2 đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ đến các bạn đọc trong bài viết này là tài liệu ôn thi giữ kì vô cùng bổ ích cho các em học sinh để củng cố lại kiến thức môn Giáo dục công dân 8 sách Chân trời sáng tạo. Đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo dưới đây có ma trận đề thi và gợi ý đáp án sẽ giúp các em dễ dàng đối chiếu kết quả sau khi làm bài. Sau đây là nội dung đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 8 sách CTST, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo

TT

Mạch nội dung

Chủ đề

́c độ nhận thức

̉ng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dng

Vận dng cao

Tỉ lệ

̉ng

điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo

dục

năng sống

Phòng chống bạo lực gia đình

8

1

1

8

2

5,0 điểm

2

Giáo dục kinh tế

Lập kế hoạch chi tiêu

4

1/2

1/2

4

1

5,0 điểm

Tổng

12

1,5

1

1/2

12 câu

3 câu

10 điểm

̉ ̣%

30%

30%

30%

10%

30%

70%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

2. Bản đặc tả ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 8 CTST

Xem trong file tải về.

3. Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 8 CTST có đáp án

Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Bạo lực gia đình có mấy hình thức?

A. 2 hình thức: thể chất và tinh thần.

B. 3 hình thức: thể chất, tinh thần và tình dục.

C. 4 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế.

D. 5 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế và xua đuổi

Câu 2: Hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình thuộc hình thức bạo lực nào dưới đây?

A. Bạo lực tình dục.

B. Bạo lực tinh thần.

C. Bạo lực kinh tế.

D. Bạo lực thể chất.

Câu 3: Việc làm nào sau đây là hành vi bạo lực tinh thần?

A. Bố mẹ bắt con làm nhiều việc nặng, quá sức.

B. Ông San thường hay đánh đập vợ khi tức giận.

C. Khi bị điểm kém, bạn Nam thường bị bố mẹ mắng chửi.

D. Lúc say rượu ông T thường đập phá đồ đạc.

Câu 4: Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình?

A.Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng

B.Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình

C.Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình

D.Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học

Câu 5: Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình?

A. Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt công tác phòng chống bạo lực gia đình.

B. Toàn dân thi đua đăng kí xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa.

C. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

D. Phát hiện, ngăn cản, báo tin, tố giác các hành vi bạo lực gia đình với cơ quan có thẩm quyền.

Câu 6: Người bị bạo lực gia đình có quyền gì sau đây?

A. Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật.

B. Không được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lí, trợ giúp pháp lí và dịch vụ trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật.

C. Công khai thông tin cá nhân, nơi tạm lánh và các thông tin khác theo quy định của Luật.

D. Không được cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm.

Câu 7: Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 thì hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bạo lực gia đình?

A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng.

B. Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

C. Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

D. Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình.

Câu 8: Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 thì hành vi tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình trong trường hợp nào dưới đây là hành vi bạo lực gia đình?

A. Nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

B. Trong mọi trường hợp.

C. Trong trường hợp thành viên gia đình không đồng ý.

D. Trong lớp học, nhà trường.

Câu 9: Kế hoạch chi tiêu rõ ràng giúp chúng ta điều gì?

A.Giúp chúng ta đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất

B.Giúp tiết kiệm thời gian lập kế hoạch

C.Giúp mọi người tiết kiệm được tiền bạc trong việc chi tiêu

D.Giúp chúng ta tận dụng được khoản tiền của mình một cách triệt để

Câu 10: Lập kế hoạch chi tiêu không mang lại lợi ích nào dưới đây?

A. Giúp cân bằng tài chính,

B. Tránh những khoản không cần thiết.

C. Nâng cao chất lượng cuộc sống.

D. Không thực hiện được mục tiêu cá nhân.

Câu 11: Lập kế hoạch chi tiêu giúp

A. Có những khoản chi cần thiết.

B. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no.

C. Tiết kiệm thời gian.

D. Tiết kiệm công sức.

Câu 12: Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp bản thân

A. có tiền mua xe đạp.

B. có tiền mua đồ ăn vặt.

C. đạt được mục tiêu tài chính.

D. có tiền tổ chức sinh nhật.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. (1.5 điểm) Em hãy phân tích tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội?

Câu 2. (1.5 điểm) Để phòng chống bạo lực gia đình theo em mỗi cá nhân cần phải làm gì?

Câu 3 (4,0 điểm) Tình huống:

Hàng tháng, Mai lập kế hoạch thu chi của bản thân để cân đối chi tiêu hợp lý, rõ ràng như: mua đồ dùng học tập, giải trí và tiết kiệm. Mục tiêu gần nhất Mai đạt được là mua cuốn bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn để phục vụ việc học tập. Thấy Mai lúc nào cũng ghi chép chi tiêu, Yến là bạn thân cho rằng việc làm này không cần thiết.

a. Theo em cách chi tiêu của Mai như vậy đã hợp lí chưa? Vì sao?

b. Em hãy lập kế hoạch chi tiêu mua sắm những vật dụng cần thiết để chuẩn bị cho năm học mới với số tiền 200.000 đ.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết 2 đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân 8 CTST cùng đáp án.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 2.658
0 Bình luận
Sắp xếp theo