Top 3 Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo (có ma trận, đáp án)

Tải về

Đề thi cuối kì 2 Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ đến các bạn đọc trong bài viết này là tài liệu ôn thi học kì 2 vô cùng bổ ích cho các em học sinh để củng cố lại kiến thức môn Giáo dục công dân 8 sách Chân trời sáng tạo. Đề kiểm tra cuối kì 2 Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo dưới đây có ma trận đề thi và gợi ý đáp án sẽ giúp các em dễ dàng đối chiếu kết quả sau khi làm bài. Sau đây là nội dung đề kiểm tra học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 8 sách CTST, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Nội dung bộ đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 8 CTST

STTCấu trúcMa trậnBản đặc tảĐáp án
Đề 1

Trắc nghiệm: 15 câu (5 điểm)

Tự luận: 3 câu (5 điểm)

Đề 2

Trắc nghiệm: 10 câu (5 điểm)

Tự luận: 3 câu (5 điểm)

Đề 3

Trắc nghiệm: 10 câu (5 điểm)

Tự luận: 3 câu (5 điểm)

Dưới đây là một số nội dung thuộc bộ đề kiểm tra Giáo dục công dân 8 sách mới Chân trời sáng tạo. Để xem toàn bộ nội dung chi tiết đề thi học kì 2 lớp 8 Giáo dục công dân CTST, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

2. Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo

Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo dưới đây thuộc nội dung đề 1.

TT

Nội dung

(Tên bài/Chủ đề)

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng số câu

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Lập kế hoạch chi tiêu

4

1,32

2

0,66

1

2,0

1

1,0

6

2

5,0

Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại

8

2,64

1

0,33

1

2,0

9

1

5,0

Tổng số câu

12

3

1

1

1

15

3

10 điểm

Tỉ lệ %

40

10

20

20

10

50

50

Tỉ lệ chung

40

30

20

10

100

Đề thi học kì 2 GDCD 8 CTST 2024

3. Đề thi học kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo 2024 - đề 1

I. TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)

Câu 1: Xây dựng kế hoạch chi tiêu để làm gì?

A. Để giúp tiết kiệm hơn trong chi tiêu

B. Có nhiều tiền hơn cho các dự định

C. Giúp thực hiện những mục tiêu tài chính

D. Đề có nhiều tiền hơn trong một thời gian ngắn

Câu 2: Kế hoạch chi tiêu là gì?

A. Là tổng số tiền mà một cá nhân có dùng để chi tiêu

B. Là xác định các khoản chi tiêu dựa trên nguồn lực hiện có

C. Là số tiền mà mình tích góp được trong thời gian nhất định

D. Là bản kế hoạch cho các dự định sẽ thực hiện trong tương lai

Câu 3: Các chi phí phát sinh có được tính vào kế hoạch chi tiêu không?

A. Có vì các khoản chi tiêu phát sinh đôi khi có thể làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu

B. Có nhưng không đáng kể

C. Chi phí phát sinh không ảnh hưởng gì đến kế hoạch chi tiêu đã hoạch định

D. Các chi phí phát sinh thường không tốn nhiều tiền nên không ảnh hưởng đến những kế hoạch đã hoạch định trước

Câu 4: “Xác định các khoản” cần chi là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?

A. Bước thứ nhất

B. Bước thứ hai

C. Bước thứ ba

D. Bước thứ tư

Câu 5: Vì sao cần phải kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?

A. Vì trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu chúng ta có thể gặp phải các khoản chi ngoài kế hoạch đã thành lập

B. Kiểm tra luôn là công đoạn cần thiết cho tất cả các việc làm

C. Điều chỉnh giúp chúng ta thiết lập được các quy tắc cần thiết cho việc lập kế hoạch

D. Kiểm tra và điều chỉnh giúp chúng ta thực hiện các kế hoạch được tốt hơn

Câu 6: Để có thể có thêm tiền cho các khoản chi riêng mỗi tháng em có thể thực hiện kế hoạch nào sau đây?

A. Tiêu dùng hết các khoản tiền mà mình đã tiết kiệm được

B. Xin bố mẹ thêm tiền phục vụ cho các khoản chi tiêu phát sinh

C. Đặt mục tiêu tiết kiệm để có thêm tiền dư ra mỗi tháng

D. Nhịn ăn sáng để tiền tiết kiệm

Câu 7: Để phòng tránh tai nạn về cháy nổ chúng ta nên làm gì?

A. Sử dụng theo ý thích các chất dễ gây cháy, nổ

B. Vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở nơi công cộng

C. Cẩn thận khi sử dụng bếp điện, bếp ga

D. Hút thuốc lá tại kho hàng dễ cháy

Câu 8: Quy định của pháp luật đối với vũ khí và các chất độc hại như thế nào?

A. Được phép buôn bán các vũ khí, các chất gây cháy nổ

B. Cấm tàng trữ vũ khí gây thương tích, chất phóng xạ và các chất độc hại khác

C. Người dân có quyền sử dụng các vũ khí cháy nổ, chất phóng xạ vào mục tiêu cá nhân

D. Dùng để đánh bắ thuỷ sản

Câu 9: Công dân nên làm gì để phòng tránh các tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

A. Tàng trữ và buôn bán các vũ khí, trang thiết bị gây sát thương

B. Không khóa bình gas sau khi nấu ăn

C. Xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

D. Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức các quy định của pháp luật

Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Cứu hỏa là nhiệm vụ của các đồng chí lính cứu hỏa

B. Khi nào có cháy mới cần ra sức cứu cháy

C. Tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ trong nhà

D. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi nhà

Câu 11: Theo em, các chất độc hại có thể gây ra hậu quả như thế nào cho con người?

A. Nguy hiểm đến tính mạng con người

B. Biến đổi một số chức năng của cơ thể

C. Gây thương tật suốt đời

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 12: Các hình thức tai nạn nào dưới đây được coi là tai nạn vũ khí?

A. Gặp tai nạn khi đang tham gia giao thông

B. Gặp các sự cố, tai nạn trong khi làm việc

C. Bị thương tích do súng đạn, bom mìn còn sót lại sau chiến tranh gây ra

D. Gặp tai nạn do thực lửa gây ra trong khi đang chế biến các món ăn

Câu 13: Tai nạn cháy nổ có thể xảy ra ở đâu?

A. Các khu công nghiệp làm với sức chứa lớn

B. Các khu đông dân cư

C. Chỉ có những gia đình đun nấu bằng bếp gas mới hay bị xảy ra cháy nổ

D. Bất cứ đâu cũng có thể xảy ra các tai nạn về cháy nổ nếu chúng ta bất cẩn

Câu 14: Tai nạn cháy nổ có thể gây ra các thiệt hại về những mặt nào?

A. Về tính mạng

B. Về tài sản

C. Thiệt hại về tải sản; sức khỏe, tính mạng con người

D. Chủ yếu thiệt hại về tính mạng con người

Câu 15: Khi phát hiện ra các vũ khí gây cháy, nổ em cần làm gì?

A. Tự mình đào vũ khí đó lên quan sát

B. Báo cho các cơ quan chức năng để có phương án rà phá chuẩn mực

C. Hoảng sợ và không nói cho ai về vấn đề này hết

D. Gọi cho bạn bè ra xem

II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Câu 1. (2.0 điểm) Hãy trình bày các bước lập kế hoạch chi tiêu?

Câu 2. (2.0 điểm) Vận dụng hiểu biết của mình, em hãy đưa ra một số cách phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phù hợp với bản thân.

Câu 3. (1.0 điểm) Tiết kiệm được 300.000 đồng, bạn M muốn tạo bất ngờ trong ngày sinh nhật mẹ sắp tới. Em hãy giúp bạn M lập kế hoạch chi tiêu để tổ chức buổi sinh nhật thật ý nghĩa.?

4. Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 8 CTST 2024 - đề 1

1. TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)

Mỗi câu đúng được 0,33 điểm (3 câu đúng được 1,0 điểm).

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp án

C

B

A

B

A

C

C

B

D

D

A

C

D

C

B

2. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Câu

Nội dung

Điểm

1

(2.0 điểm)

Các bước để lập kế hoạch chi tiêu gồm:

Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính và thời gian thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.

Bước 2: Xác định các khoản chi cần thiết và ưu tiên.

Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi và tiết kiệm.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu theo đúng quy tắc đã thiết lập.

Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu định kỳ để đảm bảo rằng nó phù hợp với tình hình tài chính và mục tiêu của bạn.

HS trả lời mỗi bước 0,4 điểm

2.0

2

(2.0 điểm)

HS nêu được ít nhất 4 biện pháp, mỗi biện pháp 0,5 điểm, sau đây là những gợi ý:

- Cẩn thận trong khi sử dụng các chất dễ cháy

- Không sử dụng các chất dễ gây cháy, nổ nếu không được phép

- Không vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở trong nhà và nơi công cộng

- Cẩn thận khi sử dụng bếp ga

2.0

3

(1.0 điểm)

Tuỳ vào cách lập kế hoạch hợp lý để ghi điểm.

Ví dụ:

-Số tiền hiện có: 300 000 đ

-Chi tiêu trong tiệc sinh nhật: 225 000 đ

+ Mua bánh kem: 150 000 đ

+ Mua bánh kẹo: 50 000 đ

+ Mua đồ trang trí: 25 000 đ

- Tiết kiệm: 75 000 đ

1.0

5. Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 8 CTST - đề 2

Xem trong file tải về.

6. Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 8 CTST - đề 3

Xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 1.454
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm