Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Giáo dục công dân 8 KNTT

Tải về

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Giáo dục công dân 8 KNTT được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây bao gồm tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm GDCD 8 học kì 2 sách Kết nối kèm theo các câu hỏi tự luận môn GDCD 8 có gợi ý đáp án sẽ giúp các em củng cố kiến thức thật tốt để đạt kết quả cao trong kì thi học kì 2 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết đề cương ôn tập cuối kì 2 GDCD 8 KNTT, mời các em cùng tham khảo.

1. Nội dung câu hỏi ôn tập GDCD 8 học kì 2 KNTT

Định hướng làm bài kiểm tra định kỳ

a. Mục tiêu bài kiểm tra: Học sinh bước đầu hình dung được yêu cầu, mục đích, nhiệm vụ của bài kiểm tra định kỳ. Có kế hoạch ôn tập để làm bài kiểm tra hiệu quả

b. Nội dung kiểm tra

- Phổ biến nội dung kiểm tra

- Hình thức kiểm tra

- Thời gian kiểm tra

- Biểu điểm và các quy định đối với bài kiểm tra

c. Giới hạn kiểm tra:

Kiến thức cơ bản

Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

1. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Sử dụng súng tự chế.

B. Cưa mìn để lấy thuốc nổ.

C. Dùng dao để đánh nhau.

D. Cả A, B, C.

Câu 2: Hành động nào sau đây thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.

B. Sử dụng súng AK để tập huấn quân sự.

C. Nhà máy do Bộ Công an quản lý sản xuất pháo hoa để bắn chào mừng dịp tết nguyên đán.

D. Cả A, B, C.

Câu 3: Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Mời bạn bè mua pháo.

D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.

Câu 4 : Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí.?

A. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.

B. Cá nhân.

C. Công ty tư nhân.

D. Tổ chức phản động.

Câu 5: Hoạt động chủ yếu của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước và nhân loại được gọi là?

A. Lao động.

B. Sản xuất.

C. Hoạt động.

D. Cả A,B,C.

Câu 6: Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc để đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình và cống hiến cho xã hội được gọi là?

A. Quyền lao động.

B. Sản xuất.

C. Hoạt động.

D. Cả A,B,C.

Câu 7: Vai trò của lao động đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại là?

A. Nhân tố quyết định.

B. Là điều kiện.

C. Là tiền đề.

D. Là động lực.

Câu 8: Công dân có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần phát triển đất nước được gọi là?

A. Quyền lao động.

B. Sản xuất.

C. Hoạt động.

D. Nghĩa vụ lao động

Câu 9: Hãy chỉ ra hành vi không vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 trong những trường hợp dưới đây:

a) Thuê trẻ em 14 tuổi làm việc 8 giờ/ngày.

b) Đảm bảo an toàn cho người lao động.

c) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của nhân viên không lí do.

d) Thuê trẻ em 13 tuổi làm việc trong cơ sở sang chiết khí ga.

Câu 10: Hãy chỉ ra hành vi vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 trong những trường hợp dưới đây:

a) Không nhận trẻ em chưa đủ 13 tuổi vào làm việc(trừ một số công việc nghệ thuật , thể dục, thể thao theo luật định).

b) Đảm bảo an toàn cho người lao động.

c) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của nhân viên không lí do.

d) Không sử dụng lao động chưa thành niên vào làm các công việc nặng nhọc .

2. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến dưới đây? Vì sao?

a) Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm.

b) Đảm bảo các khoản chi thiết yếu là nội dung quan trọng trong kế hoạch chi tiêu.

c) Chỉ những người có thói quen chi tiêu tuỳ tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

Trả lời:

- Ý kiến a) Không đồng tình. Vì: mục đích của việc lập kế hoạch chi tiêu là để: cân bằng tài chính, tránh những khoản chi không cần thiết và tiết kiệm nhằm dự phòng cho những rủi ro, bất trắc.

- Ý kiến b) Đồng tình. Vì: kế hoạch chi tiêu phải tuân thủ quy tắc cân đối thu - chi, các định mức chi tiêu không được vượt số tiền đang có. Mục tiêu tiết kiệm đòi hỏi phải thực hiện quy tắc: tiết kiệm chủ yếu dựa trên tiết giảm những khoản chi không thiết yếu; không cắt giảm các khoản cho thiết yếu.

- Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: mỗi cá nhân đều cần rèn luyện kĩ năng quản lí chi tiêu và lập kế hoạch chi tiêu.

Câu 2: Thói quen chi tiêu dưới đây hợp lí hay chưa hợp lí? Vì sao?

a) Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

b) Xác định giá tiền những thứ cần mua.

c) Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.

d) Khảo giá những loại đồ muốn mua ở vài nơi để lựa chọn nơi nào có đồ cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn thì mua.

e) Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.

g) Chỉ chọn những đồ đắt tiền để mua.

h) Chỉ chọn mua những đồ có giá rẻ nhất

Trả lời:

Thói quen chi tiêu

Đánh giá

Giải thích

a) Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

Hợp lí

- Giúp chúng ta:

+ Mua đúng những mặt hàng thiết yếu; đáp ứng được đúng nhu cầu của bản thân

+ Tránh mua những hàng hóa không cần thiết, không phù hợp.

b) Xác định giá tiền những thứ cần mua.

Hợp lí

- Giúp chúng ta:

+ Chi tiêu phù hợp với mức tiền hiện có.

+ Tránh rơi vào tình trạng chi tiêu vượt kế hoạch, nợ nần.

c) Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.

Hợp lí

- Giúp chúng ta: mua đúng mặt hàng cần thiết; tránh lãng phí.

d) Khảo giá những loại đồ muốn mua ở vài nơi để lựa chọn nơi nào có đồ cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn thì mua.

Hợp lí

- Giúp chúng ta mua được những mặt hàng có chất lượng và giá cả phù hợp, từ đó có thể tiết kiệm thêm một khoản tiền.

e) Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.

Hợp lí

- Giúp chúng ta: cân đối tài chính, tiết kiệm chi tiêu.

g) Chỉ chọn những đồ đắt tiền để mua.

Không hợp lí

- Mua những đồ đắt tiền, không phù hợp với khả năng chi trả dễ khiến chúng ta lâm vào tình trạng nợ nần.

h) Chỉ chọn mua những đồ có giá rẻ nhất.

Không hợp lí

- Những đồ có giá trị rẻ nhất thường đi kèm với chất lượng thấp, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của các cá nhân.

...................

Mời các em sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung chi tiết đề cương ôn tập cuối kì 2 GDCD 8 KNTT.

2. Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 8 sách Kết nối 2024 có đáp án

Xem tại đây.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 759
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Giáo dục công dân 8 KNTT
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm