Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào?

Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào? Kinh doanh là một hoạt động tự do trong đời sống của công dân được pháp luật công nhận, nhưng trong quá trình kinh doanh công dân phải thực nghĩa vụ với cơ quan nhà nước. Đồng thời không được kinh doanh những mặt hàng bị nghiêm cấm.

1. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào?

  1. Trợ giá cho vùng khó khăn
  2. Kiểm soát ngân sách quốc gia
  3. Bảo vệ quốc phòng, an ninh
  4. Đồng loạt nâng cấp sản phẩm

Đáp án đúng là C. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ Bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Vì việc tiến hành kinh doanh được thực hiện tự do nhưng nghĩa vụ của công dân là bảo vệ quốc phòng, an ninh là phải thực hiện thường xuyên. Nghĩa vụ bảo vệ quốc phòng, an ninh là nghĩa vụ liên quan đến tổ quốc mà mọi công dân phải thực hiện mọi lúc, mọi nơi.

Những đáp án còn lại không đúng bởi vì:

  • A. Việc trợ giá cho khu vực khó khăn là điều không thể ép buộc công dân trong hoạt động kinh doanh. Điều này tuỳ thuộc và chính sách kinh doanh của công dân.
  • B. Việc kiểm soát ngân sách quốc gia là nhiệm vụ của cơ quan tài chính nhà nước.
  • D. Đồng loạt nâng cấp sản phẩm là quyền của người sản xuất và kinh doanh.

Ngoài nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc phòng thì công dân còn có những nghĩa vụ được nêu dưới đây.

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân, doanh nghiệp trong kinh doanh

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hoạt động kinh doanh là:

  • Quyền được tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, ngành nghề, quy mô kinh doanh;
  • Tuy nhiên công dân có nghĩa vụ phải chấp hành sự quản lý của nhà nước liên quan đến vấn đề kinh doanh, không kinh doanh những mặt hàng cấm, kinh doanh sai mặt hàng,…
  • Công dân phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ, để góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Đối với Doanh nghiệp thì trong Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Điều 7. Quyền của doanh nghiệp

1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện:

Điều 8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp

1. Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

3. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

4. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy đối với doanh nghiệp là tổ chức chuyên kinh doanh nên được pháp luật quy định chi tiết hơn về quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh của mình.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Dân sự liên quan.

Đánh giá bài viết
2 590
0 Bình luận
Sắp xếp theo