Giáo án Ngữ văn 12 Cánh Diều cả năm (miễn phí)

Giáo án Văn 12 Cánh Diều file word

Giáo án Ngữ văn 12 Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn lớp 12 bộ sách Cánh Diều. Mẫu giáo án Ngữ văn 12 Cánh Diều nằm trong dự án vì cộng đồng của các thầy cô giáo giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo trong công tác soạn giáo án môn Ngữ văn 12 cho năm học mới. Sau đây là nội dung chi tiết bộ giáo án môn Văn 12 Cánh Diều file word, mời các bạn cùng tham khảo.

Mẫu giáo án môn Văn 12 Cánh Diều được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

1. Giáo án bài mở đầu Ngữ văn 12 Cánh Diều

Ngày soạn:

BÀI MỞ ĐẦU

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU CHUNG

1. Về kiến thức: Giúp học sinh

- Nắm được thông tin về nội dung chính của chương trình học 12

- Nắm được cấu trúc của sách và các bài học trong sách

- Biết cách sử dụng sách giáo khoa 12

2. Về năng lực:

a. Năng lực đặc thù

- Học sinh nắm được các yêu cầu về đọc các kiểu văn bản sẽ được học trong sách Ngữ văn 12.

- Học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt và cách sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp.

- Học sinh được rèn luyện kĩ năng viết, nói và nghe về một vấn đề nào đó trong xã hội cũng như trong văn học.

b. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.

3. Về phẩm chất

- Trách nhiệm với việc học tập của bản thân.

- Chăm chỉ: có kế hoạch cụ thể và hợp lí đối với môn học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhận diện dung lượng kiến thức, nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn?: Em hãy kể tên những thể loại và những văn bản tương ứng với các thể loại trong chương trình học Ngữ văn lớp 10, 11.

- HS trả lời, GV chốt lại kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Tiếp nối với chương trình lớp 10,11, lớp 12 chúng ta sẽ học những gì? Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quát toàn chương trình 12 này.

B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS có cái nhìn bao quát chung về nội dung cuốn sách qua tìm hiểu về hình thức, bố cục và các nội dung lớn trong sách. Để từ đó học sinh biết phương pháp học môn Ngữ Văn.

b. Nội dung: Làm việc cá nhân, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập đã có phương án trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ: Đọc- thảo luận- trình bày

H: Hãy dựa vào kiến thức phần học đọc, hãy hoàn thành bảng sau:

Thể loại

Các văn bản cần tìm hiểu

H: Hãy chỉ ra những điểm cần lưu ý khi đọc thể loại văn bản?

B2. Thực hiện nhiệm vụ

B3. Báo cáo thảo luận

- Cách đọc văn bản:

+ Truyện: Nhận biết và phân tích được đặc điểm của thể loại truyện.

+ Thơ hiện đại có yếu tố biểu tượng, tượng trưng, siêu thực…

+ Văn bản kí: Nhận biết phân tích được một số yếu tố đặc trưng của phóng sự, nhật kí, hồi kí.

+ Kịch: Phân tích đặc điểm hài kịch

+ Văn tế: Đặc điểm văn tế và cách thể hiện tình cảm của tác giả.

+ Thơ văn Hồ Chí Minh: Vận dụng kiến thức về Bác để hiểu sâu hơn về các tác phẩm của Người

+ Văn nghị luận: Các biện pháp tu từ, các kiểu câu, cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm…

+ Văn bản thông tin: Nhan đề và nội dung, cách chọn lọc thông tin sơ cấp và thứ cấp, tính mới mẻ và độ tin cậy…

B4. Đánh giá kết quả thực hiện, chốt kiến thức

I. Học đọc

1. Đọc hiểu văn bản văn học:

- Văn bản truyện

- Văn bản thơ

- Văn bản kí

- Kịch (hài kịch)

- Văn tế

- Thơ văn Nguyễn Ái Quốc

2. Đọc hiểu văn bản nghị luận

3. Đọc hiểu văn bản thông tin

Hoạt động 2: Thực hành tiếng Việt

a. Mục tiêu: HS có cái nhìn bao quát chung về kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và vận dụng từ ngữ tiếng Việt để tạo lập văn bản.

b. Nội dung: Làm việc cá nhân, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập đã có phương án trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: đọc- thảo luận- trình bày

H: Em hãy cho biết những nội dung kiến thức phần thực hành tiếng Việt sẽ học trong chương trình 12? Lập bảng so sánh với nội dung tiếng Việt lớp 11 và 12?

H: Để học tốt phần tiếng Việt, theo em cần có cách học như thế nào?

Lớp 11

Lớp 12

B2: Thực hiện nhiệm vụ

B3: Báo cáo kết quả

B4: GV nhận xét, chốt kiến thức cần lưu ý của chương trình tiếng Việt 12.

II. Thực hành tiếng Việt:

Lớp 11`

Lớp 12

Cách giải thích nghĩa của từ

Giữ gìn và phát triển tiếng Việt

Lỗi về thành phần câu và cách sửa

Lỗi lô gích, lỗi câu mơ hồ và cách sửa

- Biện pháp tu từ lặp câu trúc, đối, đặc điểm và tác dụng

- Một số hiện tượng về phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường

- Cách trình bày tài liệu tham khảo

- Biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ, đặc điểm và tác dụng

- Kiểu văn bản và thể loại

- Tôn trọng và bảo về quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu

- Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

-Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

- Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật

- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

* Lưu ý khi học tiếng Việt:

+ Đọc kiến thức về tiếng Việt ở đầu mỗi bài học.

+ Làm bài tập trong phần Thực hành tiếng Việt.

+ Vận dụng những kiến thức và kĩ năng vào các hoạt động đọc hiểu, viết, nói, nghe trong bộ môn và các hoạt động giao tiếp.

Hoạt động 3: Học viết, nói và nghe.

a. Mục tiêu: HS có cái nhìn bao quát chung về nội dung cuốn sách qua tìm hiểu về kĩ năng viết. Để từ đó học sinh biết phương pháp học môn Ngữ Văn.

b. Nội dung: Làm việc cá nhân, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập đã có phương án trả lời.

d. Tổ chức thực hiện

B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: Đoc- nghiên cứu- trả lời

H: Trong chương trình lớp 12, kĩ năng học viết tập trung ở kiểu văn bản nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

B3: Báo cáo kết quả

B4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

III. Học viết- nói-nghe

1. Học viết

Kiểu văn bản

Yêu cầu

Nghị luận

- Viết được văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học

- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ

- Viết được văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm

- VIết được bài phát biểu trong lễ phát động phong trào hoặc một hoạt động xã hội; trình bày rõ hệ thông các luận điểm; có cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bẳng chứng thuyết phục.

Thuyết minh

Viết được báo cáo kết quả của bài tập dự án có sử dụng sơ đồ, bảng biểu, có thuyết minh các hình ảnh minh họa, có sử dụng trích dẫn

* Quy trình viết gồm 4 bước

- Chuẩn bị

- Tìm ý và lập dàn ý

- Viết

- Kiểm tra và chỉnh sửa (kể cả dàn ý)

2. Học nói-nghe

Kĩ năng

Yêu cầu

Nói

- Biết trình bày so sánh đánh giá tác phẩm văn học.

- Biết thuyết trình về một vấn đề của tuổi trẻ có liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước

- Biết trình bày báo cáo cụ thể của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp

Nghe

Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình. Nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình. Đặt được câu hỏi về những điều cần làm rõ và trao đổi về những điểm có ý kiến khác biệt.

Nói nghe tương tác

- Tranh luận được một số vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau; tôn trọng người đối thoại, thể hiện thái độ lịch sự khi tranh luận.

- Thể hiện được thái độ cầu thị khi tranh luận và biết điều chỉnh ý kiến cần thiết để tìm giải pháp trong các cuộc thảo luận, tranh luận.

2. Giáo án bài 1 Ngữ văn 12 Cánh Diều

BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

KIẾN THỨC NGỮ VĂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học này, học sinh sẽ trang bị được:

1. Kiến thức

- Những yếu tố đặc trưng của truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực tư duy phản biện; năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Nhận biết và xác định được một số yếu tố của truyện truyền kì (đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, yếu tố kì ảo,...) trong sự so sánh với truyện cổ dân gian.

- Nhận biết và xác định được giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ trong một tác phẩm văn học cụ thể.

3. Phẩm chất

- Thật thà, trung thực trong việc lắng nghe, ghi chép tóm tắt nội dung trình bày của người khác và góp ý với sản phẩm của bạn.

- Có ý thức về bổn phận và trách nhiệm của người công dân; biết cảm thông, tôn trọng, bảo vệ những chủ thể chủ yếu trong cuộc sống.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Thuyết trình, đàm thoại, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống,...

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

- Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập, video…

- Thiết bị: Máy chiếu, bảng, máy tính,…

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Yêu cầu: Trò chơi tiếp sức

Cả lớp chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm có nhiệm vụ liệt kê các tác phẩm truyện truyền kì hoặc truyện ngắn hiện đại mà các bạn đã học hoặc đã biết. Trong thời gian 2 phút, đội nào kể tên được nhiều đáp án đúng hơn sẽ chiến thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận

- GV tổng hợp, kết luận, dẫn vào bài học.

HS được huy động tri thức nền truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:

Đọc phần kiến thức Ngữ văn trong SGK, dùng bút gạch chân vào những từ khoá quan trọng liên quan đến thể loại truyện truyền kì, yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì, đặc điểm ngôn ngữ trong truyện truyền kì; sau đó thực hiện nhiệm vụ PHT:

- Nhóm 1, 2: Thực hiện yêu cầu PHT số 1

- Nhóm 3, 4: Thực hiện yêu cầu PHT số 2

- Nhóm 5, 6: Thực hiện yêu cầu PHT số 3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS báo cáo kết quả trước lớp.

- Các nhóm nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận

- GV tổng hợp, kết luận.

1. Truyện truyền kì

- Khái niệm: là thể loại tự sự của văn học trung đại, tiếp thu từ văn học Trung Quốc. Truyện truyền kì dựa trên truyền thống tự sự dân gian.

- Đặc điểm của truyện truyền kì:

+ Thường bắt gặp trong truyện truyền kì mô típ người hoá thần, người chết sống lại,…

+ Nhân vật có sự tương giao giữa thần và người, cõi sống và cõi chết,…; cũng có khi là sự vay mượn hoặc phỏng theo cốt truyện dân gian.

+ Truyện truyền kì thường dùng cái “kì” để nói cái “thực”.

- Nội dung: Tác phẩm truyện truyền kì viết về những câu chuyện xảy ra trong quá khứ, thường mượn “xưa” để nói “nay”.

- Vai trò của yếu tố kì ảo: khiến cho câu chuyện thêm hấp dẫn, thú vị, vừa kín đáo phản ánh hiện thực và bộc lộ thái độ của người viết.

- Một số truyện thường có lời bình mang hàm ý khuyên răn hoặc nêu lên một bài học trong cuộc sống.

2. Mối quan hệ giữa truyện truyền kì với truyện cổ dân gian

- Truyện truyền kì và truyện cổ dân gian cùng có chung mô hình về thế giới: sự song song tồn tại có tác động qua lại của thế giới người (cõi trần) và thần tiên, ma quỷ (thiên đình, cõi âm).

- Khác với truyện cổ dân gian, truyện truyền kì là thể loại văn học viết. Các tác giả truyện truyền kì không chỉ tiếp thu những mô típ kì ảo của truyện cổ dân gian mà còn cải biến một cách sáng tạo những mô típ này để gửi gắm những tâm sự, những cách nhìn riêng, độc đáo về đời sống.

3. Giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ của văn học

- Văn học giúp người đọc hiểu về đời sống hiện thực khách quan, hiểu người khác và hiểu chính mình (giá trị nhận thức), từ đó góp phần hình thành hoặc làm biến đổi một cách tự nhiên hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức (giá trị giáo dục) của người đọc.

- Tác phẩm văn học đem lại khoái cảm về cái đẹp (giá trị thẩm mĩ).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Thực hiện kĩ thuật: Think – Pair – Share:

GV yêu cầu HS suy nghĩ về một số lưu ý khi đọc hiểu văn bản truyện truyền kì và văn bản truyện ngắn hiện đại (kết hợp với kiến thức về truyện ngắn đã học trong chương trình lớp 10, 11), sau đó chia sẻ theo cặp đôi, cuối cùng các nhóm đôi sẽ cùng chia sẻ với các nhóm khác trong lớp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận

- GV tổng hợp, kết luận.

1. Một số lưu ý khi đọc hiểu văn bản truyện truyền kì

- Đọc văn bản, nhận diện được câu chuyện (chi tiết, sự kiện, diễn biến), hệ thống nhân vật.

– Xác định, phân tích các yếu tố nổi bật như nhân vật (tính cách), không gian, thời gian nghệ thuật, sự kiện, motip.

- Nhận diện và phân tích ý nghĩa của các yếu tố kì ảo.

- Kết nối các nội dung đã phân tích, suy nghĩ về ý nghĩa của tác phẩm.

– Nhận diện, đánh giá vai trò người kể chuyện.

- Liên hệ, kết nối kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để hiểu những vấn đề được đặt ra trong truyện truyền kì và rút ra bài học.

2. Một số lưu ý khi đọc hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại

- Đọc văn bản, nhận diện được câu chuyện (chi tiết, sự kiện, diễn biến), hệ thống nhân vật.

– Xác định, phân tích các yếu tố nổi bật như nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật, sự kiện, tình huống truyện.

- Kết nối các nội dung đã phân tích, suy nghĩ về ý nghĩa của tác phẩm.

– Nhận diện, đánh giá người kể chuyện ngôi thứ 3 (người kể chuyện toàn tri) hoặc người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri).

- Liên hệ, kết nối kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để hiểu những vấn đề được đặt ra trong truyện ngắn và rút ra bài học.

..........................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 78
0 Bình luận
Sắp xếp theo