chủ trong hoạt động giáo dục
Chỉ bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên khi áp dụng chế độ tiền lương mới
Các vị trí công chức, viên chức phải định kỳ chuyển đổi công tác 2024
Thời hạn sở hữu nhà chung cư là gì?
Điểm liệt tốt nghiệp 2024
Biểu mẫu về giao dịch liên kết mới năm 2024