Toàn bộ quy định cần biết về BHYT năm 2024
Với việc tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), người dân sẽ được hỗ trợ thanh toán chi phí khi đi khám, chữa bệnh. Đây là một giải pháp tối ưu giúp người dân giảm bớt gánh nặng kinh tế nếu không may bị ốm đau, tai nạn. Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ tổng hợp và giới thiệu đến bạn đọc toàn bộ quy định cần biết về BHYT năm 2024 - Những thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ 1-7-2024. Mời các bạn cùng tham khảo.
Quy định về BHYT người dân nên biết
- 1. Luật bảo hiểm y tế mới nhất 2024
- 2. Có bắt buộc tham gia BHYT năm 2024 không?
- 3. Đối tượng bắt buộc tham gia BHYT 2024
- 4. Ai được tham gia BHYT miễn phí?
- 5. Thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình, học sinh - sinh viên
- 6. Thay đổi mức đóng BHYT, mức hưởng chi phí khám chữa bệnh
- 7. Thêm đối tượng được hỗ trợ tiền đóng BHYT
- 8. Đăng ký tham gia BHYT ở đâu?
- 9. Thủ tục tham gia BHYT thực hiện thế nào?
- 10. Mức hưởng bảo hiểm y tế mới nhất
- 11. Thủ tục khám, chữa bệnh hưởng BHYT
- 12. Các trường hợp tham gia nhưng không được thanh toán BHYT?
- 13. BHYT được tích hợp trên Căn cước công dân
1. Luật bảo hiểm y tế mới nhất 2024
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHYT năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014)
Theo đó, BHYT do Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn... thực hiện công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Luật Bảo hiểm y tế mới nhất (đang áp dụng năm 2024) là Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 năm 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi các Luật sau:
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 sửa đổi năm 2013.
- Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13
- Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 năm 2015.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018.
- Luật cư trú số 68/2020/QH14 năm 2020.
- Văn bản hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế (Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH năm 2020)
2. Có bắt buộc tham gia BHYT năm 2024 không?
Như định nghĩa về BHYT được chỉ ra ở trên, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật BHYT hiện hành. Do đó, việc tham gia BHYT chỉ bắt buộc với một số đối tượng nhất định, chứ không bắt buộc mọi người dân đều phải tham gia.
Tuy nhiên, đây là một chế độ có lợi cho mọi người dân khi tham gia nếu không may bị ốm đau, bệnh tật nên mọi người dân dù không thuộc đối tượng bắt buộc cũng nên tham gia. Mặt khác, các địa phương cũng tăng cường tuyên truyền và đưa ra các chính sách hỗ trợ riêng đối với các đối tượng tham gia nhằm hướng tới thực hiện BHYT toàn dân.
3. Đối tượng bắt buộc tham gia BHYT 2024
Theo Luật Bảo hiểm y tết mới nhất, có 5 nhóm đối tượng bắt buộc tham gia BHYT, cụ thể:
Nhóm 1: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
Nhóm 2: Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng
Nhóm 3: Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng.
Nhóm 4: Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Nhóm 5: Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng (1), (2), (3), (4).
(Căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014)
4. Ai được tham gia BHYT miễn phí?
Căn cứ Nghị định 70/2015/NĐ-CP, Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Nghị định 79/2020/NĐ-CP, những đối tượng sau sẽ được tham gia BHYT miễn phí:
- Nhóm đối tượng tham gia BHYT do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
Có thể kể đến: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng,…
- Nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng
Có thể kể đến: Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu; cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng…
- Nhóm đối tượng do người sử dụng lao động đóng
Có thể kể đến: Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146,…
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết này.
- Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo đóng BHYT.
5. Thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình, học sinh - sinh viên
Từ ngày 1-7 thực hiện cải cách tiền lương. Do đó, từ thời điểm này sẽ có hướng dẫn mới về mức đóng cũng như mức hưởng BHYT hộ gia đình, học sinh - sinh viên.
Cụ thể, mức đóng BHYT hộ gia đình theo tháng như sau:
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Đối với học sinh, sinh viên mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh sinh viên tự đóng 70%).
6. Thay đổi mức đóng BHYT, mức hưởng chi phí khám chữa bệnh
Hiện nay, mức đóng BHYT được tính theo mức lương cơ sở; người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh mà chi phí khám chữa bệnh với chi phí thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì được BHYT trả 100% chi phí khám chữa bệnh theo quy định.
Mức lương cơ sở đang áp dụng tại thời điểm này là 1,8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 104/2023/QH15, Quốc hội đã chính thức thông qua thời điểm thực hiện cải cách tiền lương, bãi bỏ chế độ tiền lương tính theo mức lương cơ sở từ ngày 1-7.
Như vậy, kể từ thời điểm này, mức đóng BHYT và mức hưởng chi phí khám chữa bệnh có thể sẽ bị ảnh hưởng theo sự thay đổi của lương cơ sở.
7. Thêm đối tượng được hỗ trợ tiền đóng BHYT
Khoản 2, Điều 32, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, có hiệu lực từ 1/7/2024 đã bổ sung người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT.
Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng tiền hỗ trợ tiền đóng BHYT và BHXH tự nguyện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Đồng thời, điều 24 Luật này đưa ra thêm thông tin: Khi người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ đã tham BHYT và đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thì được chi trả chế độ từ quỹ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Người chưa tham gia BHYT mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
8. Đăng ký tham gia BHYT ở đâu?
Theo Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người dân tham gia BHYT cần đến các địa điểm sau:
- Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHYT theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng: Kê khai hồ sơ và nộp cho đơn vị nơi đang làm việc.
- Người tham gia do tổ chức BHXH đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho Uỷ ban nhân dân (UBND) xã hoặc cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH).
- Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã.
- Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng: Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH.
+ Học sinh, sinh viên: Nộp hồ sơ cho nhà trường.
- Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH.
9. Thủ tục tham gia BHYT thực hiện thế nào?
Cũng theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, người dân khi tham gia BHYT cần thực hiện các thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Người hiến bộ phận cơ thể: Có thêm Giấy ra viện;
- Trường hợp người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền
Địa điểm nộp hồ sơ: Người tham gia BHYT nộp hồ sơ tại các địa điểm được nêu trên.
Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường phải hoàn thiện hồ sơ và gửi cho cơ quan BHXH.
Trừ các đối tượng được tham gia miễn phí, những người còn lại đều phải đóng theo mức của đối tượng mà mình tham gia.
Bước 3: Nhận thẻ BHYT
Người dân nhận thẻ BHYT tại nơi mình đã nộp hồ sơ.
Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ với trường hợp cấp mới.
10. Mức hưởng bảo hiểm y tế mới nhất
* Mức hưởng BHYT đúng tuyến
Theo khoản 1 Điều 22 Luật BHYT hiện hành, người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng với mức:
- 100% chi phí khám, chữa bệnh: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
- 95% chi phí khám, chữa bệnh: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
- 80% chi phí khám, chữa bệnh: Đối tượng khác.
* Mức hưởng BHYT trái tuyến
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Luật này, trường hợp người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng khi đi khám đúng tuyến theo tỷ lệ sau đây:
+ Bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
+ Bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;
+ Bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám, chữa bệnh.
11. Thủ tục khám, chữa bệnh hưởng BHYT
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, tùy từng trường hợp mà người dân khi đi khám, chữa bệnh BHYT cần thực hiện theo thủ tục sau:
- Trường hợp thông thường: Phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh còn giá trị sử dụng; trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì xuất trình thêm giấy tờ chứng minh nhân thân.
- Trẻ em dưới 6 tuổi:
+ Xuất trình thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng (nếu đã có);
+ Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ BHYT thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh;
+ Trường hợp trẻ phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì trưởng cơ sở khám, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán chi phí bảo hiểm y tế.
- Người đang trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ: Xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
- Trường hợp chuyển tuyến điều trị: Phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến.
- Khám lại theo yêu cầu điều trị: Phải có giấy hẹn khám lại.
- Đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung: Phải xuất trình thêm các giấy tờ: Giấy công tác hoặc quyết định cử đi học hoặc thẻ học sinh, sinh viên,…
- Trường hợp cấp cứu: Phải xuất trình các giấy tờ như trường hợp khám, chữa bệnh thông thường trước khi ra viện.
12. Các trường hợp tham gia nhưng không được thanh toán BHYT?
Căn cứ Điều 23 Luật BHYT 2008, sửa đổi bổ sung 2014, dù tham tham BHYT nhưng người dân sẽ không được Qũy BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong 12 trường hợp sau:
- Các chi phí khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con, vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật đã được ngân sách Nhà nước chi trả;
- Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng;
- Khám sức khỏe;
- Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị;
- Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ;
- Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ;
- Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 06 tuổi;
- Sử dụng chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng;
- Khám chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa;
- Khám chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác;
- Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần;
- Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
13. BHYT được tích hợp trên Căn cước công dân
Theo quy định tại điều 22, Luật Căn cước, thông tin thẻ BHYT sẽ được tích hợp theo đề nghị của công dân vào thẻ căn cước cấp từ ngày 1-7. Người dân được tích hợp thông tin thẻ BHYT vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Việc sử dụng thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác. Như vậy, người dân khi đi khám chữa bệnh sẽ không cần đến thẻ BHYT bằng giấy hay sử dụng ứng dụng VssID như hiện nay mà chỉ cần mang thẻ CCCD có gắn chip.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tuấn Anh
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Đinh Thanh HoaThích · Phản hồi · 0 · 01/07/22
- Nguyễn Thị Hải YếnThích · Phản hồi · 0 · 01/07/22
- Bùi Văn HòaThích · Phản hồi · 0 · 01/07/22
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Phổ biến Pháp luật
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì? Đánh giá thế nào?
Quy chế coi thi THPT quốc gia 2024
Trúng tuyển tạm thời, thí sinh cam kết phải xếp nguyện vọng 1 có ảnh hưởng quyền lợi?
Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu tối đa?
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp 2022
Ý nghĩa 12 chữ số trên thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử