Góp ý sách giáo khoa Ngữ văn 12 Cánh Diều file word

Góp ý sách giáo khoa Ngữ văn 12 Cánh Diều - Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu bản góp ý nhận xét sách giáo khoa mới lớp 12 môn Văn bộ Cánh Diều. Với mẫu nhận xét sách giáo khoa văn 12 Cánh Diều dưới đây bao gồm đầy đủ các nội dung đóng góp ý kiến cũng như các đề nghị thay đổi để hoàn thiện bộ sách Ngữ văn lớp 12. Sau đây là file word góp ý sách giáo khoa lớp 12 môn Văn, mời các bạn cùng tham khảo.

Góp ý SGK mới lớp 12 môn Văn bộ Cánh Diều - mẫu 1

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 12

MÔN: Ngữ văn

Bản mẫu sách giáo khoa: Cánh Diều

Thông tin giáo viên góp ý:

Họ và tên:.............................................................................................................................

Đơn vị công tác:....................................................................................................................

Nội dung góp ý

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

do đề xuất

Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

35

Như tên gọi bài học

Cân nhắc có đưa vào giảng dạy hay không?

Gây khó khăn cho học sinh đại trà.

Văn tế nghĩa sĩa Cần Giuộc

111

Như tên gọi bài học

Cân nhắc có đưa vào giảng dạy hay không?

Nội dung văn bản vượt quá sức của nhiều giáo viên

Biện pháp tu từ nghịch ngữ

126

Chỉ có bài tập thực hành

Thêm lí thuyết

Nếu không có lí thuyết, mỗi GV dạy một kiểu theo hiểu biết sẽ gây khó khăn cho học sinh

Viết thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm

128

1. Định hướng

1.1 và 1.2.

Nên thêm 1.3. Kĩ năng viết email (thư điện tử)

Nhiều HS không biết kĩ năng viết thư điện tử

Thực hành tiếng Việt

152

Như tên gọi bài học

Thay tên gọi bài học

Tên gọi bài học không ăn nhập với nội dung

Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí

44

Như tên gọi bài học

Cân nhắc có đưa vào giảng dạy hay không?

Gây khó khăn cho học sinh đại trà.

Đàn ghi-ta của Lorca

65

Như tên gọi bài học

Cân nhắc có đưa vào giảng dạy hay không?

Gây khó khăn cho học sinh đại trà.

Thời gian

71

Như tên gọi bài học

Cân nhắc có đưa vào giảng dạy hay không?

Gây khó khăn cho học sinh đại trà.

Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

74

Như tên gọi bài học

Cân nhắc có đưa vào giảng dạy hay không?

Gây khó khăn cho học sinh đại trà.

Góp ý SGK mới lớp 12 môn Văn bộ Cánh Diều - mẫu 2

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

1.Truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại (tập 1)

22

Tại sao chi tiết kì ảo xuất hiện ở đây?

Sửa: ở đây? => đoạn văn này?

Câu hỏi khoa học hơn, cụ thể với đoạn văn được trích dẫn bên cạnh

33

(Nguyễn Minh Châu, Toàn tập, tập 3, NXB Văn học, Hà Nội, 2001)

Sửa: tập 3 => tập 3

Bỏ phần in đậm để thống nhất trình bày

34

3. Nhận diện, phân tích đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật ở các đoạn trích sau:

Sửa: đoạn trích => đoạn văn/ ngữ liệu

Để thống nhất với các ngữ liệu ở các bài tập khác và chính xác hơn (vì dưới ngữ liệu được trích dẫn không ghi nguồn (mà chỉ ghi tác giả)

46

3. Truyện được kể từ điểm nhìn nào?

Sửa: điểm nhìn nào => điểm nhìn của ai?

Để phù hợp và logic hơn với các đáp án trong câu hỏi.

3. Hài kịch (tập 1)

99

1.Trong vở kịch Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ (Sếch-xpia), nhân vật Sai-lốc cho An-tô-ni-ô vay 3 000 đuy-ca…

Sửa: 3 000 => 3000

Trình bày hợp lý hơn

4. Văn tế, thơ (tập 1)

121

7. Đoạn trích đem đến cho em những hiểu biết gì về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp?

Sửa: hiểu biết gì => cảm nhận như thế nào

Từ để hỏi phù hợp với đối tượng được nhắc đến trong câu hỏi hơn.

127

3. Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong các đoạn trích sau:

Sửa: đoạn trích => ngữ liệu

Để thống nhất với các ngữ liệu ở các bài tập khác và chính xác hơn (vì dưới ngữ liệu được trích dẫn không ghi nguồn (mà chỉ ghi tác giả)

127

4. Viết một đoạn văn … thể hiện trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc …

Sửa: đoạn trích bài thơ Việt Bắc => đoạn trích Việt Bắc

Thừa từ

135

10. Nhận xét về thơ Nguyễn Bính, nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết: “Thơ Nguyễn Bính…” đã đánh thức “người nhà quê” thế nào?

Sửa: thế nào? => như thế nào?

Câu hỏi khoa học hơn

142

Chú ý các lí lẽ mà tác giả nêu

Sửa: nêu => trình bày/ sử dụng

Dùng từ khoa học hơn

Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

164

3.Nội dung chính của đoạn trích nêu trên kể về việc gì?

Sửa: đoạn trích nêu trên => đoạn trích trên

Thừa từ, để thống nhất cách dùng từ với các câu hỏi bên dưới

2. Nhật kí, phóng sự, hồi kí

(tập 2)

54

2. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp nghịch ngữ trong các đoạn trích sau:

Sửa: đoạn trích => đoạn văn/ ngữ liệu

Để thống nhất với các ngữ liệu ở các bài tập khác và chính xác hơn (vì dưới ngữ liệu được trích dẫn không ghi nguồn (mà chỉ ghi tác giả)

67

(Khối vuông ru-bích, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1985

Sửa: Thêm dấu ngoặc đơn

Sai chính tả

4. Văn tế, thơ

(tập 2)

134

1.Đoạn trích trên sử dụng kết hợp thao tác lập luận nào?

Sửa: kết hợp thao tác lập luận nào => kết hợp các thao tác lập luận nào

Vì đã là “kết hợp” thì phải có từ 2 yếu tố trở lên.

Góp ý SGK mới lớp 12 môn Văn bộ Cánh Diều - mẫu 3

Tên bàiTrang/
dòng
Nội dung hiện tạiĐề nghị chỉnh sửaLí do đề xuất
Truyện truyền kỳ và truyện ngắn hiện đại12Hai thể loại truyện truyền kỳ và truyện ngắn hiện đại nên gộp chung vào một bài.Chỉ nên nghị luận đánh giá 1 tác phẩm truyện, liên hệ so sánh với tác phẩm khác (thể loại/ chủ điểm).Thao tác so sánh 2 tác phẩm truyện rất nặng, khó, gây khó khăn cho phần đông học sinh.
Bài 7: Tiểu thuyết hiện đại34Kiến thức Ngữ văn.Thêm thông tin.Thông tin còn sơ sài, không đủ cung cấp tri thức để hiểu và đọc được thể loại này. Do đó, cả giáo viên và học sinh gặp khó khăn khi học phần Đọc bài 7 (gồm các tác phẩm lớn, nổi tiếng).
Viết văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện35Như tên bài họcChỉ nên nghị luận đánh giá 1 tác phẩm truyện, liên hệ so sánh với tác phẩm khác (thể loại/ chủ điểm).Thao tác so sánh 2 tác phẩm truyện rất nặng, khó, gây khó khăn cho phần đông học sinh.
Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí44Như tên bài họcChỉ nên nghị luận đánh giá 1 tác phẩm kí, liên hệ so sánh với tác phẩm khác (thể loại/ chủ điểm).Thao tác so sánh 2 tác phẩm kí khó, gây khó khăn cho phần đông học sinh.
Bài 2: Nhật kí, phóng sự, hồi kí53Khúc tráng ca nhà giànBỏ phóng sựBỏ phóng sự vì lượng kiến thức nhiều, khó đối với học sinh.
Chiếc thuyền ngoài xa32Tại sao hình ảnh con thuyền giữa sóng gió được lặp lại trong đoạn văn này?Thay cụm từ trong câu: Tại sao hình ảnh con thuyền giữa sóng gió xuất hiện trong đoạn văn này?Vì ở đầu tác phẩm chiếc thuyền hiện ra trong bầu sương mù trắng như sữa, đẹp huyền ảo, mơ màng. Đến gần cuối tác phẩm là hình ảnh con thuyền đơn độc giữa sóng gió. Hai hình ảnh khác nhau nên không thể cho rằng “con thuyền giữa sóng gió được lặp lại”.
Quyết định khó khăn nhất65Phương trâm tác chiến.Phương châm tác chiến.Sai lỗi chính tả.
Đàn ghi-ta của Lorca65Như tên bài học.Nên thay thế bằng một tác phẩm thơ khác.Văn bản khó tiếp cận, học sinh gặp nhiều khó khăn để nắm được nội dung bài học.
Thời gian71Như tên bài học.Cân nhắc có đưa vào giảng dạy hay không?Gây khó khăn cho học sinh đại trà.
Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án105Mồi dử bọn trộm cướp.Mồi nhử.Sai lỗi chính tả.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc111Như tên bài học.Cân nhắc có đưa vào giảng dạy hay không?Nội dung văn bản vượt quá sức của nhiều giáo viên.
Bài 4: Văn tế, thơ122Lưu biệt khi xuất dươngThay tên gọi biện pháp tu từ nghịch ngữGiữ như cách gọi cũ: đối lập/Tương phản.
Biện pháp tu từ nghịch ngữ126Chỉ có bài tập thực hành.Thêm lí thuyết.Nội dung văn bản vượt quá sức của nhiều giáo viên.
Viết thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm1281. Định hướng tiểu mục 1.1 và 1.2.Nên thêm tiểu mục 1.3. Kĩ năng viết email (thư điện tử).Nhiều học sinh không biết kĩ năng viết thư điện tử.
Thực hành tiếng Việt152Như tên bài học.Thay tên gọi bài học.Tên gọi bài học không ăn nhập với nội dung.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 1.667
0 Bình luận
Sắp xếp theo