Tặng quà Tết thầy cô có bị coi là đưa hối lộ?

Thời điểm Tết là những lúc việc thể hiện tình cảm, lòng biết ơn đối với những người có chức vụ, quyền hạn để thể hiện sự mến mộ ngày càng nhiều. Vậy, Tặng quà Tết thầy cô có bị coi là đưa hối lộ? Bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Tuy vậy nhưng cũng không ít trường hợp lợi dụng những dịp lễ, tế để thực hiện việc biếu quà với hình thức trong sạch nhưng thực chất là ẩn giấu mục đích nhằm nhờ vả hoặc mục đích nhằm có lợi cho bản thân.

1. Biếu quà Tết từ bao nhiêu bị coi là hối lộ?

Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự 2015 thì Tội đưa hối lộ được quy định như sau:

Điều 364. Tội đưa hối lộ

1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Như vậy, hành vi biếu sếp quà tết từ 2.000.000 đồng trở lên được coi là hối lộ và bị xử lý theo quy định của pháp luật với mức hình phạt tương ứng với số tiền và cách biếu từ phạt cải tạo không giam giữ từ 3 năm đến phạt tù 20 năm... Mặc dù vậy, nếu biếu quà dưới 2.000.000 đồng nhưng bạn là cán bộ, công, viên chức mà biếu quà cấp trên thì vẫn có thể bị xử lý kỷ luật.

Bởi vì để bảo vệ sự liêm khiết và đạo đức của cán bộ, viên chức, công chức thì tuyệt đối không nên nhận quà từ người khác.

Tặng quà tết thầy cô có bị coi là hối lộ?

2. Quy định tặng quà Tết giáo viên

Hiện nay chúng ta chưa có quy định cụ thể nào về việc tặng quà Tết giáo viên. Việc tặng quà, biếu tết cho người có chức vụ, quyền hạn là hành vi có thể được coi là hối lộ. Giáo viên là một chứ danh viên chức nên thuộc đối tượng người có chức vụ quyền hạn.

Theo quy định tại điều 27 Nghị định 59/2019/NĐ-CP có những tài sản như sau được coi là hành vi tham nhũng, hối lộ là tiền, giấy tờ có giá trị, hiện vật, dịch vụ thăm quan, y tế, giáo dục, thực tập bồi dưỡng, động vật, thực vật, thực phẩm tươi sống, khó bảo quản.

Do vậy, chỉ nên thể hiện tình cảm với những món quà nhỏ nhắn đối với những giáo viên chăm sóc và dạy dỗ con mình chứ không nên biếu, tặng quà tết, đặc biệt ở mức trên 2.000.000 đồng.

Và giáo viên cũng không nên nhận quà bởi vì lý do tặng quà có thể vì nhiều lý do và những lý do đó có thể được thay đổi theo suy nghĩ của từng người. Dù giáo viên được nhận món quà nhỏ mang ý nghĩa là lời tri ân đến nhà giáo nhưng khi người khác nhìn vào có thể sẽ có những ý nghĩ rằng món quà đó là không trong sạch và có mục đích. Việc từ chối nhận quà là cần thiết để bảo vệ danh dự nghề giáo.

3. Hiệu trưởng có bị cấm nhận quà Tết?

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 59/2019/NĐ-CP thì việc nhận quà tặng được quy định như sau:

Điều 25. Quy định về việc nhận quà tặng

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.

Do vậy, hiệu trưởng không được nhận quà tết, nếu không từ chối được thì phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên để tốt nhất thì hiệu trưởng không nên nhận quà vì nếu khi nhận quà dù có miễn cưỡng nhưng không thông báo đơn vị nhằm xử lý món quà đó cũng bị coi là hành vi vi phạm pháp luật của hiệu trưởng.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Thủ tục nhận hàng, quà biếu của người thân từ nước ngoài, Đưa, nhân hối lộ xử phạt thế nào từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 254
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm