Các nguyên tắc của việc hiến xác, bộ phận cơ thể

Tải về

Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết

Việc hiến xác, bộ phận cơ thể phục vụ cho việc cứu chữa người bệnh và nghiên cứu khoa họ là hành vi nhân đạo, được cả xã hội tôn vinh. Vậy các nguyên tắc trong việc hiến, lấy xác được quy định như thế nào, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

1. Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy xác

a. Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép

Tự nguyện luôn là nguyên tắc được đặt vị trí đầu tiên trong pháp luật của tất cả các nước được đòi hỏi như là điều kiện cần cho hoạt động hiến xác, hiến bộ phận cơ thể (BPCT) người.

Nguyên tắc tự nguyện hiến còn thể hiện đó là chủ thể hiến có quyền thay đổi, chấm dứt, huỷ bỏ việc hiến BPCT, hiến xác bất cứ thời điểm nào họ muốn mà không cần đưa ra lý do hoặc lời giải thích nào. Mọi lựa chọn của người hiến được tôn trọng và không thể có một cá nhân hay tổ chức nào có thể can thiệp vào quyết định ấy của họ. Còn đối với tổ chức nhận thì sự tự nguyện của họ được thể hiện đó là sự tự do quyết định có nhận BPCT và/hoặc xác hiến của người hiến hay không. Đây là nguyên tắc phổ biến áp dụng trên toàn thế giới.

b. Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.

Có thể nói đây là nguyên tắc cụ thể hoá Điều 35 trong Bộ luật Dân sự 2015: “ Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác”. Đây là một biểu hiện cao đẹp của lòng nhân ái, tinh thần giác ngộ khoa học, khẳng định tính nhân bản vì con người của cộng đồng. Nguyên tắc hiến vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học đòi hỏi mục hiến phải được xác định trước và rõ ràng, không thể có mục đích nào khác ngoài các mục đích nêu trên nếu vì mục đích nào khác nữa thì đều bị coi là vi phạm pháp luật. Hơn nữa để thể hiện đúng mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học của hoạt động hiến xác, BPCT sau khi chết thì về phía y tế yêu cầu sự tận tâm tận lực. Khi có sự tự nguyện hiến phải tuân thủ chặt chẽ các quy định trong tư vấn, kiểm tra sức khoẻ, tâm lý của người hiến nhằm hạn chế thấp nhất khả năng rủi ro giữa người hiến và tổ chức nhận đồng thời để thể hiện rõ mục đích cao đẹp của người hiến.

c. Không nhằm mục đích thương mại.

Nguyên tắc này được áp dụng với tư cách là điều kiện đủ trong hoạt động hiến xác, BPCT sau khi chết so với điều kiện cần là nguyên tắc tự nguyện. Nguyên tắc không nhằm mục đích thương mại gồm 2 nội dung chính sau:

Thứ nhất, không trả tiền cho việc hiến xác, BPCT người sau khi chết, tức là không có sự đền bù trực tiếp cho người hiến, họ không có quyền đòi hỏi bất kỳ một sự trả giá nào cũng như không được phép nhận thù lao dưới bất kỳ hình thức nào từ hành vi hiến của mình. Tổ chức nhận, sử dụng, giảng dạy, nghiên cứu khoa học không phải trả bất kỳ khoản tiền nào do việc có được BPCT người.

Thứ hai, nghiêm cấm quảng cáo cho cá nhân hoặc một số tổ chức cụ thể. Nội dung này đòi hỏi hoạt động cung cấp thông tin giới thiệu, môi giới về nhu cầu hiến xác, BPCT cho một cá nhân, một tổ chức mang tính thương mại cụ thể đều bị cấm. Tuy nhiên trong hoạt động này do tính nhạy cảm đặc biệt nên thông tin tuyên truyền là hết sức quan trọng. Sẽ không thể xây dựng thành công được chương trình hiến nếu không thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền rộng rãi đối với nhân dân. Điều cốt lõi là phải kiểm soát chặt chẽ các thông tin, hạn chế các hiện tượng lách luật, biến tướng thành quảng cáo môi giới thương mại.

d. Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Tôn trọng cơ thể con người (hay không công cụ hóa cơ thể người) là những nguyên tắc cội rễ của cả ba nguyên tắc trên. Bởi nguyên tắc tôn trọng cơ thể con người vô cùng quan trọng, có sức bao quát tất cả các trường hợp có thể phát sinh trong đời sống dân sự liên quan đến công nghệ y sinh học vốn rất đa dạng và vô cùng ngạy cảm, phức tạp. Chính vì thế mà nó có tác động định hướng tương lai, tìm kiếm sự đồng thuận giữa các quan điểm khác nhau và có giá trị tuyên truyền trong cộng đồng.

Con người là trung tâm ủa mọi hoạt động xã hội. Yếu tố con người luôn được nhấn mạnh, tô đậm, đặt lên hàng đầu. Được tôn trọng cơ thể là quyền của mọi cá nhân, nó là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người. Điều này đòi hỏi trách nhiệm của các cơ sở y tế phải khôi phục về mặt thẩm mĩ thi thể sau khi lấy xác, BPCT người đó hay khi không còn nhu cầu sử dụng cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy thì mọi BPCT người được tiến hành hủy, thi thể được mai táng, tất cả đều phải được thực hiện với sự trang trọng, kính cẩn.

Việc tôn trọng cơ thể con người không chỉ ở chỗ được bảo vệ bởi cơ chế bất khả xâm phạm mà còn ở chỗ ngăn chặn mọi khả năng công cụ hóa với quy chế phi tài sản cơ thể người. Cơ thể người và bộ phận cấu thành không thể là đối tượng của quyền tài sản.

Các nguyên tắc của việc hiến xác, bộ phận cơ thể

2. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác

  • Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hiến, lấy xác

  • Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác
  • Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.
  • Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.
  • Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
  • Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi.
  • Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
  • Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.
  • Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
  • Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não.
Đánh giá bài viết
1 165
Các nguyên tắc của việc hiến xác, bộ phận cơ thể
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm