Giáo án Toán 8 Cánh Diều 2024 cả năm file word

Tải về

Giáo án môn Toán lớp 8 bộ Cánh Diều

Giáo án Toán 8 Cánh Diều - Mời các thầy cô tham khảo kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 8 sách Cánh Diều được biên soạn theo hướng dẫn của Công văn 5512. Với mẫu giáo án Toán lớp 8 file word của bộ sách Cánh Diều dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các thầy cô tiết kiệm thời gian khi soạn giáo án theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

File kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 8 Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ miễn phí dưới đây bao gồm tổng hợp mẫu giáo án các bài học trong sách giáo khoa Toán lớp 8 Cánh Diều sẽ giúp các thầy cô nắm được cách soạn giáo án môn Toán 8 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Lưu ý: Hiện tại bộ giáo án Toán lớp 8 sách Cánh Diều còn thiếu bài 3 Chương 6, bài 1 bài 2 Chương 8. Các nội dung còn thiếu sẽ được chúng tôi cập nhật trong thời gian sớm nhất.

Mẫu Giáo án Toán 8 sách Cánh Diều được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án Toán 8 Cánh Diều file word

Giáo án Toán 8 Cánh Diều học kì 1

BÀI 1: ĐƠN THỨC VÀ ĐA THỨC NHIỀU BIẾN (4 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được đơn thức, đa thức nhiều biến.

- Thực hiện thu gọn đơn thức, đa thức.

- Tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

- Tư duy và lập luận toán học: giải thích sự tương đồng và khác biệt trong cấu trúc của đơn thức, đa thức, đơn thức thu gọn, đa thức thu gọn,...

- Mô hình hóa toán học: sử dụng biểu thức đại số để biểu thị diện tích hình vuông, hình chữ nhật, thể tích hình hộp chữ nhật..

- Giải quyết vấn đề toán học: phát hiện được vấn đề cần giải quyết, xác định được cách thu gọn đơn thức, cộng, trừ đơn thức đồng dạng, thu gọn đa thức, tính giá trị của đa thức.

3. Phẩm chất

- Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.

- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.

- Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT(ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,...

2 - HS:

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

- Ôn tập lại kiến thức về đa thức một biến, giá trị của đa thức một biến và các phép toán cộng, trừ, nhân, chia với đa thức một biến.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

- Thông qua giải bài toán mở đầu có tính thực tế, HS có cơ hội trải nghiệm thấy được sự tồn tại của đa thức nhiều biến.

- Câu hỏi gợi mở ở phần đầu giúp kích thích sự tò mò, giúp HS có hứng thú với bài học, gợi được nội dung của bài học.

b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện yêu cầu dưới sự dẫn dắt của GV và trình bày kết quả.

c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán (chưa cần HS giải):

......................................

Giáo án Toán 8 Cánh Diều học kì 2

Chương VI: MỘT SÔ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

§1. THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS được học các kiến thức về:

- Thực hiện và lí giải được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước từ nhiều nguồn khác nhau.

- Nhận biết được mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu đã được biểu diễn. Từ đó, nhận biết được số liệu không chính xác trong những ví dụ đơn giản.

- Chứng tỏ được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí toán học đơn giản.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

*Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực giao tiếp toán học: HS phân biệt được khái niệm

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, … để thu thập và phân loại dữ liệu, tính hợp lí của dữ liệu, vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập liên quan, giải một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu.

2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.

III. Tiến trình dạy học

Tiết 1

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)

a) Mục tiêu:

Học sinh nhớ lại các bước thu thập dữ liệu.

b) Nội dung:

GV yêu cầu học sinh về nhà thảo luận nhóm 1;2 thu thập thông tin về tháng sinh của các bạn trong tổ.

Nhóm 3;4 thu thập thông tin về dân số của các tỉnh/thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng.

c) Sản phẩm: Kết quả điều tra của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* GV giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu học sinh về nhà nhóm 1;2 thu thập thông tin về tháng sinh của các bạn trong tổ.

Nhóm 3;4 thu thập thông tin về dân số của các tỉnh/thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng.

* HS thực hiện nhiệm vụ:

Hs thảo luận nhóm

* Báo cáo, thảo luận:

Đại diện các nhóm nộp sản phẩm.

Đại diện nhóm khác nhận xét

* Kết luận, nhận định:

GV chiếu sản phẩm các nhóm. Đặt vấn đề vào bài mới: Ở chương trình lớp 6, lớp 7, chúng ta đã làm quen với cách thu thập và phân loại dữ liệu một cách đơn giản là phỏng vấn trực tiếp như nhiệm vụ của nhóm 1, 2. Với nhiệm vụ của nhóm 3, 4, các bạn phải sử dụng cách khác để tiến hành thu thập dữ liệu. Bài hôm nay chúng ta tiếp tục biết thêm nhiều cách để thu thập dữ liệu.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (38 phút)

Hoạt động 1: Thu thập dữ liệu (12 phút)

a) Mục tiêu:

- Thực hiện và lí giải được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước từ nhiều nguồn khác nhau.

b) Nội dung:

- HS đọc HĐ1 SGK trang 3 từ đó rút ra nhận xét; làm ví dụ 1 SGK trang 3.

c) Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* GV giao nhiệm vụ học tập 1:

Hoạt động nhóm đôi nghiên cứu HĐ1 SGK trang 3 và trả lời câu hỏi: Theo em, các bạn có thể thu thập thông tin số lượng huy chương đạt được của Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 30 bằng cách nào?

* HS thực hiện nhiệm vụ 1:

HS thảo luận nhóm đôi nhiệm vụ trên.

* Báo cáo, thảo luận 1:

Đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời.

Hs cả lớp lắng nghe và đại diện nhóm khác nhận xét.

* Kết luận, nhận định 1:

GV kết luận lại trong HĐ1 các bạn trong có thể thu thập thông tin số lượng huy chương đạt được của Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 30 bằng cách thu thập từ những nguồn có sẵn như trang web (https://vietnamnet.vn), các phương tiện thông tin đại chúng (chương trình thời sự,…)

I. Thu thập và phân loại dữ liệu

* Hoạt động 1: (SGK trang 3)

Các bạn có thể thu thập từ những nguồn có sẵn như trang web (https://vietnamnet.vn), các phương tiện thông tin đại chúng (chương trình thời sự,…)

* Kiến thức trọng tâm: Có nhiều cách để thu thập dữ liệu, chẳng hạn: quan sát, lập phiếu điều tra (phiếu hỏi), tiến hành phỏng vấn,… hoặc thu thập từ những nguồn có sẵn như sách, báo, trang web, các phương tiện thông tin đại chúng, . . .

* GV giao nhiệm vụ học tập 2:

GV chiếu Ví dụ 1 SGK trang 3 yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:

Lớp trưởng lớp 8C muốn thu thập thông tin về các môn thể thao được ưa thích của các bạn trong lớp. Theo em, bạn lớp trưởng có thể thu thập những thông tin đó bằng cách nào?

* HS thực hiện nhiệm vụ 2:

Hs hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ trên.

* Báo cáo, thảo luận 2:

Gv gọi 3 hs đứng tại chỗ trả lời lần lượt 3 câu hỏi trên.

Hs khác lắng nghe nhận xét.

* Kết luận, nhận định 2:

GV chính xác hóa câu trả lời của học sinh và nhấn mạnh lại các cách thu thập dữ liệu.

* Ví dụ 1 (SGK trang 3)

Giải:

Bạn lớp trưởng lớp 8C có thể thu thập những thông tin đó bằng cách lập phiếu hỏi theo mẫu sau (Bảng 1):

Môn thể thao

Ưa thích

Bóng đá

Cầu lông

Bóng rổ

* GV giao nhiệm vụ học tập 3:

Yêu cầu HS làm luyện tập 1:

Một cửa hàng bán kem muốn tìm hiểu về các loại kem yêu thích của 40 khách hàng trong sáng Chủ nhật. Theo em, cửa hàng có thể thu nhập những thông tin đó bằng cách nào?

* HS thực hiện nhiệm vụ 3:

HS thực hiện yêu cầu trên theo nhóm đối

* Báo cáo, thảo luận 3:

- GV yêu cầu đại diện 2 nhóm HS lên trình bày.

- Cả lớp quan sát và nhận xét

* Kết luận, nhận định 3:

- GV khẳng định mức độ khả thi của cách làm của HS và đưa ra kết luận về cách làm tối ưu.

*Luyện tập 1 (SGK trang 4)

Giải:

Theo em có thể thu thập những thông tin đó bằng cách lập phiếu hỏi theo mẫu sau:

Các loại kem

Ưa thích

Kem sầu riêng

Kem dừa

Kem cây

Mời các bạn xem thêm trong file tải về hoàn toàn miễn phí của Hoatieu.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 6.502
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm