Kế hoạch giáo dục môn Hóa học lớp 10 giảm tải theo công văn 4040
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, Bộ Giáo dục đã đưa ra chương trình giảm tải nội dung học cho các khối lớp cấp THPT. Hoatieu.vn mời quý thầy cô và quý phụ huynh tham khảo Kế hoạch giáo dục môn Hóa học lớp 10 giảm tải theo công văn 4040 nhằm chuẩn bị thời khóa biểu điện tử lớp 9 và bài giảng trên lớp đúng chuẩn, kịp với tốc độ dạy và học bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện trong tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp.
Nội dung điều chỉnh Hóa học lớp 10 theo công văn 4040
TRƯỜNG ... | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Tổ: ... | Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
..., ngày ....tháng ....năm 2021 |
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: HÓA HỌC 10
NĂM HỌC: 2021 - 2022
SỐ TUẦN 35
Thời gian học cả năm: 35 tuần x 2 tiết = 70 tiết
Học kỳ 1: 18 tuần x 2 tiết = 36 tiết. Học kỳ 2: 17 tuần x 2 tiết = 34 tiết
(Đính kèm Quyết định phê duyệt số /QĐ của trường THPT (THCS)...ngày tháng năm 2021)
Tiết | Bài/Chuyên đề |
Hướng dẫn dạy học theo đối tượng | Điều chỉnh nội dung dạy học |
Ghi chú | |||
Yêu cầu tối thiểu đối với học sinh |
Yêu cầu đối với học sinh khá giỏi | Thực hiện nội dung giáo dục địa phương, lồng ghép, trải nghiệm, gắn với mô hình... | Nội dung điều chỉnh | Lý do điều chỉnh | Điều chỉnh thời gian dạy; tích hợp với môn nào; các nội dung khác (nếu có) | ||
HỌC KỲ I: (18 TUẦN; 36 TIẾT) | |||||||
Chương 1: NGUYÊN TỬ | |||||||
1 | Thành phần nguyên tử | 1. Kiến thức - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm: - Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron. - Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron. 2. Kỹ năng Giải các BT có liên quan | 1. Kiến thức - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm: - Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron. - Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron. 2. Kỹ năng Giải các BT cơ bản và nâng cao có liên quan. | I.1.a. Sơ đồ thí nghiệm phát hiện ra tia âm cực I.2. Mô hình thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử Khuyến khích học sinh tự đọc II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử Tự học có hướng dẫn - Bài tập 5 Không yêu cầu học sinh làm | Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021 | ||
2, 3 | Hạt nhân nguyên tử- nguyên tố hóa học- đồng vị | 1. Kiến thức - Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân. - Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử. - Kí hiệu nguyên tử () là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron. - Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. 2. Kỹ năng Giải được bài tập: Tính được nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị, tính tỉ lệ % khối lưọng của mỗi đồng vị (không giải BT 6; 8/14). | 1. Kiến thức - Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân. - Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử. - Kí hiệu nguyên tử () là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron. - Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. 2. Kỹ năng Giải được bài tập: Tính được nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị, tính tỉ lệ % khối lưọng của mỗi đồng vị, một số bài tập khác có liên quan | - Bảo vệ phóng xạ: Tia phóng xạ gây đột biến gen nên gây bệnh ung thư cho con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đén sức khoẻ con người và động thực vật - Để phòng hiểm họa do rò rỉ các nhà máy điện nguyên tử | |||
4, 5 | Luyện tập: Thành phần nguyên tử | 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức: - Thành phần cấu tạo nguyên tử, kích thước và điện tích hạt nhân - Nguyên tố hóa học, ký hiệu nguyên tử 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng: - Xác định các loại hạt trong nguyên tử. - Viết kí hiệu nguyên tử - Tính nguyên tử khối trung bình - Giải bài tập xác định số hạt trong nguyên tử ở dạng đơn giản | 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức: - Thành phần cấu tạo nguyên tử, kích thước và điện tích hạt nhân - Nguyên tố hóa học, ký hiệu nguyên tử 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng: - Xác định các loại hạt trong nguyên tử. - Viết kí hiệu nguyên tử - Tính nguyên tử khối trung bình - Giải bài tập xác định số hạt trong nguyên tử. | ||||
6 | Cấu tạo vỏ nguyên tử | 1. Kiến thức - Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định, tạo nên vỏ nguyên tử. - Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, N). - Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. - Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp. 2. Kỹ năng Vận dụng lý thuyết giải bài tập về cấu tạo nguyên tử có liên quan. | |||||
7, 8 | Cấu hình electron của nguyên tử | 1. Kiến thức - Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử. - Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên. - Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng 2. Kỹ năng Vận dụng lý thuyết giải bài tập có liên quan. - Viết cấu hình e của nguyên tố có Z ≤ 20 | 1. Kiến thức - Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử. - Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 30 nguyên tố đầu tiên - Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng 2. Kỹ năng - Vận dụng lý thuyết giải bài tập có liên quan. - Viết cấu hình e của nguyên tố có Z > 20 | ||||
9, 10 | Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử | 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức - Thứ tự các phân lớp e theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử - Số e tối đa trong một phân lớp, một lớp. - Cấu hình e của nguyên tử. 2. Kỹ năng: rèn kĩ năng - Xác định số e của các lớp, số e lớp ngoài cùng của các nguyên tố. - Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tử có Z ≤ 20. - Xác định tính chất của các nguyên tố | 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức - Thứ tự các phân lớp e theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử - Số e tối đa trong một phân lớp, một lớp. - Cấu hình e của nguyên tử. 2. Kỹ năng: rèn kĩ năng - Xác định số e của các lớp, số e lớp ngoài cùng của các nguyên tố. - Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tử. - Xác định tính chất của các nguyên tố
| ||||
Chương 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN | |||||||
11 | Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học | 1. Kiến thức - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. - Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B). 2. Kỹ năng Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại. |
| - Mục II. 1. Ô nguyên tố - Mục II. 2. Chu kì Tự học có hướng dẫn | Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021
| ||
12, 13, 14 | Chủ đề: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử, tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn. | 1. Kiến thức - Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A. - Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hoá học các nguyên tố trong cùng một nhóm A. - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. - Biết và giải thích được sự biến đổi độ âm điện của một số nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A. - Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A (dựa vào bán kính nguyên tử). - Hiểu được sự biến đổi hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro của các nguyên tố trong một chu kì. - Biết được sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit trong một chu kì, trong một nhóm A. - Hiểu được nội dung định luật tuần hoàn. 2. Kỹ năng - Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử nhóm A, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng. - Vận dụng kiến thức để giải các bài tập có liên quan. |
| - Bài 8: + Mục II.2. một số nhóm A tiêu biểu HS tự đọc - Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Tự học có hướng dẫn | Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021
| ||
15 | Kiểm tra giữa kỳ 1 | 1. Kiến thức - Cấu tạo nguyên tử, hạt nhân nguyên tử - Mối quan hệ giữa các hạt - Cấu tạo bảng tuần hoàn, sự biến đổi cấu hình và tính chất của các nguyên tố 2. Kỹ năng - Giải bài tập liên quan về cấu tạo nguyên tử - Giải bài tập về mối quan hệ vị trí cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố. |
| ||||
16, 17 | Luyện tập chương 2 | 1. Kiến thức Cấu tạo bảng tuần hoàn, sự biến đổi cấu hình và tính chất của các nguyên tố 2. Kỹ năng Giải bài tập về mối quan hệ vị trí cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố. |
| ||||
Chương 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC | |||||||
18 | Liên kết ion.- Tinh thể ion | 1. Kiến thức - Nguyên nhân các nguyên tử lại liên kết với nhau. - Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử. - Định nghĩa liên kết ion. 2. Kỹ năng Vận dụng kiến thức giải các BT có liên quan |
| - Mục III. Tinh thể ion Học sinh tự đọc - Bài tập 2 Không yêu cầu học sinh làm | Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021 | ||
19, 20 | Liên kết cộng hóa trị | 1. Kiến thức - Định nghĩa liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị không cực (H2, O2), liên kết cộng hoá trị có cực hay phân cực (HCl, CO2). - Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học giữa 2 nguyên tố đó trong hợp chất. - Tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị. - Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion. 2. Kỹ năng Vận dụng kiến thức giải các BT có liên quan. | - Mục II. Độ âm điện và liên kết hóa học. Tự học có hướng dẫn | Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021 | |||
21 | Hóa trị và số oxi hóa | 1. Kiến thức Biết được: - Điện hoá trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất. - Số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất. Những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố. 2. Kĩ năng Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể. | - Mục I. Hóa trị Tự học có hướng dẫn | Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021 | |||
22, 23 | Luyện tập: Liên kết hóa học, hóa trị và số oxi hóa | 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức: - Sự hình thành liên kết của một số phân tử. - Nhận diện loại liên kết với từng hợp chất cụ thể. - Các loại liên kết đã học. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng: - Xác định loại liên kết trong 1 số hợp chất, ion cụ thể - Xác định hóa trị và số oxi hóa của các nguyên tố |
| - Bài 14. Học sinh tự đọc - Bảng 10. So sánh tinh thể Không yêu cầu học sinh so sánh - Bài tập 6: Không yêu cầu học sinh làm
| Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021
| ||
Chương 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ | |||||||
24, 25, 26, 27, 28, 29 | Chủ đề: Phản ứng oxi hóa – Khử | 1. Kiến thức - Các khái niệm: Chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử - Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử, - ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn. 2. Kĩ năng - Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng oxi hoá - khử cụ thể. - Lập được phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử dựa vào số oxi hoá (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron). - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, viết các PTHH. - Viết tường trình thí nghiệm. | 1. Kiến thức - Các khái niệm: Chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử - Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử, - ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn. 2. Kĩ năng - Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng oxi hoá - khử cụ thể. - Lập được phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử dựa vào số oxi hoá (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron). - Cân bằng một số phản ứng oxi hóa – khử dạng phức tạp - Giải một số bài tập theo phương pháp thăng bằng electron. - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, viết các PTHH. - Viết tường trình thí nghiệm. | - Phản ứng oxi hóa khử xảy ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, sản suất hóa học gây sự ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước - Nhận biết được nguồn gây ô nhiễm, chất thải gây ô nhiễm - Đề xuất biện pháp xử lý trên cơ sở tính chất vật lý và tính chất hóa học của chúng. - Thực hiện an toàn các thí nghiệm. Xử lí hóa chất trước khi đổ ra môi trường | - Bài 18. Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ Tự học có hướng dẫn - Bài 19. Luyện tập - Bài 20. Bài thực hành số 1 Tích hợp trong chủ đề | Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021 | |
30, 31, 32, 33 | CHỦ ĐỀ STEM: Thiết kế đèn ngủ dùng nguồn điện từ củ quả | 1. Kiến thức - Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của pin điện hóa, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của rác thải pin điện hóa; - Nêu được biểu thức tính và tính được công thức của định luật ôm với toàn mạch, hiệu suất và công suất của pin điện hóa, suất điện động của bộ nguồn trong các cách gép nguồn điện thành bộ; - Áp dụng kiến thức toán thống kê, ghi chép xác định hiệu điện thế trong quá trình làm thí nghiệm nghiên cứu; - Vận dụng được các kiến thức trong chủ đề và kiến thức đã biết, thiết kế và chế tạo được đèn pin ngủ tự động tắt sử dụng (hệ) pin điện hóa từ các vật liệu thân thiện với môi trường như các loại củ quả… b, Kĩ năng: - Tiến hành được thí ngiệm nghiên cứu và tìm ra điều kiện phù hợp để thiết kế đèn ngủ (đèn led) có hiệu điện thế định mức 3v; - Đo suất điện động để kiểm tra hoạt động của pin đã chế tạo - Vẽ được bản thiết kế đèn ngủ sử dụng pin điện hóa thân thiện với môi trường. - Chế tạo được đèn ngủ tự động tắt theo bản thiết kế; - Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác; - Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập. |
|
| |||
34, 35 | Ôn tập học kỳ I | 1. Kiến thức - Cấu tạo nguyên tử. - Cấu tạo bảng tuần hoàn. - Liên kết hóa học - Phản ứng oxi hóa khử. 2. Kỹ năng Giải một số dạng BT có liên quan. | |||||
36 | Kiểm tra cuối kỳ I | 1. Kiến thức - Cấu tạo nguyên tử. - Cấu tạo bảng tuần hoàn. - Liên kết hóa học - Phản ứng oxi hóa khử. 2. Kỹ năng Làm số dạng BT có liên quan. | |||||
HỌC KỲ II (17 TUẦN; 34 TIẾT) | |||||||
Chương 5: NHÓM HALOGEN | |||||||
37 - 46 | Chủ đề: Nhóm Halogen | 1. Kiến thức: HS biết - Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào và chúng ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn - Lớp e ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố nhóm halogen có đặc điểm gì giống nhau? Phân tử halogen có cấu tạo như thế nào. - Tính chất hóa học cơ bản của nhóm halogen, nguyên nhân biến đổi về tính chất hóa học. - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của flo, clo, brom, iot phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. - Tính chất hoá học cơ bản của flo, clo, brom, iot. - Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro clorua - Tính chất vật lí, điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua. - Dung dịch HCl là một axit mạnh, có tính khử. 2. Kỹ năng Giải các bài tập có liên quan | 1. Kiến thức: HS biết - Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào và chúng ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn - Lớp e ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố nhóm halogen có đặc điểm gì giống nhau? Phân tử halogen có cấu tạo như thế nào. - Tính chất hóa học cơ bản của nhóm halogen, nguyên nhân biến đổi về tính chất hóa học. - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của flo, clo, brom, iot phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. - Tính chất hoá học cơ bản của flo, clo, brom, iot. - Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro clorua - Tính chất vật lí, điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua. - Dung dịch HCl là một axit mạnh, có tính khử. 2. Kỹ năng - Giải các bài tập có liên quan. - Viết được phương trình phản ứng của clo với phi kim - Vận dụng kiến thức gải các bài tập có liên quan | - Nhận biết được chất gây ô nhiễm - Khử chất thải độc hại là khí clo và hợp chất của clo bằng nước vôi | - Mục IV. Ứng dụng của clo (Bài 22) Tự học có hướng dẫn - Mục ứng dụng của flo, brom, iot (Bài 25) Học sinh tự đọc - Mục sản xuất flo, brom, iot trong công nghiệp (Bài 25) Tích hợp với phần luyện tập nhóm halogen. - B ài 24 : Tự học có hướng dẫn; Không yêu cầu viết các PTHH: NaClO, CaOCl2 tác dụng với CO2 Thí nghiệm 1, 2, 3 (bài 27); Thí nghiệm 1, 2, 3 (bài 28) Tích hợp khi dạy chủ đề | Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021
| |
Chương 6: OXI – LƯU HUỲNH | |||||||
| Oxi - ozon | 1. Kiến thức - Oxi: Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. - Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon; ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi. 2. Kỹ năng Vận dụng kiến thức giải các bài tập có liên quan. | 1. Kiến thức - Oxi: Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. - Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon; ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi. 2. Kỹ năng Vận dụng kiến thức giải bài tập có liên quan. | - Xác định tác nhân phá hủy tầng ozon - Xác định giải pháp giữ gìn tầng ozon - Hiểu được vai trò của oxi, ozon với môi trường sống. -Vai trò của tầng ozon là ngăn tia cực tím chiếu xuống trái đất gây hại cho người và động vật - Sự phá vỡ tầng ozon và hậu quả đối với con người | Tự học có hướng dẫn
| Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021
| |
47 | Lưu huỳnh | 1. Kiến thức - Vị trí, cấu hình electron lớp e ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh. - Tính chất hóa học của lưu huỳnh 2. Kỹ năng Vận dụng kiến thức giải các bài tập có liên quan | 1. Kiến thức - Vị trí, cấu hình electron lớp e ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh. - Tính chất hóa học của lưu huỳnh 2. Kỹ năng Vận dụng kiến thức giải bài tập có liên quan | - Khử chất thải độc hại sau thí nghiệm để chống ô nhiễm môi trường - Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và đề ra biện pháp xử lý. | - Mục II.2. Ảnh hưởng của … - Mục II.1. Hai dạng thù hình - Mục V. Trạng thái tự nhiên và … Học sinh tự đọc - Mục IV. Ứng dụng của lưu huỳnh Tự học có hướng dẫn | Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021
| |
48, 49, 50 | Hidrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit | 1. Kiến thức - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S. - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3. Hiểu được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử). 2. Kỹ năng - Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S, SO2, SO3. - Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất của H2S, SO2, SO3. - Vận dụng kiến thức giải các bài tập có liên quan | 1. Kiến thức - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S. - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3. Hiểu được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử). 2. Kỹ năng - Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S, SO2, SO3. - Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất của H2S, SO2, SO3. - Vận dụng kiến thức giải các bài tập có liên quan - Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết. - Tính thành phần phần trăm về thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp. - Vận dụng kiến thức giải các bài tập tổng hợp có liên quan. | - H2S, SO2, SO3 gây độc hại cho con người là một trong những nguyên nhân gây mưa axit - Cách xử lý chất thải H2S, SO2, SO3 bằng nước vôi trong. | - Bài 31. Bài thực hành số 4 Không yêu cầu học sinh thực hiện thí nghiệm - Bài 32. Hidrosunfua ... + Mục điều chế SO2 và SO3 Tích hợp vào mục sản xuất H2SO4. + Bài tập 9 Không yêu cầu học sinh làm - Bài 35. Bài thực hành số 4 + Thí nghiệm 2 Thực hiện khi dạy bài hidrosunfua... |
| |
51 | Kiểm tra giữa kỳ II | 1. Kiến thức - Vị trí, cấu tạo nguyên tử halogen - Tính chất vật lí, hóa học của đơn chất và hợp chất halogen. - Một số ứng dụng quan trọng 2. Kỹ năng Làm số dạng BT có liên quan. |
|
|
| ||
52 - 59 | Chủ đề: Axit sunfuric và muối sunfat | 1. Kiến thức - Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4. - Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat. - H2SO4 có tính axit mạnh (tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu...). - H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước. 2. Kỹ năng - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric. - Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất và điều chế. - Vận dụng kiến thức giải các bài tập có liên quan | 1. Kiến thức - Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4. - Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat. - H2SO4 có tính axit mạnh (tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu...). - H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước. 2. Kỹ năng - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric. - Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất và điều chế. - Vận dụng kiến thức giải các bài tập có liên quan - Nhận biết ion sunfat. - Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. - Vận dụng kiến thức giải các bài tập tổng hợp có liên quan. | - Khử chất thải độc hại sau thí nghiệm để chống ô nhiễm môi trường - Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và đề ra biện pháp xử lý. - H2SO4 đặc biệt là H2SO4 đặc gây bỏng nặng làm hỏng các giác quan khi tiếp xúc với nó. - Chất thải gây ô nhiễm do sản xuất H2SO4 và phân supephotphat - Nhận biết axit H2SO4 và ion sunfat trong dung dịch và trong chất thải - Có ý thức giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với H2SO4 đặc. | - B ài 35 . Bài thực hành số 5 + Thí nghiệm 1, 3, 4 Không yêu cầu thực hiện thí nghiệm - Bài 33: Axit ... + Mục I.1. Tính chất vật lí + Mục I.2.a. Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng Tự học có hướng dẫn - Bài 34. Luyện tập + Nội dung về Oxi Hướng dẫn học sinh tự đọc + Nội dung về S Tích hợp khi dạy chủ đề | Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021 | |
Chương 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC | |||||||
60 | Tốc độ phản ứng hóa học | 1. Kiến thức - Định nghĩa tốc độ phản ứng và nêu thí dụ cụ thể. - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác. - Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. - Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. - Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng. 2. Kỹ năng Vận dụng kiến thức có liên quan rèn kỹ năng quan sát, so sánh các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận. | - Bài 37. Bài thực hành sô 6 Tích hợp khi dạy bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học | Theo cv 4040 của Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2021 | |||
61, 62 | Cân bằng hóa học | 1. Kiến thức - Định nghĩa phản ứng thuận nghịch và nêu thí dụ. - Khái niệm về cân bằng hoá học và nêu thí dụ. - Khái niệm về sự chuyển dịch cân bằng hoá học và nêu thí dụ. - Nội dung nguyên lí Lơ Sa- tơ- li - ê và cụ thể hoá trong mỗi trường hợp cụ thể. 2. Kỹ năng Vận dụng nguyên lí Lơ Sa- tơ- li – ê để xét đoán chuyển dịch cân bằng hóa học. |
| ||||
63 | Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học | 1. Kiến thức Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học 2. Kỹ năng Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng lơ sa-tơ-li-ê cho các cân bằng hóa học. |
| ||||
64, 65, 66, 67 | Hoạt động trải nghiệm: Hóa học với môi trường | 1. Kiến thức Biết được: - Vai trò của hoá học đối với sự phát triển kinh tế. - Vai trò của hoá học đã góp phần thiết thực giải quyết các vấn đề thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu tơ sợi, thuốc chữa bệnh, thuốc cai nghiện ma tuý. − Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước. − Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học. − Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học. 2. Kĩ năng − Tìm thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí thông tin và rút ra nhận xét về các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường. − Giải quyết một số tình huống trong thực tế về tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, chất phế thải,... − Giải quyết một số tình huống trong thực tiễn về thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm : bảo quản, sử dụng an toàn, hợp lí, hiệu quả. − Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn. | Tổ chức cho HS trải nghiệm tại sân trường | ||||
68, 69 | Ôn tập học kỳ II | 1. Kiến thức - Nhóm halogen, Oxi, Lưu Huỳnh. - Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học. 2. Kỹ năng Giải các bài tập liên quan đến nội dung ôn tập. |
| ||||
70 | Kiểm tra cuối kỳ II | 1. Kiến thức - Nhóm halogen, Oxi, Lưu Huỳnh. - Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học. 2. Kỹ năng Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập liên quan. |
|
Họ tên, chữ ký của giáo viên xây dựng kế hoạch | Tổ trưởng chuyên duyệt (Họ tên, chữ ký) |
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Trần Lan
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Báo cáo tổng kết hoạt động công tác chủ nhiệm lớp 2024
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Lịch sử Địa lí Chân trời sáng tạo
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 12 2024 mới cập nhật
-
Mẫu kế hoạch chuyên môn tiểu học năm 2024-2025
-
Báo cáo tham luận kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động Đội năm 2024 (5 mẫu)
-
Mẫu Phân phối chương trình các môn lớp 8 sách Kết nối tri thức (11 môn) 2024
-
Kịch bản chương trình ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 năm 2024 mới nhất
-
Biên bản kiểm kê thiết bị đồ dùng học tập cuối năm
-
Bản kiểm điểm học sinh hút thuốc lá 2024 mới nhất
-
Mẫu báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến