Đề kiểm tra giữa kì 2 Công nghệ 8 Kết nối tri thức

Đề thi Công nghệ lớp 8 giữa kì 2 - Kết nối tri thức dưới đây bao gồm tổng hợp mẫu đề kiểm tra giữa kì 2 môn Công nghệ lớp 8 có ma trận, bản đặc tả ma trận đề thi và gợi ý đáp án chi tiết. Đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô và các em học sinh trong kì thi giữa kì 2 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi Công nghệ lớp 8 giữa kì 2 - Kết nối tri thức 2024, mời các bạn cùng tham khảo.

Ma trận đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 KNTT

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 KNTT

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: CÔNG NGHỆ, LỚP 8

Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì II

- Thời gian làm bài: 45 phút.

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).

- Cấu trúc:

- Mức độ đề: 20% Nhận biết; 20% Thông hiểu; 40% Vận dụng; 20% Vận dụng cao.

- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 8 câu, thông hiểu: 8 câu), mỗi câu 0,25 điểm;

- Phần tự luận: 6,0 điểm (Vận dụng: 4,0 điểm; Vận dụng cao: 2,0 điểm

Ma trận đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 KNTT

Ma trận đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 KNTT

2. Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 Kết nối

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (16 câu - 4,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Chiều dày của thước lá là:

A. Dưới 0,9 mm.

B. Trên 1,5 mm.

C. Từ 0,9 đến 1,5 mm.

D. 2,0 mm.

Câu 2. Cắt kim loại bằng cưa tay là gì?

A. Là xác định ranh giới giữa chi tiết cần gia công với phần lượng dư hoặc xác định vị trí tương quan các bề mặt.

B. Là dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu.

C. Là bước gia công thô, thường được sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0,5 mm.

D. Làm mòn chi tiết đến kích thước ong muốn.

Câu 3. Đặc điểm của thợ cơ khí và sửa chữa máy móc là gì?

A. Nghiên cứu, tư vấn, thiết kế và sản xuất trực tiếp máy móc, thiết bị.

B. Thực hiện nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và thiết kế.

C. Lắp ráp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa động cơ.

D. Lập bản vẽ xây dựng.

Câu 4. Yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực cơ khí là:

A. Có sức khỏe.

B. Cẩn thận.

C. Kiên trì.

D. Có sức khỏe, cẩn thận và kiên trì.

Câu 5. Người lao động trong lĩnh vực cơ khí cần:

A. Biết vận hành thiết bị.

B. Lập quy trình công nghệ và chế tạo.

C. Biết sử dụng phần mềm phục vụ thiết kế.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 6. Mức độ tác động của dòng điện lên cơ thể người phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Độ lớn dòng điện.

B. Thời gian tác động.

C. Đường đi của dòng điện.

D. Độ lớn, thời gian và đường đi của dòng điện qua cơ thể người.

Câu 7. Tai nạn điện do tiếp xúc trực tiếp vào vật mang điện là:

A. Tiếp xúc dây điện trần.

B. Tiếp xúc dây dẫn hỏng cách điện.

C. Tiếp xúc dây điện trần, dây dẫn hỏng cách điện.

D. Tiếp xúc gần lưới điện cao áp.

Câu 8. Biển báo nào sau đây thông báo đang sửa chữa điện?

Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 Kết nối

Câu 9. Đâu là trang bị bảo hộ an toàn điện?

A. Quần áo bảo hộ.

B. Mũ bảo hộ.

C. Găng tay cách điện.

D. Quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, găng tay cách điện.

Câu 10. Đâu là dụng cụ bảo vệ an toàn điện?

A. Bút thử điện.

B. Quần áo bảo hộ.

C. Mũ bảo hộ.

D. Mũ bảo hộ, bút thử điện.

Câu 11. Đặc điểm chung của dụng cụ an toàn điện là:

A. Có bọc cách điện.

B. Không thấm nước.

C. Dễ cầm.

D. Được bọc cách điện, không thấm nước và dễ cầm.

Câu 12. Có mấy bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 13. Người ta hà hơi thổi ngạt bằng cách:

A. Thổi vào mũi.

B. Thổi vào miệng.

C. Thổi vào mũi, thổi vào miệng.

D. Xoa bóp lồng ngực.

Câu 14. Bước 2 cần thực hiện khi gặp người bị tai nạn điện là gì?

A. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

B. Sơ cứu nạn nhân tại chỗ.

C. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

D. Đợi người lớn đến xử lí.

Câu 15. Cấu trúc mạch điện gồm mấy phần?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 16. Vai trò của bộ phận truyền dẫn, đóng cắt, điều khiển và bảo vệ trong mạch điện là:

A. Cung cấp năng lượng điện cho mạch điện hoạt động.

B. Truyền dẫn, đóng cắt nguồn điện, bảo vệ mạch điện.

C. Sử dụng năng lượng điện.

D. Truyền dẫn điện.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 câu - 6,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Nêu cấu tạo của thước cặp?

Câu 2 (2 điểm). Theo em, chạm vào vỏ máy giặt bị rò điện có bị điện giật không? Vì sao?

Câu 3 (1 điểm). Nêu tên và công dụng của một số trang bị bảo hộ lao động điện?

Câu 4 (1 điểm). Kể tên các thành phần cơ bản có trong mạch điện đơn giản?

3. Đáp án đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 Kết nối

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

C

D

D

D

C

B

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

D

A

D

B

C

B

C

B

II. Phần tự luận

Câu 1.

Cấu tạo của thước cặp gồm 8 phần: cán, mỏ đo trong, khung động, vít hãm, thang chia độ chính, mỏ đo ngoài, thang chia độ của du xích.

Câu 2.

Trường hợp dây điện đã được cắm và máy giặt đang hoạt động nhưng nếu dây điện an toàn, không bị hở sẽ không bị tai nạn điện.

Câu 3.

Một số trang bị bảo hộ an toàn điện:

- Quần áo bảo hộ: đảm bảo an toàn thân thể đối với các hoạt động.

- Mũ bảo hộ: bảo vệ vùng đầu.

- Găng tay bảo hộ: bảo vệ thân thể cũng như tránh tiếp xúc trực tiếp nguồn điện.

Câu 4.

Các thành phần cơ bản có trong mạch điện đơn giản là:

- Nguồn điện.

- Thiết bị đóng cắt, truyền dẫn, bảo vệ.

- Phụ tải.

.............................

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 6.381
0 Bình luận
Sắp xếp theo