Kế hoạch giáo dục môn Hóa học lớp 11 giảm tải theo công văn 4040

Tải về

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, Bộ Giáo dục đã đưa ra chương trình giảm tải nội dung học cho các khối lớp cấp THPT. Hoatieu.vn mời quý thầy cô và quý phụ huynh tham khảo Kế hoạch giáo dục môn Hóa học lớp 11 giảm tải theo công văn 4040 nhằm chuẩn bị thời khóa biểu điện tử lớp 9 và bài giảng trên lớp đúng chuẩn, kịp với tốc độ dạy và học bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện trong tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp.

Nội dung điều chỉnh Hóa học lớp 11 theo công văn 4040

TRƯỜNG ...

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tổ: ...

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..., ngày ....tháng .....năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: HÓA HỌC 11

NĂM HỌC: 2021 - 2022

SỐ TUẦN 35

Thời gian học cả năm: 35 tuần x 2 tiết = 70 tiết

Học kỳ 1: 18 tuần x 2 tiết = 36 tiết. Học kỳ 2: 17 tuần x 2 tiết = 34 tiết

(Đính kèm Quyết định phê duyệt số /QĐ của trường THPT (THCS)...ngày tháng năm 2021)

Tiết

Bài/Chuyên đề

Hướng dẫn dạy học theo đối tượng

Điều chỉnh nội dung dạy học

Ghi chú

Yêu cầu tối thiểu đối với học sinh

Yêu cầu đối với học sinh khá giỏi

Thực hiện nội dung giáo dục địa phương, lồng ghép, trải nghiệm, gắn với mô hình...

Nội dung điều chỉnh

Lý do điều chỉnh

Điều chỉnh thời gian dạy; tích hợp với môn nào; các nội dung khác (nếu có)

HỌC KỲ I: (18 TUẦN; 36 TIẾT)

CHƯƠNG I: SỰ ĐIỆN LI

1

Bài 1: Sự điện li

1. Kiến thức

- Nêu khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.

2. Kĩ năng

- Viết phương trình điện li của một số chất.

1. Kiến thức

- Nêu bản chất tính dẫn điện của chất điện li.

2. Kĩ năng

- Viết phương trình điện li của một số chất.

Giáo dục bảo vệ môi trường: Chất thải chứa kim loại nặng thải ra môi trường nước và đất

2

Bài 2: Axit, bazơ, muối

1. Kiến thức

- Định nghĩa: axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa.

- Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, cụ thể.

1. Kiến thức

- Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit.

2. Kĩ năng

- Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa.

- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.

- Mục III. Hidroxit lưỡng tính (Sn(OH)2, Pb(OH)2) Không dạy

- Bài tập 2d

Không yêu cầu HS làm

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

3

Bài 3: Sự điện li của nước, pH, chất chỉ thị axit – bazơ.

1. Kiến thức

- Nêu tích số ion của nước.

- Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm.

2. Kĩ năng

- Xác định được môi trường của dung dịch dựa vào độ pH.

- Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra.

- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.

1. Kiến thức

Ý nghĩa tích số ion của nước.

- Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm.

2. Kĩ năng

- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.

- Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.

Giáo dục bảo vệ môi trường: Sử dụng vôi để khử chua của đất

Mục II. 2. Chất chỉ thị axit - bazơ

Tự học có hướng dẫn

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

4, 5

Bài 4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các cất đện ly

1. Kiến thức

- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện:

+ Tạo thành chất kết tủa.

+ Tạo thành chất điện li yếu.

+ Tạo thành chất khí.

2. Kĩ năng

- Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra.

- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.

1. Kiến thức

- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện:

+ Tạo thành chất kết tủa.

+ Tạo thành chất điện li yếu.

+ Tạo thành chất khí.

2. Kĩ năng

- Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra.

- Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng phức tạp.

6

Bài 5. Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

1. Kiến thức

- Củng cố các kiến thức về axit, bazơ, muối theo Areniut và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

2. Kĩ năng

- Viết phương trình đện ly, phương trình ion rút gọn của các phản ứng. Xác định pH của ác dung dịch axit mạnh.

7

Bài 6. Bài thực hành 1. Tính axit bazơ, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

1. Kiến thức

- Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm .

2. Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét.

Giáo dục bảo vệ môi trường: Sử dụng hóa chất đúng liều lượng giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Chương 2: NITO – PHOT PHO

8

Bài 7. Nito

1. Kiến thức

- Nêu vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ.

- Tính chất vật lí của nitơ

- Nêu tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi).

2. Kĩ năng

- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nitơ.

1. Kiến thức

- Cấu tạo phân tử nito

- Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ.

2. Kĩ năng

- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nitơ.

- Tính thể tích khí nitơ ở đktc trong phản ứng hoá học; tính % thể tích nitơ trong hỗn hợp khí.

Giáo dục bảo vệ môi trường trong điều chế nito

- Mục II. Tính chất vật lí

- Mục V. Trạng thái tự nhiên

- Mục VI.1. Trong công nghiệp

Tự học có hướng dẫn

- Mục VI.2. Trong phòng thí nghiệm

Học sinh tự đọc

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

9, 10, 11, 12, 13

Chủ đề: Hợp chất của nito

1. Kiến thức

- Tính chất vật lí NH3

- Cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- Tính chất hoá học của amoniac.

- Tính chất hoá học và ứng dụng của muối amoni.

- Tính chất vật lí, ứng dụng, cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac).

- HNO3 là một trong những axit mạnh nhất.

- Tính chất HNO3, muối NO3.

2. Kĩ năng

- Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học.

- Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học.

- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và rút ra kết luận.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, video..., rút ra được nhận xét về tính chất của HNO3.

- Viết các PTHH dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học của HNO3 đặc và loãng.

1. Kiến thức

- Tính chất vật lí NH3

- Cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- Tính chất hoá học của amoniac.

- Tính chất hoá học và ứng dụng của muối amoni.

- Cấu tạo phân tử HNO3

- HNO3 là chất oxi hoá rất mạnh: oxi hoá hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

2. Kĩ năng

- Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở đktc theo hiệu suất.phản ứng

- Tính % về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp.

- Tính thành phần % khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3.

- Tính thành phần % khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp; nồng độ hoặc thể tích dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

Giáo dục bảo vệ môi trường: sử dụng hóa chất và hạn chế lượng thải trong quá trình điều chế và làm thí nghiệm chứng minh

- Bài 8: Amoniac và muối amoni

+ Hình 2.2.

Không yêu cầu học sinh học sơ đồ cấu tạo của phân tử NH3

+ Mục III.2.b. Tác dụng với clo:

Thay bằng PTHH: 4NH3 + 5O2 → (dòng 1 trang 41)­

- Bài 9: Axit nitri và muối nitrat

+ Mục B.1.3. Nhận biết:

+ Mục C. Chu trình của nito trong tự nhiên

Học sinh tự đọc

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

14, 15

Bài 13. Luyện tập: Tính chất nitơ và hợp chất của chúng

1. Kiến thức

- Củng cố tính chất của nitơ, amoniac và muối amoni, axit nitric và muối nitrat.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập hóa học.

1. Kiến thức

- Củng cố tính chất của nitơ, amoniac và muối amoni, axit nitric và muối nitrat.

2. Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng giải bài tập hóa học nâng cao có sử dụng phương pháp giải nhanh

- Phần muối nitrat

Không dạy phản ứng nhận biết ion nitrat

- Bài tập 3.

Không yêu cầu học sinh viết PTHH (1) và (2)

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

Bài 10. Photpho

1. Kiến thức

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho.

- Ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp

- Tính chất hoá học cơ bản của photpho.

2. Kĩ năng

- Kết luận về tính chất của photpho.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh .., rút ra được nhận xét về tính chất của photpho.

- Viết được PTHH.

1. Kiến thức

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho.

- Ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp

- Tính chất hoá học cơ bản của photpho.

2. Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của photpho.

- Giải các bài tập liên quan.

Giáo dục bảo vệ môi trường: Sử dụng được photpho hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và thực tế

Tự học có hướng dẫn

-Không y/c HS học cấu trúc (H210; 211)

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

Bài 11. Axit photphoric và muối photphat

1. Kiến thức

- Tính chất vật lí, ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- Tính chất của muối photphat ứng dụng.

2. Kĩ năng

- Viết các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất của axit H3PO4 và muối photphat..

1. Kiến thức

- Cấu tạo phân tử H3PO4

2. Kĩ năng

- Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được, % muối photphat trong hỗn hợp.

Giáo dục bảo vệ môi trường trong quá trình làm thí nghiệm chứng minh và điều chế

- Tự học có hưỡng dẫn; không yêu cầu học sinh học phản ứng điều chế axit photphoric trong PTN.

- Lưu ý axit photphoric là axit 3 nấc, độ mạnh trung bình; cách nhận biết ion photphat.

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

16

Kiểm tra giữa học kì I

1. Kiến thức

- Kiểm tra kiến thức về sự điện li, axit, bazơ, muối và hiđroxit lưỡng tính phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. Nito, ammoniac và muối amoni

- pH của dung dịch, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

2. Kĩ năng

- Làm bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận về viết pthh và giải các bài tập liên quan..

1. Kiến thức

- Kiểm tra kiến thức về sự điện li, axit, bazơ, muối và hiđroxit lưỡng tính phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. Nito, ammoniac và muối amoni

- pH của dung dịch, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

2. Kĩ năng

- Làm bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận về viết pthh và giải các bài tập nâng cao

17

Bài 14. Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho

Kiến thức:

Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm.

Kĩ năng:

- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hoá học.

- Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường

Giáo dục bảo vệ môi trường: Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.

- Thí nghiệm 3.b.

Không yêu cầu thực hiện thí nghiệm

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

18 - 21

Chủ đề STEM: Trồng cây với dung dịch thủy canh từ phân bón hóa học

1. Kiến thức

- Khái niệm phân bón hóa học và phân loại.

- Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng

- Nêu được vai trò của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng.

- Nêu được tên, thành phần hóa học và ứng dụng của phân bón hóa học thông dụng sử dụng trong một số dung dịch thủy canh.

- Nêu ra bằng chứng cho việc sử dụng phân bón ở dạng dung dịch thủy canh cho một số loại cây trồng theo đúng cách, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, tránh ô nhiễm môi trường.

2. Kỹ năng

- Biết cách sử dụng từng loại phân bón thích hợp đối với từng loại cây trồng và từng thời kỳ sinh trưởng của cây.

- Tra cứu tìm kiểm, lựa chọn được một số dung dịch thủy canh từ phân bón hóa học phù hợp với một số loại cây trồng.

- Xác định được thành phần các nguyên tố hóa học và đo được các thông số của dung dịch thủy canh như độ PH, chỉ số dinh dưỡng PPM, hệ số căng mặt ngoài của dung dịch thủy canh để chỉ ra khả năng cung cấp dinh dưỡng của cây.

- Thiết kế, chế tạo được các bình chứa để sử dụng trong việc trồng cây.

Giáo dụng cho HS ý thức bảo vệ môi trường đất, sử dụng phân bón phù hợp

- Bài 12. Phân bón hóa học

Tự học có hướng dẫn

Chương 3: CACBON – SILIC

22, 23, 24

Chủ đề : Cacbon và hợp chất

1. Kiến thức

- Vị trí của cacbon, silic trong bảng tuần hoàn, tính chất vật lí.

- Cacbon có tính phi kim yếu (oxi hóa hiđro và kim loại canxi), tính khử (khử oxi, oxit kim loại). Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hóa +2 hoặc +4.

- Tính chất hoá học: Là phi kim hoạt động hoá học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của CO, CO2, muối cacbonat,

- Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học.

2. Kĩ năng

- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của C.

1. Kiến thức

- Vị trí của cacbon

- Cacbon có tính phi kim yếu (oxi hóa hiđro và kim loại canxi), tính khử (khử oxi, oxit kim loại). Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hóa +2 hoặc +4.

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của CO, CO2, muối cacbonat,

- Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học.

2. Kĩ năng

- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của silic và hợp chất.

-Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp ; Tính % khối lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng với CO; tính % thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp khí.

Giáo dục bảo vệ môi trường trong phản ứng cháy của cacbon

- Bài 15.

+ Mục II.3.

HS tự đọc.

+ Mục IV.

+ Mục V.

Tự học có hướng dẫn

- Mục VI.

HS tự đọc.

- Bài 16.

+ Mục A.I; A.II; B; C

Tự học có hướng dẫn, lưu ý sự thay đổi số oxi hóa của C và vai trò của các chất trong các phản ứng

- Bài 17.

- Bài 18.

HS tự đọc

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

25, 26

Bài 19. Luyện tập: Tính chất của cacbon

1. Kiến thức

- Củng cố tính chất cơ bản của cacbon, các hợp chất oxit, axit và muối của chúng.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng viết phương trình hóa học.

1. Kiến thức

- Củng cố tính chất cơ bản của cacbon, các hợp chất oxit, axit và muối của chúng.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng viết phương trình và giải bài tập nâng cao

- Bài 19.

Không yêu cầu luyện tập các nội dung liên quan đến silic và hợp chất của silic

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

Chương 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

27

Mở đầu về hoá học hữu cơ.

1. Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.

- Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất).

- Các loại công thức của hợp chất hữu cơ: Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo.

- Sơ lược về phân tích nguyên tố: Phân tích định tính, phân tích định lượng.

2. Kĩ năng

Phân biệt được hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon theo thành phần phân tử.

1. Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.

- Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất).

- Các loại công thức của hợp chất hữu cơ: Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo.

- Sơ lược về phân tích nguyên tố: Phân tích định tính, phân tích định lượng.

2. Kĩ năng

- Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi.

- Xác định được công thức phân tử khi biết các số liệu thực nghiệm.

28, 29

Công thức phân tử chất hữu cơ.

1. Kiến thức

- Các loại công thức của hợp chất hữu cơ: Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo.

2. Kĩ năng

- Cách thiết lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử dạng đươn giản.

1. Kiến thức

- Các loại công thức của hợp chất hữu cơ: Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo.

2. Kĩ năng

- Vận dụng các cách thiết lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử giải bài tập có liên quan.

30, 31

Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.

1. Kiến thức

- Nội dung thuyết cấu tạo hoá học; Khái niệm đồng đẳng, đồng phân.

- Liên kết cộng hoá trị của chất hữu cơ.

2. Kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể.

- Phân biệt được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể.

1. Kiến thức

- Nội dung thuyết cấu tạo hoá học; Khái niệm đồng đẳng, đồng phân.

- Liên kết cộng hoá trị của chất hữu cơ.

- Liên kết cộng hoá trị và khái niệm về cấu trúc không gian của phân tử chất hữu cơ.

2. Kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể.

- Phân biệt được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể.

- Bài 23. Phản ứng hữu cơ

Học sinh tự đọc

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

32, 33

Bài 24. Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo

1. Kiến thức

- Củng cố khái niệm: hợp chất hữu cơ, các loại hợp chất hữu cơ.

2. Kĩ năng

- Giải bài tập lập công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của một số chất đơn giản.

1. Kiến thức

- Củng cố khái niệm: hợp chất hữu cơ, các loại hợp chất hữu cơ.

2. Kĩ năng

- Giải bài tập lập công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của một số chất đơn giản.

Bài tập 7 + 8: Không yêu cầu học sinh làm

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

34, 35

Ôn tập học kì I

1. Kiến thức

- Hệ thống hóa kiến thức về sự điện li, axit, bazơ, muối theo thuyết A-re-ni-ut.

- Tính chất hóa học của nitơ, photpho, cacbon các hợp chất của chúng.

- Đại cương hóa hữu cơ, CTPT và CTCT.

2. Kĩ năng

- Giải bài tập về sự điện ly, nito phôt pho, cacbon và hợp chất, lập công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của một số chất đơn giản.

1. Kiến thức

- Hệ thống hóa kiến thức về sự điện li, axit, bazơ, muối theo thuyết A-re-ni-ut.

- Tính chất hóa học của nitơ, photpho, cacbon, các hợp chất của chúng.

- Đại cương hóa hữu cơ, CTPT và CTCT.

2. Kĩ năng

- Giải bài tập về sự điện ly, nito phôt pho, cacbon và hợp chất, lập công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của một số chất đơn giản.

- Giải bài tập nâng cao

36

Kiểm tra cuối học kì I

1. Kiến thức

- Sự điện li, axit, bazơ, muối theo thuyết A-re-ni-ut.

- Tính chất hóa học của nitơ, photpho, cacbon, các hợp chất của chúng.

- Đại cương hóa hữu cơ, CTPT và CTCT.

2. Kĩ năng

- Giải bài tập về sự điện ly, nito phôt pho, cacbon và hợp chất, lập công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của một số chất đơn giản.

HỌC KỲ II (17 TUẦN; 34 TIẾT)

Chương 5: HIDROCACBON NO

37, 38

Bài 25. Ankan

1. Kiến thức

- Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng.

- Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.

- Tính chất hoá học.

- Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp.

2. Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về tính chất của ankan.

- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.

- Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.

- Xác định ctpt, viết ctct và gọi tên.

1. Kiến thức

- Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng.

- Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.

- Tính chất hoá học.

- Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp.

2. Kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.

- Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.

- Xác định ctpt, viết ctct và gọi tên.

- Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy.

Giáo dục bảo vệ môi trường: ảnh hưởng của của các sản phẩm thí nghiệm tới môi trường

- Mục II. Tính chất vật lý

- Mục V. Ứng dụng

Tự học có hướng dẫn

- Bài 26. Xicloankan

Học sinh tự đọc

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

39

Bài 27. Luyện tập: Ankan

1. Kiến thức

Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankan.

2. Kĩ năng

Viết phương trình hóa học có chú ý vận dụng quy luật thế vào phân tử ankan.

1. Kiến thức

Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankan.

2. Kĩ năng

- Lập CTPT của hợp chất hữu cơ, viết phương trình hóa học có chú ý vận dụng quy luật thế vào phân tử ankan.

- Tính toán theo pthh.

- Mục I.

Không yêu cầu các nội dung liên quan tới xicloankan

40

Bài 28. Bài thực hành 3: Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan

1. Kiến thức

- Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể.

- Phân tích định tính các nguyên tố C và H.

2. Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

Giáo dục bảo vệ môi trường: Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.

- Thí nghiệm 2

Không yêu cầu thực hiện thí nghiệm

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

Chương 6: HIDROCACBON KHÔNG NO

41- 48

Chủ đề: Hidrocacbon không no

1. Kiến thức

- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo của anken, ankadien, ankin.

- Đồng phân hình học của anken.

- Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken, ankadien, ankin.

- Tính chất hoá học của anken, ankadien liên hợp, ankin.

2. Kĩ năng

- Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất anken, ankađien và ankin.

- Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử đơn giản.

- Viết các phương trình minh họa tính chất hoá học.

- Phân biệt được một số anken, ankadien, ankin.

- Giải bài tập tìm CTPT, CTCT và tính toán đơn giản theo phương trình.

1. Kiến thức

- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo của anken, ankadien, ankin.

- Đồng phân hình học của anken.

- Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken, ankadien, ankin.

- Tính chất hoá học của anken, ankadien liên hợp, ankin.

2. Kỹ năng

- Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử đơn giản.

- Viết các phương trình minh họa tính chất hoá học.

- Phân biệt được một số anken, ankadien, ankin.

- Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp.

- Giải bài tập vận dụng cao

Giáo dục bảo vệ môi trường: Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.

- Tính chất vật lí của anken, ankin

- Ứng dụng của anken, ankadien, ankin

Tự học có hướng dẫn

- Bài 34

+ Thí nghiệm 1

Tích hợp khi dạy chủ đề hiđrocacbon không no và có thể sử dụng video thí nghiệm

+ Thí nghiệm 2

Không yêu cầu làm

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

Chương 7: HIDROCACBON THƠM. NGUỒN HIDRCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON

49, 50

Bài 35. Benzenvà đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác.

1. Kiến thức

- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp.

- Tính chất vật lí

- Tính chất hoá học .

2. Kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng.

- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen

- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

1. Kiến thức

- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp.

- Tính chất vật lí

- Tính chất hoá học .

2. Kĩ năng

- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen

- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

- Tính khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm về khối lượng của chất trong hỗn hợp.

Giáo dục bảo vệ môi trường: Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.

Mục B.II. Naphtalen:

Không yêu cầu học sinh học

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

51

Luyện tập: Hiđrocacbon thơm

1. Kiến thức

- Phân biệt những điểm giống và khác nhau về tính chất hóa học của hiđrocacbon thơm với ankan và anken.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của hiđrocacbon thơm.

1. Kiến thức

- Phân biệt những điểm giống và khác nhau về tính chất hóa học của hiđrocacbon thơm với ankan và anken.

2. Kĩ năng

- Giải bài tập tìm CTPT, CTCT và tính toán theo phương trình.

- Bài 37.

HS tự đọc

- Bài 38.

Tự học có hướng dẫn

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

52

Kiểm tra giữa học kì II

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của hiđrocacbon: Ankan, anken, ankađien, ankin.

- Tính chất hóa học của hiđrocacbon no, không no và hiđrocacbon thơm.

2. Kĩ năng

- Viết PTHH minh họa tính chất

- Nhận biết các loại hidrocacbon

- Giải bài tập đơn giản.

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của hiđrocacbon: Ankan, anken, ankađien, ankin.

- Tính chất hóa học của hiđrocacbon no, không no và hiđrocacbon thơm.

2. Kĩ năng

- Viết PTHH minh họa tính chất

- Nhận biết các loại hidrocacbon

- Giải bài tập mức độ vận dụng cao

Chương 8: DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL – PHENOL

53, 54, 55, 56

Chủ đề: Ancol-Phenol

1. Kiến thức

- Định nghĩa, phân loại ancol, phenol.

- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp.

- Tính chất vật lí

- Tính chất hoá học .

- Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).

2. Kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol.

- Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 4C - 5C).

- Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học

- Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học.

- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol.

1. Kiến thức

- Định nghĩa, phân loại ancol, phenol.

- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp.

- Tính chất vật lí

- Tính chất hoá học .

- Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).

- Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.

2. Kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol.

- Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 4C - 5C).

- Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học

- Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học.

- Giải bài tập tìm ctpt, tính theo pthh của ancol đa chức.

- Rèn kỹ năng viết PT và giải các bài tập nâng cao

Giáo dục bảo vệ sức khỏe và an toàn giao thông khi sử dụng rượu bia

- Bài 39.

Không yêu cầu học sinh học

- Bài 40.

+ Mục: V.1.a; V.2

Tự học có hưỡng dẫn

+ Mục V.1.b.

Không y/c hs học phần tổng hợp Glixerol từ propilen

- Bài 41:

+ Mục I.2.

Học sinh tự đọc

+ Mục II.4.

Không y/c hs học phần điều chế

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

57

Bài 42. Luyện tập: Ancol và phenol

1. Kiến thức

- Củng cố, hệ thống hóa tính chất hóa học và phương pháp điều chế ancol, phenol.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng viết PT cơ bản.

1. Kiến thức

- Củng cố, hệ thống hóa tính chất hóa học và phương pháp điều chế ancol, phenol.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học và giải bài tập nâng cao

- Bài tập 2;

- Bài tập 5 (b) Không yêu cầu học sinh làm

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

Chương 9: ANDEHIT – XETON - AXIT CACBOXYLIC

58, 59

Bài 44. Anđehit - Xeton

1. Kiến thức

- Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo, danh pháp của anđehit.

- Tính chất vật lí

- Tính chất hoá học của anđehit no đơn chức, axit cacboxylic no đơn chức.

- KN phản ứng este hóa.

- Phư­ơng pháp điều chế.

- Một số ứng dụng chính.

2. Kĩ năng

- Dự đoán được tính chất hoá học đặc trưng; Kiểm tra dự đoán và kết luận.

- Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđehit

- Nhận biết anđehit bằng phản ứng hoá học đặc trưng.

- Giải các bài tập đơn giản.

1. Kiến thức

- Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo, danh pháp của anđehit.

- Tính chất vật lí

- Tính chất hoá học của anđehit no đơn chức, axit cacboxylic no đơn chức.

- KN phản ứng este hóa.

- Phư­ơng pháp điều chế.

- Một số ứng dụng chính.

2. Kĩ năng

- Nhận biết anđehit bằng phản ứng hoá học đặc trưng.

- Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit trong phản ứng.

- Phân biệt andehit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học.

- Tính khối lượng bạc hoặc andehit qua phản ứng tráng bạc.

Giáo dục bảo vệ môi trường: Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.

- Mục A.III.2.

Không y/c hs học phản ứng oxi hóa anđehit bởi O2.

- Mục B.

Không y/c hs học phần Xeton

- Bài tập 6e, 9

Không yêu cầu học sinh làm

- Bài 46.

+ Các nội dung luyện tập phần anđehit

Tích hợp khi dạy bài 44. Anđehit

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

60, 61

Bài 45. Axit cacboxylic

1. Kiến thức

- Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo, danh pháp của axit cacboxylic.

- Tính chất vật lí

- Tính chất hoá học của axit cacboxylic no đơn chức.

- KN phản ứng este hóa.

- Phư­ơng pháp điều chế.

- Một số ứng dụng chính

2. Kĩ năng

- Dự đoán được tính chất hoá học đặc trưng; Kiểm tra dự đoán và kết luận.

- Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất.

- Nhận biết axit axetic

- Giải các bài tập đơn giản.

1. Kiến thức

- Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo, danh pháp của axit cacboxylic.

- Tính chất vật lí

- Tính chất hoá học của axit cacboxylic no đơn chức.

- KN phản ứng este hóa.

- Phư­ơng pháp điều chế.

- Một số ứng dụng chính

2. Kĩ năng

- Viết phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa của axit

- Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học.

- Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch axit trong phản ứng.

- Mục IV.1.

Tự học có hướng dẫn

- Bài 46.

+ Các nội dung luyện tập axit cacboxylic. Tích hợp khi dạy bài 45.

Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021

62, 63

Bài thực hành 5, 6: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic

1. Kiến thức

Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Phản ứng tráng gương (HCHO tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3).

- Tác dụng của axit axetic với quỳ tím, Na2CO3, etanol.

- Etanol tác dụng với natri.

- Glixerol tác dụng với Cu(OH)2.

- Phenol tác dụng với NaOH, dung dịch brom.

2. Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

Giáo dục bảo vệ môi trường: Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.

64, 65, 66, 67

Hoạt động trải nghiệm: Hóa học với môi trường

1. Kiến thức

Biết được:

- Vai trò của hoá học đối với sự phát triển kinh tế.

- Vai trò của hoá học đã góp phần thiết thực giải quyết các vấn đề thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu tơ sợi, thuốc chữa bệnh, thuốc cai nghiện ma tuý.

− Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước.

− Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học.

− Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học.

2. Kĩ năng

− Tìm thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí thông tin và rút ra nhận xét về các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường.

− Giải quyết một số tình huống trong thực tế về tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, chất phế thải,...

− Giải quyết một số tình huống trong thực tiễn về thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm : bảo quản, sử dụng an toàn, hợp lí, hiệu quả.

− Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn.

Tổ chức cho HS trải nghiệm tại sân trường

68, 69

Ôn tập học kì II

1. Kiến thức

- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về hiđrocacbon no, hiđrocacbon không no, hiđrocacbon thơm, ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic.

- Biết các loại công thức, một số tính chất vật lý, hóa học, ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử.

2. Kĩ năng

- Giải một số bài tập định tính

1. Kiến thức

- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về hiđrocacbon no, hiđrocacbon không no, hiđrocacbon thơm, ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic.

- Mở rộng khái niệm về phản ứng thế trong hóa hữu cơ.

2. Kĩ năng

- Giải bài tập định tính và định lượng của các chất cụ thể

70

Kiểm tra cuối học kì II

1. Kiến thức

- Hidrocacbon no, không no, thơm

- Dẫn xuất halogen, ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic

2. Kĩ năng

- Viết PTHH

- Giải bài tập định lượng

- Giải bài tập xác định CTPT, CTCT

Họ tên, chữ ký của giáo viên xây dựng kế hoạch

Tổ trưởng chuyên duyệt

(Họ tên, chữ ký)

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 3.073
Kế hoạch giáo dục môn Hóa học lớp 11 giảm tải theo công văn 4040
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm