Các mối quan hệ thân thích bị cấm theo Luật doanh nghiệp
Các trường hợp quan hệ thân thích bị cấm trong doanh nghiệp
Các trường hợp quan hệ thân thích bị cấm trong doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014. Vậy trường hợp nào, mối quan hệ nào không được Luật doanh nghiệp cho phép, HoaTieu.vn mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.
Cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp
Hướng dẫn về hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
1. Người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp
Vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý tại doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được làm đại diện theo ủy quyền tại công ty khác.
(Căn cứ pháp lý: Điểm c Khoản 5 Điều 15 Luật doanh nghiệp 2014)
2. Đối với chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc trong công ty TNHH
Tại công ty con của công ty có phần vốn góp của Nhà nước trên 50% vốn điều lệ thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.
(Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 65 Luật doanh nghiệp 2014)
3. Thành viên của Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước
Vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty không được làm thành viên trong Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước.
(Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 92 Luật doanh nghiệp 2014)
3. Đối với Giám đốc, Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước
Nếu rơi vào các trường hợp sau, cá nhân sẽ không được làm Giám đốc, Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước:
- Vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu.
- Vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng thành.
- Vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty.
- Vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Kiểm soát viên công ty.
(Điều 100 Luật doanh nghiệp 2014)
4. Đối với Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước
Vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của đối tượng sau đây thì không được làm Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước:
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty;
- Thành viên Hội đồng thành viên của công ty;
- Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty;
- Kiểm soát viên khác của công ty.
(Khoản 3 Điều 103 Luật doanh nghiệp 2014)
5. Đối với thành viên hội đồng quản trị trong công ty cổ phần
Đối với công ty cổ phần là công ty con do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì:
- Vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty không được làm thành viên Hội đồng quản trị;
- Người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ không được làm thành viên Hội đồng quản trị.
(Điểm d Khoản 1 Điều 151 Luật doanh nghiệp 2014)
6. Đối với thành viên Hội đồng quản trị mà 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị thì thành viên độc lập phải là:
- Không phải là người có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty;
- Không phải người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty.
(Điểm c Khoản 2 Điều 151 Luật doanh nghiệp 2014)
7. Đối với Kiểm soát viên của Công ty cổ phần:
Vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác không được làm Kiểm soát viên.
(Điểm b Khoản 1 Điều 164 Luật doanh nghiệp 2014)
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Quy trình tạm ứng và thanh toán 2024
-
Lương Net, lương Gross là gì? Cái nào có lợi hơn
-
Ví dụ về thị trường?
-
Quy trình thanh tra của Kiểm toán nhà nước 2024 mới nhất
-
Thuế điện tử eTax 2.8.1 mới nhất
-
Đăng ký hoạt động khuyến mại năm 2023 được thực hiện như thế nào?
-
Trình tự thủ tục thành lập trung tâm tiếng Anh năm 2024
-
Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào?
-
Chủ tịch công ty có được kiêm giám đốc?
-
Mức đóng kinh phí công đoàn mới nhất 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp có mấy loại công ty 2024?
Phân biệt vốn lưu động và vốn cố định 2024
Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?
Hướng dẫn xây dựng quy chế nội bộ cho doanh nghiệp
Trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư 2021
Tự in chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân