Ban công được phép xây dựng thò ra ngoài bao nhiêu?

Ban công à một kiến trúc trong ngôi nhà hay tòa nhà, là phần đưa ra khỏi mặt bằng nhà, có thể có hoặc không có mái che. Vậy ban công được phép xây dựng thò ra ngoài bao nhiêu theo quy định của pháp luật?

1. Ban công được phép xây dựng thò ra ngoài bao nhiêu?

Hỏi:

Tôi muốn biết ban công được phép xây dựng thò ra ngoài bao nhiêu? Tôi đang định xây nhà có ban công 1.0m ở mặt sau nhà (giữa là đường 1.7m, một bên là nhà tôi và bên kia là cánh đồng. Vậy xin hỏi luật sư tôi có được làm ban công ra ngoài đường như vậy không?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp luật:

- Quyết định 04/2008/QĐ-BXD

- Nghị định số 121/2013/NĐ-CP

2. Nội dung phân tích:

Theo như bạn trình bày, có thể hiểu là mặt sau nhà bạn đã sát đường dân sinh. Như vậy, trường hợp này sẽ áp dụng điều 2.8.10 trong Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng (ban hành kèm theo Quyết định 04/2008/QĐ-BXD) như sau:

2.8.10. Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ

Các quy định này cần được vận dụng phù hợp với giải pháp tổ chức không gian cụ thể của từng khu vực và thể hiện trong quy định về quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch của từng khu vực cụ thể và phải tuân thủ các quy định sau đây:

1) Các bộ phận cố định của nhà:

+ Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:

+ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;

+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua..., nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những điều kiện sau:

+ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;

+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;

+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

Bảng 2.9: Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng

Chiều rộng lộ giới (m)

Độ vươn ra tối đa Amax (m)

Dưới 7m

0

7¸12

0,9

>12¸15

1,2

>15

1,4

- Phần ngầm dưới mặt đất: Mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

- Mái đón, mái hè phố: Khuyến khích việc xây dựng mái hè phục vụ công cộng để tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Mái đón, mái hè phố phải:

+ Được thiết kế cho cả dãy phố hoặc cụm nhà, đảm bảo tạo cảnh quan;

+ Đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy;

+ Ở độ cao cách mặt vỉa hè 3,5m trở lên và đảm bảo mỹ quan đô thị;

+ Không vượt quá chỉ giới đường đỏ;

+ Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (như làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh...).

Ghi chú:

1- Mái đón: Là mái che của cổng, gắn vào tường ngoài nhà và đua ra tới cổng vào nhà và hoặc che một phần đường đi từ hè, đường vào nhà

2- Mái hè phố: Là mái che gần vào tường ngoài nhà và che phủ một đoạn vỉa hè.

1) Phần nhô ra không cố định:

Cánh cửa: Ở độ cao từ mặt hè lên 2,5m các cánh cửa (trừ cửa thoát nạn nhà công cộng) khi mở ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

- Các quy định về các bộ phận nhà được phép nhô ra được nêu trong bảng 2.10.

Bảng 2.10: Các bộ phận nhà được phép nhô ra

Độ cao so với mặt hè (m)

Bộ phận được nhô ra

Độ vươn tối đa (m)

Cách mép vỉa hè tối thiểu (m)

≥ 2,5

Gờ chỉ, trang trí

0,2

≥2,5

Kết cấu di động:

Mái dù, cánh cửa

1,0m

≥3,5

Kết cấu cố định (phải nghiên cứu quy định trong tổng thể kiến trúc khu vực):

- Ban công mái đua

1,0

- Mái đón, mái hè phố

0,6

Kết luận:

Như vậy, theo quy định trên, bạn được phép xây dựng ban công. Tuy nhiên, theo bảng 2.9 quy định về Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng, ban công, vì đường phía sau nhà bạn chỉ rộng 1.7m nên ban công nhà bạn không được vươn ra (0.0 m). Giấy phép xây dựng sẽ không cho phép bạn vươn ban công ra ngoài.

Nếu bạn làm ban công vươn ra 1.0m là bạn sẽ làm sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp. Bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 10.000.000 VNĐ đến 20.000.000 VNĐ.

2. Diện tích ban công theo quy định

Tôi đang chuẩn bị xây nhà trong ngõ thuộc quận Long Biên, Hà Nội. Tôi đã có đấy đủ giấy phép xây dựng và có cả bản cam kết về ranh giới giữa các hộ liền kề cùng thửa đất ở. Gia đình tôi muốn được đua ra ban công rộng 80cm. Ngõ chung của các hộ rộng 2m03. Các hộ gia đình đều đồng ý kí vào đơn xin được đua ban công của gia đình tôi nhưng cán bộ địa chính chỉ cho phép đua ra 60cm.

Vậy tôi có được phép đua ra 80cm như trong đơn đề nghị không? Nếu tôi cố tình đưa ra 80cm thì có bị phạt không? Nếu bị phạt thì sẽ là bao nhiêu?

Trả lời:

Theo thông tin bạn đưa ra thì gia đình bạn xây nhà trong ngõ và nếu chỉ giới đường đỏ và chỉ giới đường xây dựng trùng nhau thì chiều dài ban công được nhô ra theo quy định tại Quyết định 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành: "Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng như sau:

"2.8.10. Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ

Các quy định này cần được vận dụng phù hợp với giải pháp tổ chức không gian cụ thể của từng khu vực và thể hiện trong quy định về quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch của từng khu vực cụ thể và phải tuân thủ các quy định sau đây:

1) Các bộ phận cố định của nhà:

- Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:

+ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;

+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

- Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua..., nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những điều kiện sau:

+ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;

+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;

+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

Bảng 2.9: Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng

Chiều rộng lộ giới (m)

Độ vươn ra tối đa Amax (m)

Dưới 7m

0

7¸12

0,9

>12¸15

1,2

>15

1,4

Vậy, nếu chiều rộng lộ giới do mỗi địa phương quy định thì độ vươn ra của ban công sẽ khác nhau đối với từng địa phương, nếu địa phương chỉ cho phép đưa ra 60cm thì địa phương nơi gia đình bạn xây nhà đã căn cứ vào chiều rộng lộ giới của địa phương đó.

Đánh giá bài viết
1 2.306
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo