Những điều hiệu trưởng không được làm 2024
Những điều hiệu trưởng không được làm 2024 là gì? Hiệu trưởng mầm non, THCS, THPT không được làm gì?
Hiệu trưởng là người đứng đầu, quản lý, điều hành hoạt động của các trường, có vị trí giống như "ông vua nhỏ". Tuy nhiên pháp luật vẫn quy định những việc hiệu trưởng không được làm.
Những việc hiệu trưởng không được làm
- 1. Những điều hiệu trưởng không được làm
- 2. Hiệu trưởng mầm non không được làm gì?
- 3. Hiệu trưởng trường Tiểu học không được làm gì?
- 4. Hiệu trưởng THCS, THPT không được làm gì?
- 5. Giáo viên có được từ chối phân công của hiệu trưởng?
- 6. Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ mấy ngày?
- 7. Hiệu trưởng có quyền kỷ luật giáo viên không?
- 8. Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên thôi việc?
1. Những điều hiệu trưởng không được làm
- Hiệu trưởng trước hết cũng là một giáo viên, phải tuân thủ đạo đức nghề giáo, không được làm những việc sau đây theo quy định tại điều 6 Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT:
- Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
- Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
- Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
- Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
- Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
- Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
- Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
- Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
- Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như : cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.
- Bên cạnh đó, hiệu trưởng không được làm những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Luật Giáo dục 2019, gồm:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
- Xuyên tạc nội dung giáo dục.
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
- Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
- Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
- Lợi dụng hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội.
- Lợi dụng hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi.
- Truyền bá tôn giáo, tiến hành các lễ nghi tôn giáo trong cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân
Như vậy đối với một hiệu trưởng của một ngôi trường cần nghiêm chỉnh về tư cách, đạo đức và trình độ. Hiệu trưởng là bộ mặt của cả một đơn vị, khi hiệu trưởng không liêm chính thì cả ngôi trường gần như bị điều tiếng. Hơn nữa hiệu trưởng là một vị trí quản lý giáo viên nên cần gương mẫu trước giáo viên cũng như học sinh của mình. Bởi nghề giáo là một nghề nghiệp yêu cầu về đạo đức cao trong sự nghiệp dạy học sinh trưởng thành trở thành một con người có ích cho xã hội.
Bên cạnh đó hiệu trưởng là vị trí quản lý đưa ra những điều lệ trong ngôi trường nên cũng cần hiểu được tầm quan trọng của vị trí mà mình nắm giữ sẽ ảnh hưởng đến những mầm non của đất nước. Cần có sự công bằng, văn minh và minh bạch trong những mối quan hệ tại ngôi trường mà mình đang quản lý. Bởi vì có nhiều vụ việc về hiệu trưởng đã lạm dụng, lợi dụng chức vụ của mình để làm việc bất chính không đúng đạo đức và lương tâm nghề giáo.
Vậy nên với chức danh hiệu trưởng luôn cần những yêu cầu nghiêm ngặt để một người có thể đứng lên quản lý một ngôi trường.
2. Hiệu trưởng mầm non không được làm gì?
Bên cạnh những điều cấm quy định tại mục 1 bài này, hiệu trưởng trường mầm non không được làm những hành vi sau theo quy định tại điều 31 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định:
1. Hành vi, ứng xử của giáo viên, nhân viên thực hiện theo quy định của ngành giáo dục và của pháp luật. Giáo viên, nhân viên không được làm những điều sau:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;
b) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;
c) Xuyên tạc nội dung giáo dục;
d) Bỏ giờ, bỏ buổi dạy; tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
đ) Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
e) Hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Như vậy hiệu trưởng trường mầm non không được có những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em, đồng nghiệp; cắt xén chương trình dạy học và nuôi dưỡng trẻ; sử dụng những chất kích thích; đối xử không công bằng với trẻ và xuyên tạc nội dung giáo dục.
3. Hiệu trưởng trường Tiểu học không được làm gì?
Bên cạnh những điều cấm quy định tại mục 1 bài này, hiệu trưởng trường tiểu học không được thực hiện những hành vi sau theo quy định tại điều 31 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT
- Không xuyên tạc nội dung giáo dục, dạy sai nội dung kiến thức.
- Không gian lận trong kiểm tra đánh giá, cố ý đánh giá sai kết quả giáo dục của học sinh.
- Không ép buộc học sinh học thêm vì mục đích vật chất.
- Không bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén nội dung giáo dục.
- Không xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác; không hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
4. Hiệu trưởng THCS, THPT không được làm gì?
Bên cạnh những điều cấm quy định tại mục 1 bài này, hiệu trưởng trường THCS, THPT không được thực hiện những hành vi sau theo quy định tại điều 31 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT:
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
- Gian lận trong kiểm tra, thi, tuyển sinh; gian lận trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục.
- Xuyên tạc nội dung dạy học, giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, sai với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.
- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
- Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục.
- Cản trở, gây khó khăn trong việc hỗ trợ, phục vụ công tác dạy học, giáo dục học sinh và các công việc khác.
5. Giáo viên có được từ chối phân công của hiệu trưởng?
Trong một số trường hợp, giáo viên được từ chối phân công của hiệu trưởng. Để biết đó là trường hợp nào, mời các bạn tham khảo bài: Giáo viên có được từ chối phân công của Hiệu trưởng không?
6. Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ mấy ngày?
Thẩm quyền xét duyệt cho giáo viên nghỉ thuộc về hiệu trưởng
Để biết thêm chi tiết, mời các bạn tham khảo bài: Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ mấy ngày?
7. Hiệu trưởng có quyền kỷ luật giáo viên không?
Hiệu trưởng có quyền áp dụng hình thức xử phạt kỷ luật đối với giáo viên không? Hình thức kỷ luật là hình thức xử phạt "nặng" đối với viên chức
Để biết thẩm quyền xử lý kỷ luật giáo viên, mời các bạn tham khảo bài Hiệu trưởng có quyền kỷ luật giáo viên không?
8. Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên thôi việc?
Căn cứ theo quy định pháp luật tại khoản 3 điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định:
3. Thủ tục giải quyết thôi việc:
a) Trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.
b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì đồng thời phải giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định.
Khi có giáo viên mong muốn nghỉ việc thì hiệu trưởng là người đứng đầu cơ quan sự nghiệp công lập đó có quyền cho giáo viên thôi việc. Vậy nên khi có mong muốn không làm công việc đó nữa thì giáo viên phải làm đơn gửi hiệu trưởng để xem xét.
Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp Những điều hiệu trưởng không được làm. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Cán bộ công chức, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27