Hiệu trưởng, hiệu phó có được dạy thêm?

Hiệu trưởng, hiệu phó có được dạy thêm không? Các quy định về dạy thêm, học thêm hiện nay được quy định như thế nào? Hoatieu.vn mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.

Quy định về dạy thêm đối với hiệu trưởng, hiệu phó

1. Hiệu trưởng, hiệu phó có được dạy thêm?

=> Hiện nay không có quy định pháp luật cụ thể về việc cấm Hiệu trưởng, hiệu phó dạy thêm. Đặc biệt cần lưu ý một số trường hợp không được tổ chức dạy thêm theo quy định.

Việc dạy thêm, quản lý dạy thêm được thực hiện theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó tại Điều 4 Thông tư này quy định như sau:

Điều 4. Các trường hợp không được dạy thêm

1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;

b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.”

Như vậy, hiện không có quy định rõ ràng việc cấm dạy thêm đối với cán bộ giữ chức danh quản lý, Hiệu trưởng sẽ không được tổ chức dạy thêm đối với các trường hợp quy định pháp luật cấm gồm:

  • Học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
  • Học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
  • Dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
  • Giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Mức phạt với trường hợp giáo viên tự ý tổ chức dạy thêm

Mức phạt với trường hợp giáo viên tự ý tổ chức dạy thêm tại nhà được quy định tại Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, tùy vào mức độ vi phạm và chức vụ của giáo viên thì mức độ xử lý kỷ luật sẽ khác nhau:

Điều 15. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức

1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Buộc thôi việc.

2. Áp dụng đối với viên chức quản lý

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Cách chức.

d) Buộc thôi việc.

Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

Theo đó, giáo viên sẽ không được tổ chức dạy thêm, học thêm tại nhà, giáo viên cần lưu ý để tránh bị xử lý kỷ luật nếu vi phạm.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 559
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm