Quyết định về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp

Quyết định về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp ban hành kèm Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn về bảo hiểm tai nạn lao động dành cho người lao động đã nghỉ hưu hoặc thôi việc bị bệnh nghề nghiệp. Mời các bạn tham khảo.

1. Mẫu quyết định hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH...

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

__________

Số: ........./QĐ-...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

..... , ngày .... tháng .... năm ...

QUYẾT ĐỊNH

Về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp

___________

GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ...............

Căn cứ Nghị định số..... /2020/NĐ-CP ngày......................... tháng............ năm 2020 của Chính phủ;

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp ngày..... tháng .... năm của (1)

Theo đề nghị của..........................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 20.... cho cơ sở(1)...................................................................................................... , cụ thể như sau:

- Địa chỉ trụ sở tại.............................................................................................................

- Số điện thoại:.................................................. Email:....................................................

- Họ và tên người đại diện.................................................................................................

Chức vụ..............................................................................................................................

- Tổng số tiền hỗ trợ bằng số là................................................................................. đồng.

Bằng chữ ........................................................................................................................

- Danh sách người lao động được hỗ trợ và chi tiết mức hỗ trợ kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Trách nhiệm thực hiện

Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố............................. chịu trách nhiệm chuyển kinh phí hỗ trợ cho cơ sở (1).................................................................................................. theo đúng quy định vào tài khoản nhận tiền hỗ trợ(2):

- Tên chủ tài khoản:..........................................................................................................

- Số tài khoản:...............................................................................................................

- Ngân hàng/kho bạc:.....................................................................................................

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

2................................... , Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố ......, người sử dụng lao động có tên tại Điều 1 và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- .................;

- .................;

- Lưu: VT,..........

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÀO TẠO CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP (3)

(Kèm theo Quyết định số ........... ngày .... tháng.... năm... của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)

________________

Số TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Giới tính

Số sổ bảo hiểm xã hội/Mã số bảo hiểm xã hội

Số điện thoại người lao động (nếu có)

Công việc khi bị tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp

Công việc sau khi chuyển đổi nghề

Kinh phí đào tạo nghề

Mức kinh phí đào tạo nghề được hỗ trợ

Ghi chú

1

2

...

Tổng cộng

------------------------------

Ghi chú

(1) Ghi đầy đủ tên cơ sở.

(2) Điền đầy đủ thông tin về tên chủ tài khoản; số tài khoản; ngân hàng, kho bạc nhà nước nơi cơ sở mở tài khoản.

(3) Tùy theo yêu cầu quản lý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thể bổ sung thêm các cột thông tin khác trong bảng danh sách, khi ra quyết định.

2. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Nghị định 88/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ phục hồi chức năng lao động.

Cụ thể, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện:

1- Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên.

2- Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi.

3- Đang tham gia bảo hiểm tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Học phí quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo nghề theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ cho từng đối tượng như sau: Mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 2 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần.

Hỗ trợ phục hồi chức năng lao động

Nghị định cũng quy định về hỗ trợ phục hồi chức năng lao động. Theo đó, người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ điều kiện sau:

1- Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động.

2- Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3- Đang tham gia bảo hiểm tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức năng lao động tại thời điểm người lao động phục hồi chức năng lao động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 3 triệu đồng/người/lượt.

Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 2 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Bảo hiểm trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 294
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo