Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức môn Hóa
Bài tập vận dụng Hóa học 7 Kết nối tri thức
Nhằm giúp các em có thêm tài liệu củng cố kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em bộ câu hỏi Hóa học 7 KNTT bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 7 sách Kết nối, câu hỏi tự luận môn Hóa học lớp 7 KNTT có đáp án chi tiết được phân chia theo các mức nhận biết khác nhau sẽ giúp các em bồi dưỡng kiến thức môn Hóa học 7 tốt hơn.
Câu hỏi trắc nghiệm, tự luận KHTN 7 Kết nối tri thức bài 1
BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (NB): “Trên cơ sở các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo.
D. Kĩ năng đo.
Câu 2 (NB): Khẳng định nào dưới đâỵ là không đúng?
A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.
B. Dự báo là kĩ năng không cấn thiết của người làm nghiên cứu.
C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức,suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng.
D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phươngpháp tìm hiểu tự nhiên.
Câu 3 (NB): Cho các bước sau:
(1) Hình thành giả thuyết
(2) Quan sát và đặt câu hỏi
(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết
(4) Thực hiện kế hoạch
(5) Kết luận
Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?
A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5).
B. (2) - (1) - (3) - (4) - (5).
C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4).
D. (2) - (1) - (3) - (5) - (4).
Câu 4 (NB): Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo.
D. Kĩ năng đo.
Câu 5 (NB): Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt;
B. Kĩ năng quan sát;
C. Kĩ năng dự báo;
D. Kĩ năng đo đạc.
Câu 6 (TH): Cho các bước sau:
(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.
(2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp.
(3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.
(4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.
Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là:
Đáp án. D
Câu 7 (TH): Hãy kết nối các thông tin ở cột A với cột B tạo thành sự liên kết giữa sự vật với hiện tượng hoặc hiện tượng với hiện tượng.
Cột A | Nối | Cột B |
1. Nước mưa | 1- | a. do ánh sáng từ Mặt Trời |
2. Một sổ loài thực vật | 2- | b. ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật |
3. Trời nắng | 3- | c. có khi trời mưa |
4. Phân bón | 4- | d. rụng lá vào mùa đông |
Đáp án: 1- c; 2 - d; 3 - a; 4 - b.
Câu 8 (TH): Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước, bình b chứa một vật rắn không thấm nước. Khi đổ hết nước từ bình a sang bình b thì mức nước trong bình b được vẽ trong hình.
Thể tích của vật rắn là:
A. 33 mL.
B. 73 mL.
C. 32,5 mL.
D. 35,2 mL
Câu 9 (TH): Cổng quang điện có vai trò:
A. Điều khiển mở đồng hồ đo thời gian hiện số.
B. Điều khiển đóng đồng hồ đo thời gian hiện số.
C. Điều khiển mở/đóng đồng hồ đo thời gian hiện số.
D. Gửi tín hiệu điện tự tới đồng hồ.
Câu 10 (TH): Một bản báo cáo thực hành cần có những nội dung nào, sắp xếp lại theo thứ tự nội dung bản báo cáo.
(1). Kết luận. (2). Mục đích thí nghiệm. (3). Kết quả.
(4). Các bước tiến hành (5). Chuẩn bị (6). Thảo luận
A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5) - (6).
B. (2) - (5) - (4) - (3) - (6) - (1).
C. (1) - (2) – (6) - (3) - (5) - (4).
D. (2) - (1) - (3) - (5) - (6)- (4).
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (NB): Trình bày phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
Trả lời:
Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm 5 bước:
- Đề xuất vấn đề cùng tìm hiểu
- Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề
- Lập kế hoạch kiểm tra dự án
- Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự án
- Viết báo cáo, thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.
Câu 2 (NB): Làm cách nào để đo độ dày của một tờ giấy trong sách KHTN 7 bằng một thước có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 1 mm?
Trả lời:
- Dựa vào sổ trang tính số tờ giấy trong sách.
- Ép chặt các tờ giấy bên trong sách (không chứa hai tờ bìa ngoài) và dùngthước có ĐCNN 1 mm để đo độ dày.
- Tính độ dày của 1 tờ giấy bằng cách lấy độ dày của sách chia cho tổng số tờ.
Câu 3 (TH): Khi đo chiều cao của một người ở các thời điểm khác nhau trong ngày, kết quả đo được ghi lại trong Bảng 1. Em hãy nhận xét và giải thích về kết quả thu được.
Lần đo | Thời gian | Kết quả thu được |
1 | 6 giờ | 162,4 cm |
2 | 12 giờ | 161,8 cm |
3 | 18 giờ | 161,1 cm |
Bảng 1. Kết quả đo chiều cao của người ở các thời điểm trong ngày
Trả lời:
- Lần đo 1: Cao nhất do mới ngủ dậy, đĩa sụn ở cột sống chưa bị nén bởitrọng lực cơ thể.
- Lần đo 2: Thấp hơn do đĩa sụn ở cột sống bị nén bởi trọng lực cơ thể sau 6 giờ.
- Lẩn đo 3: Thấp hơn nữa do đĩa sụn ở cột sống bị nén bởi trọng lực cơ thểsau 12 giờ.
Câu 4 (VD): Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên, em hãy tìm hiểu về hiện tượng lũ lụt và đề xuất các biện pháp phòng chống hiện tượng trên.
Trả lời:
* Nghiên cứu về hiện tượng lũ lụt và đề xuất các biện pháp phòng chống hiện tượng lũ lụt
- Bước 1: Xác định vấn đề "Tại sao hiện tượng thiên tai lũ lụt lại xảy ra?".
- Bước 2: Đưa ra giả thuyết: Lũ lụt là hậu quả của rừng đầu nguồn bị mất.
- Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện: Đề xuất các phương pháp tìm hiểu "rừng đầu nguồn bị mất có liên quan đến lũ lụt hay không?".
- Bước 4: Thực hiện kế hoạch theo các phương pháp ở bước 3 bao gồm việc thu thập, phân tích số liệu nhằm chứng minh có hoặc không mối liên quan giữa rừng đầu nguồn bị mất và hiện tượng lũ lụt.
- Bước 5: Viết báo cáo quy trình nghiên cứu về hậu quả của mất rừng đầu nguồn có liên quan đến tình trạng thiên tai lũ lụt. Trong trường hợp khôngtìm thấy sự liên quan thì xây dựng lại giả thuyết khoa học.
- Bước 6: Đề xuất tiếp tục nghiên cứu mở rộng đối với các nguyên nhân gây lũ lụt khác.
Câu 5 (VD): Tìm hiểu hiện tượng độ tan của đường với nhiệt độ theo phương pháp nghiên cứu khoa học.
Trả lời:
Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ tan của đường với nhiệt độ.
Bước 1: Đề xuất vấn đề
Nhận thấy đường là chất rắn, có tan trong nước ở nhiệt độ thường. Vậy ở nhiệt độ cao hoặc ở nhiệt độ thấp thì độ tan của đường sẽ thay đổi như thế nào?
Bước 2: Dự đoán
Ở nhiệt độ cao, đường sẽ tan tốt hơn.
Ở nhiệt độ thấp, đường sẽ tan kém hơn.
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán
Chuẩn bị: 1 lọ đường, thìa, 1 cốc nước lạnh, 1 cốc nước nóng, 1 cốc nước ở nhiệt độ phòng (lưu ý: dùng cốc thủy tinh để dễ dàng quan sát và mực nước ngang nhau)
Tiến hành: Cho vào mỗi cốc 2 thìa đường. Quan sát sự tan của đường trong 3 cốc nước với nhiệt độ khác nhau: nước sôi, nước nguội, nước đá.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra
Thực hiện thí nghiệm
Kết quả quan sát: đường tan nhiều nhất trong cốc nước nóng, tan ít nhất trong cốc nước lạnh.
⇒ Kết luận:
Độ tan của đường phụ thuộc vào nhiệt độ. Độ tan tăng khi tăng nhiệt độ.
Bước 5: Báo cáo kết quả và thảo luận về kết quả.
......................
Để xem trọn bộ câu hỏi bài tập vận dụng môn Hóa học 7 KNTT có đáp án của Hoatieu, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
(9 đề) Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án 2024
Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo 2024
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
Top 2 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 2 Cánh Diều có đáp án
Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 cuối học kì 2 cả 3 bộ sách
Đề kiểm tra học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (3 đề)
22 đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức cả năm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo
-
(13 đề) Đề thi Văn cuối kì 2 lớp 7 năm 2024 có đáp án
-
Người viết gửi gắm mơ ước gì qua câu chuyện Chất làm gỉ?
-
Bộ đề thi học kì 2 Ngữ văn 7 sách mới (chuẩn cấu trúc) dùng chung cả 3 bộ sách
-
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp lớp 7 (4 mẫu)
-
6 Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo (có ma trận, đáp án)
-
Trình bày cảm xúc về một kỉ niệm đáng nhớ với người thân yêu
-
Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức
-
Đề thi Địa lí lớp 7 giữa kì 1 Kết nối tri thức
-
Soạn bài Quê hương lớp 7 ngắn nhất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 7
Soạn Thực hành tiếng Việt trang 64 lớp 7 Chân trời sáng tạo tập 1 siêu ngắn
Chủ đề và thông điệp văn bản Lời của cây
Tóm tắt các đặc điểm của thể loại tản văn tùy bút
Trong các bài thơ Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa em thích nhất bài nào? Vì sao?
Thực hành tiếng Việt trang 109 lớp 7 tập 1 Cánh Diều
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tên quan phụ mẫu trong văn bản Sống chết mặc bay