Đặt câu với từ đồng chí

Đặt câu với từ đồng chí. Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng có nghĩa là cùng. Trong bài viết dưới đây, HoaTieu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc hướng dẫn đặt câu có từ đồng chí và giải thích chi tiết ý nghĩa của từ ghép này. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.

1. Đặt câu với từ đồng chí

  • Bác Hoàng và bố tôi là đồng chí chiến đấu nên tình cảm rất thân thiết.
  • Chú Chung và bố tôi là đồng chí cùng lớp với nhau khi còn học ở trường lục quân 1.
  • Xin giới thiệu với mọi người, đây là đồng chí bí thư đoàn trường tiểu học XX.
  • Mời đồng chí trung đội trưởng lên làm mẫu.
  • Mời đồng chí Nguyễn Đức Trung tiểu đội 1 lên thực hành chào đội ngũ.
  • Anh cũng thành đồng chí rồi.
  • Xin phép Đồng chí Chính Uỷ.
  • Xin chào, Đồng chí Đại úy.
  • Đồng chí số 4, tôi không hiểu phải thực hiện mệnh lệnh của đồng chí như thế nào?
  • Chào, đồng chí chiến sĩ dũng cảm.
  • Trái tim người đồng chí dũng cảm.
  • Tôi ở lớp trên, đồng chí ạ.
  • Có xe tăng, đồng chí Đại úy.
  • Các đồng chí hãy cố gắng hơn nữa
  • Đồng chí ấy vừa trở về từ tuyến đầu
  • Anh nhận ra một tâm hồn đồng chí hướng
  • Bọn chúng sẽ thiêu chết họ, đồng chí Đại úy

3. Đồng chí nghĩa là gì?

Đồng chí có nghĩa là người có cùng chí hướng, lí tưởng
Đồng chí có nghĩa là người có cùng chí hướng, lí tưởng

Đồng chí là một từ Hán Việt, có nghĩa là người có cùng chí hướng, lí tưởng. Người cùng ở trong một đoàn thề chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là “đồng chí”. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, “đồng chí” trở thành từ xưng hô quen thuộc trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội.

Đồng chí cũng là tên một bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Chính Hữu, được đưa vào chương trình giảng dạy giáo dục phổ thông.

4. Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng có nghĩa là cùng

Đề bài Từ đồng nghĩa Tiếng Việt 5: Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là "cùng").

Dưới đây là một số từ có chứa tiếng đồng có nghĩa là cùng:

- đồng hương (người cùng quê)

- đồng lòng (cùng một ý chí)

- đồng nghiệp(cùng một nghề)

- đồng bào (cùng một giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc)

​- đông tình (cùng ý, cùng lòng)

- đồng diễn (cùng biểu diễn)

- đồng ca, đồng thanh(cùng hát, nói)

- đồng môn (cùng học)

- đồng thời, đồng loạt (cùng một lúc)

- đồng tâm, đồng điệu (cùng cảm xúc)

- đồng dạng (cùng hình dáng, vẻ ngoài)

- đồng hao (2 người con rể của cùng 1 nhà)

..............

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 1.364
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm