(35 tuần) Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức với cuộc sống 2024
Bài giảng Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Bài giảng Ngữ văn 8 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây bao gồm 2 mẫu giáo án môn Ngữ văn 8 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống file word được thiết kế theo bài và chia theo tuần. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án Văn 8 Kết nối tri thức kì 1, kì 2. Mời các bạn cùng tham khảo.
Mẫu giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.
Dưới đây là một số nội dung thuộc bộ giáo án Ngữ văn 8 KNTT. Mời các bạn sử dụng file tải về để xem trọn bộ giáo án Văn 8 KNTT cả năm.
1. Giáo án Ngữ văn 8 sách KNTT - Kì 1
Giáo án Bài 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ
GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương; hiểu được phạm vi, tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
b. Năng lực đặc thù
- Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yêu tố này trong văn bản.
- Biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách.
3. Về phẩm chất
Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.
II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm cần đạt |
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm truyện lịch sử - HS trả lời. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm chủ đề của tác phẩm văn học - HS trả lời - GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm biệt ngữ xã hội. - HS trả lời. | 1. Truyện lịch sử - Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người;… là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và cách miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra. - Cốt truyện của truyện lịch sử thường được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ đề, tư tưởng nào đó. - Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử cũng phong phú như trong cuộc đời thực. Việc chọn kiểu nhân vật nào để miêu tả trong truyện là dụng ý nghệ thuật riêng của nhà văn. Thông thường, truyện lịch sử tập trung khắc họa những nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, danh nhân,… - những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống của cộng đồng, dân tộc. Tuy nhiên, các nhân vật đó hiện ra dưới cái nhìn riêng, thể hiện cách lí giải độc đáo của nhà văn về lịch sử. Bên trong đó, mối quan hệ phức tạp giữa nhân vật với nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội cũng được nhà văn quan tâm thể hiện. - Dù viết bằng văn xuôi hay văn vần, truyện ngắn hay tiểu thuyết, ngôn ngữ trong truyện lịch sử, nhất là ngôn ngữ nhân vật, phải phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng. 2. Chủ đề của tác phẩm văn học Chủ đề của tác phẩm văn học là vấn đề trung tâm, ý nghĩa cốt lõi hay thông điệp chính của tác phẩm. Thông thường, chủ đề không được thể hiện trực tiếp mà người đọc phải tự rút ra từ nội dung tác phẩm. 3. Biệt ngữ xã hội Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa), hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, do vật chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp. |
VĂN BẢN 1: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG
(Trích, Nguyễn Huy Tưởng)
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Nguyễn Huy Tưởng.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của truyện lịch sử.
3. Về phẩm chất
Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung trước khi đọc:
1. Chia sẻ cảm nghĩ của em về người anh hừng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản (qua các tài liệu lịch sử, sách báo, phim ảnh,… mà em đã đọc, đã xem).
2. Ngoài Trần Quốc Toản, em còn biết thêm những nhân vật thiếu nhi lỗi lạc nào trong lịch sử?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động cá nhân, kết nối với thực tế, nhớ lại những cảm xúc chân thật nhất về trải nghiệm của bản thân. Ghi chép ngắn gọn các nội dung theo yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
Yêu cầu khoảng 4 HS chia sẻ trải nghiệm của bản thân một cách ngắn gọn, súc tích.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV cũng có thể chia sẻ cùng HS về trải nghiệm của chính mình, kết nối với bài đọc.
- GV khơi gợi những vấn đề để nêu nhiệm vụ cho bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN | |
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Nguyễn Huy Tưởng và tác phẩm. c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Bước 1: Giao nhiệm vụ: - Yêu cầu HS trình bày ngắn gọn thông tin về tác giả Nguyễn Huy Tưởng (HS đã chuẩn bị ở nhà). - Hướng dẫn HS bước đầu định hướng cách đọc văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng: Em đã biết thế nào là truyện lịch sử? Dựa vào những hiểu biết này, em định hướng sẽ thực hiện những hoạt động nào để đọc hiểu văn bản? (HS vận dụng phần tri thức ngữ Văn để trả lời câu hỏi). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo thảo luận: GV gọi 2 HS phát biểu Bước 4: Phân tích kết luận: GV nhận xét và đưa ra kết luận. | 1. Tìm hiểu chung a. Tác giả - Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. - Ông là người sáng lập đồng thời là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng. - Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội, khi ông mới 48 tuổi. Tên của ông được đặt cho một phố của thủ đô Hà Nội. - Giải thưởng: Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996. b. Tác phẩm Hoàn cảnh sáng tác: Lá cờ thêu sáu chữ vàng - một tác phẩm dành cho các độc giả thiếu nhi, được Nguyễn Huy Tưởng viết sau một quá trình cầm bút hai mươi năm, ông tiếp cận đối tượng người đọc này khi đã là một tác gia hàng đầu về đề tài lịch sử, một cây bút tiêu biểu về Thăng Long - Hà Nội. |
.................................
Giáo án Bài 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
BÀI 2 – NÉT ĐẸP CỔ ĐIỂN
Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 8
Thời gian thực hiện: ….. tiết
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản.
- Hiểu được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ, từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học như được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình trúc nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực nhận biết được một số yếu tố thi luận của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối
3. Phẩm chất:
- Biết yêu quý trân trọng những giá trị văn hóa, văn học truyền thống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Em đã học những thể thơ nào? Nêu tên và đặc điểm của thể thơ đó
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS.
- Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn: Thơ ca là sáng tạo đặc biệt của con người. Nó là những sợi tơ rút ra từ cuộc sống và quay trở lại trang điểm cho cuộc sống bằng vẻ đẹp muôn màu của nó. Thơ ca đã có mặt cùng với sự phát triển của nhân loại suốt bao thời kì lịch sử và người ta cũng bắt đầu chú ý đến những vai trò, tác dụng kì diệu của nó đối với cuộc sống, đối với tâm hồn con người. Ngoài những thể thơ các em đã được học trước đó, hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về một thể thơ với những yếu tố thi luật vô cùng đặc sắc qua chủ đề: Vẻ đẹp cổ điển
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Vẻ đẹp cổ điển và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân.
b. Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua các câu danh ngôn để đưa HS đến với chủ điểm bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh thực hiện đọc phần giới thiệu bài học trng 38 – SGK - GV đặt câu hỏi: Em hiểu như thế nào về việc đưa văn hóa, những vẻ đẹp cổ điển vào văn học? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia sẻ câu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Câu trả lời của học sinh Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia nhiệm vụ của lớp - GV chốt kiển thức về chủ đề bài học è Ghi lên bảng. | I. Giới thiệu bài học. Có thể nói nền văn hoá, văn học của một dân tộc là mạch nguồn sâu xa nuôi dưỡng trí tuệtâm hồn con người. Vì vậy, hiểu biết, đón nhận và gìn giữ những di sản tinh thần của ông cha là trách nhiệm thiêng liêng với cộng đồng và với bản thân mỗi chúng ta. Đến với những bài thơ Đường luật trong bài học này, em sẽ được khám phá những vẻ đẹp cổ điển đặc sắc của nền văn học dân tộc. Các tác giả đã sử dụng thể thơ Đường luật một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo để ngợi ca cảnh sắc quê hương xứ sở và thể hiện bản sắc tâm hồn Việt. Văn bản thông tin kết nối về chủ để giúp em hiểu thêm những vẻ đẹp ấy qua một hình thức sinh hoạt văn hoa độc đáo.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được khái niệm của thơ Đường luật, Thất ngôn bát cú Đường luật, Tứ tuyệt Đường luật, biện pháp đảo ngữ, từ tượng hình và từ tượng thanh
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Tri thức Ngữ Văn.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thơ Đường luật, Thất ngôn bát cú Đường luật, Tứ tuyệt đường luật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi nhằm kích hoạt kiến thức nền về những tri thức về thể thơ. - GV đặt câu hỏi mở rộng: Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa hai thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật và Tứ tuyệt Đường luật Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập gợi dẫn. - HS nghe câu hỏi, đọc phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành trả lời câu hỏi chắt lọc ý. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Dự kiến sản phẩm làm nhóm đôi: Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tri thức Tiếng Việt về biện pháp đảo ngữ, từ tượng hình, từ tượng thanh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS tiếp tục đọc thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 40) về biện pháp tu từ đảo ngữ, từ tượng hình, từ tượng thanh, sau đó GV yêu cầu HS ghi chép những ý chính về đặc điểm, tác dung của biện pháp tu từ đảo ngữ, từ tượng hình, từ tượng thanh được trình bày trong mục Tri thức Ngữ Văn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS ghi chép Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - Phần ghi chép của HS Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. | II. Tri thức Ngữ văn 1. Thơ Đường luật Thơ Đường luật là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ được viết theo quy tắc chặt chẽ (luật) định hình từ thời nhà Đường (Trung Quốc), gồm hai thể chính là bát cú Đường luật và tứ tuyệt Đường luật, trong đó thất ngôn bát cú (mỗi câu thơ có 7 tiếng, mỗi bài thơ có 8 câu) được xác định là dạng cơ bản nhất. - Bài thơ Đường luật có quy định nghiêm ngặt về hòa thanh (phối hợp, điều hòa thanh điệu), về niêm, đối, vần và nhịp. - Ngôn ngữ thơ Đường luật rất cô đọng, hàm súc; bút pháp tả cảnh thiên về gợi và ngụ tình; ý thơ thường gắn với mối liên hệ giữa tình và cảnh, tĩnh và động, thời gian và không gian, quá khứ và hiện tại, hữu hạn và vô hạn,… 2. Thất ngôn bát cú Đường luật - Về bố cục: bài thơ thất ngôn bát cú gồm bốn cặp câu thơ, thường tương ứng với bốn phần: đề (triển khai ẩn ý chứa trong nhan đề), thực (nói rõ các khía cạnh chính của đối tượng được bài thơ đề cập), luận (luận giải, mở rộng suy nghĩ về đối tượng), kết (thâu tóm tinh thần của cả bài, có thể kết hợp mở ra những ý tưởng mới). - Khi đọc hiểu, cũng có thể vận dụng cách chia bố cục bài thơ thành hai phần: bốn câu đầu, bốn câu cuối hoặc sáu câu đầu, hai câu cuối. - Về niêm và luật bằng trắc: Bài thơ phải sắp xếp thanh bằng, thanh trắc trong từng câu và cả bài theo quy định chặt chẽ. Quy định này được tính từ chữ thứ 2 của câu thứ nhất: nếu chữ này là thanh bằng thì bài thơ thuộc luật bằng, là thanh trắc thì bài thơ thuộc luật trắc. Trong mỗi câu, các thanh bằng, trắc đan xen nhau đảm bảo sự hài hòa, cân bằng, luật quy định ở chữ thứ 2, 4, 6; trong mỗi cặp câu (liên), các thanh bằng, trắc phải ngược nhau. Về niêm, hai cặp câu liền nhau được “dính” theo nguyên tắc: chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3, câu 4 và câu 5, câu 6 và câu 7, câu 1 và câu 8 phải cùng thanh. - Về vần và nhịp: Bài thơ thất ngôn bát cú chỉ gieo vần là vần bằng ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8; riêng vần của câu thứ nhất có thể linh hoạt. Câu thơ trong bài thất ngôn bát cú thường ngắt theo nhịp 4/3. - Về đối: Bài thơ thất ngôn bát cú chủ yếu sử dụng phép đối ở hai câu thực và hai câu luận. 3. Tứ tuyệt Đường luật Mỗi bài tứ tuyệt Đường luật có bốn câu, mỗi câu có năm chữ hoặc bảy chữ. Về bố cục, nhiều bài thơ tứ tuyệt triển khai theo hướng: khởi (mở ý cho bài thơ), thừa (tiếp nối, phát triển ý thơ), chuyển (chuyển hướng ý thơ), hợp (thâu tóm ý tứ của toàn bài). Về luật thơ, bài thơ tứ tuyệt cơ bản vẫn tuân theo các quy định như ở bài thơ thất ngôn bát cú nhưng không bắt buộc phải đối. 4. Biện pháp tu từ đảo ngữ Đảo ngữ là biện pháp tu từ được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét,…), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói). 5. Từ tượng hình và từ tượng thanh Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật, từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người. Các từ tượng hình, từ tượng thanh có giá trị gợi hình ảnh, âm thanh và có tính biểu cảm, làm cho đối tượng cần miêu tả hiện lên cụ thể, sinh động. |
Xem trong file tải về.
2. Giáo án Ngữ văn 8 sách KNTT - Kì 2
Giáo an Bài 6 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức học kỳ 2 được soạn dưới dạng file word từ bài 6 đến bài 9. Các bạn xem và tải về trọn bộ tại link tải về của Hoatieu nhé.
Bài 6
CHÂN DUNG CUỘC SỐNG
Hãy đắm mình vào vẻ đẹp của cuộc sống
Hãy ngắm nhìn và bay lên cùng những vì sao
(Ma-cớt Au-re-li-ớt)
A. GIỚI THIỆU BÀI HỌC: (SGK/04)
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Gọi tên cuộc sống của em. GV yêu cầu mỗi HS lấy 1 mảnh giấy, dùng những từ khoá là động từ, tính từ để khái quát, đánh giá, nhận xét về cuộc sống của mình rồi chia sẻ với các bạn.
Ví dụ: vui vẻ, sinh động, náo nhiệt, căng thẳng...
GV gọi HS đọc phần giới thiệu bài học và dẫn dắt vào chủ đề
B. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: (SGK/04)
C. TRI THỨC NGỮ VĂN: (SGK/05)
D. VĂN BẢN ĐỌC
2. Phẩm chất:
- Nhân ái: Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường sống
Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên. Trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của con người, thiên nhiên;
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
SGK Văn 8 kết nối tri thức, Kế hoạch bài dạy, máy tính, tivi
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, vở soạn
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A/ HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu:
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
b. Nội dung:
GV yêu cầu HS xem 1 đoạn phim Câu bé rừng xanh, HS xem. Trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm dự kiến:
Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
- Gv cho HS xem triler phim Cậu bé rừng xanh
- GV đặt câu hỏi: em có cảm nhận gì về mối quan hệ của cậu bé và các con vật qua đoạn triler
- HS suy nghĩ và tự trả lời câu hỏi.
- Gv dẫn dắt giới thiệu vào bài.
.................................
Xem trong file tải về.
3. Giáo án PowerPoint Ngữ văn 8 KNTT cả năm
Giáo án điện tử Ngữ văn Lớp 8 Sách kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm học 2024 - 2025 được Hoatieu.vn chia sẻ đến quý thầy cô trong bài viết dưới đây là mẫu bài giảng PowerPoint môn Ngữ văn lớp 8 được thiết kế đẹp mắt, phong cách hiện đại, hình ảnh bắt mắt, góp phần khơi gợi hứng thú của học sinh với bài giảng. Nội dung chính của giáo án điện tử là các phần nội dung bài học trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 mới, sẽ giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình soạn thảo, chỉnh sửa giáo án, chuẩn bị cho năm học mới.
Mời các bạn Tải giáo án điện tử Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức tại ĐÂY
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Tin học 8 Kết nối tri thức
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Lịch sử - Địa lý 8 Kết nối tri thức
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán 8 Kết nối tri thức
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ 8 Kết nối tri thức
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Giáo án Word
- Giáo án Ngữ văn 8 sách Cánh Diều
- Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giáo án Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giáo án Toán 8 Cánh Diều
- Giáo án Toán 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Anh 8 i-Learn Smart World
- Giáo án tiếng Anh 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án tiếng Anh 8 Kết nối tri thức
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch sử 8 Cánh Diều
- Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Địa 8 sách Cánh Diều
- Giáo án Lịch sử Địa lý 8 Kết nối tri thức
- Giáo án Giáo dục công dân 8 Cánh Diều
- Giáo án Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
- Giáo án Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Powerpoint
Bài viết hay Giáo án - Bài Giảng
Mẫu giáo án môn Tiếng anh lớp 9 theo công văn 5512
Mẫu giáo án môn Địa lý lớp 12 theo công văn 5512
Bộ giáo án điện tử Văn 8 Kết nối tri thức cả năm 2024
Giáo án PowerPoint chuyên đề Vật lí 10 Kết nối tri thức (3 chuyên đề)
Giáo án lớp 5 theo Công văn 2345 (Đầy đủ 35 tuần)
Giáo án giáo dục địa phương 8 tỉnh Đắk Lắk (12 bài)