(Cả năm) Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh Diều

Mẫu giáo án chuyên đề môn Văn 12 Cánh Diều

Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh Diều file word được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh Diều trong sách chuyên đề môn Văn 12 bộ Cánh Diều. Mẫu giáo án sách chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh Diều được trình bày trên file word rất thuận tiện cho các thầy cô tham khảo nội dung và chỉnh sửa lại theo ý muốn. Sau đây là chi tiết giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh Diều, mời các thầy cô cùng tham khảo.

Mẫu giáo án chuyên đề môn Văn 12 Cánh Diều được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Mẫu giáo án chuyên đề môn Văn 12 Cánh Diều

Giáo án chuyên đề 1 Ngữ văn 12 Cánh Diều

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

- Biết các yêu cầu và cách thức thực hiện 1 vấn đề

- Viết một bài báo cáo nghiên cứu

- Hiểu và vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học hiện đại và hậu hiện đại

- Biết thuyết trình 1 vấn đề của văn học hiểu văn học hiện đại hậu hiện đại đã tìm hiểu

2. Về năng lực

- Học sinh vận dụng các kiến thức liên quan để đọc hiểu các văn bản văn học hiện đại và hậu hiện đại

- Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, sáng tạo, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề…

3. Về phẩm chất

Học sinh có thái độ trân trọng, yêu thích văn học dân tộc

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tình huống học tập và tâm thế thoải mái để học sinh tiếp nhận kiến thức dễ dàng; tạo hứng thú cho học sinh.

b. Nội dung thực hiện: GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề đối với học sinh

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

Gv nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh suy nghĩ, trả lời:

Em hãy giới thiệu một số tác phẩm văn học mà em biết hoặc yêu thích của văn học thế giới và văn học Việt Nam đương đại. Từ đó, em hãy nhận xét về sự giống nhau giữa các tác phẩm.

Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào tìm hiểu khái niệm văn học hiện đại và những đặc điểm của nó.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp.

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên nhận xét, bổ sung và dẫn dắt vào bài học

Học sinh kể tên một số tác phẩm văn học và trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân, đưa ra nhận xét về sự giống và khác nhau giữa các tác phẩm

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. VĂN HỌC HIỆN ĐẠI, HẬU HIỆN ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Thời gian thực hiện: 2 tiết

a. Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh:

- Phân biệt khái niệm văn học hiện đại và văn học trung đại

- Phân biệt tâm thức hiện đại và tâm thức hậu hiện

- Đặc điểm của văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới và ở Việt Nam qua các thời kỳ

b. Nội dung thực hiện: GV nêu câu hỏi, học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa văn học thế giới và văn học dân tộc trong thời kì văn học hiện đại

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

GV nêu câu hỏi, HS thảo luận theo cặp/ nhóm trong thời gian 5p

Mối quan hệ giữa văn học thế giới và văn học dân tộc trong thời kỳ văn học hiện đại là gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

HS trao đổi theo cặp, suy nghĩ, trả lời

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

HS trình bày kết quả, đặt câu hỏi, nhận xét...

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt những kiến thức trọng tâm, cơ bản.

Hướng dẫn HS gạch chân sách chuyên đề thông tin xác định mối quan hệ giữa văn học thế giới và văn học dân tộc trong thời kỳ hiện đại

Hoạt động 2: Các giai đoạn của văn học hiện đại Việt Nam và đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

Gv gọi HS đọc câu hỏi, GV nhiệm vụ học sinh chuẩn bị trước ở nhà và lên lớp trình bày.

Văn học hiện đại của Việt Nam có mấy giai đoạn? Nêu đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận theo nhóm, suy nghĩ, phân công người thuyết trình, báo cáo sản phẩm

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

HS các nhóm lần lượt trình bày; Các nhóm nhận xét, bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt kiến thứchọc sinh Yêu cầu học sinh lập bảng để ghi nhớ mạch lạc nội dung: Một số đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn với các thông tin:

+ Hoàn cảnh lịch sử xã hội

+ Các đặc điểm nổi bật

+ Các tác giả tác phẩm tiêu biểu

1. Mối quan hệ giữa văn học thế giới và văn học dân tộc trong thời kì văn học hiện đại.

Trong sự tương tác sự văn học dân tộc và văn học thế giới thì văn học của từng quốc gia không chỉ có cơ hội làm phong phú đổi mới mà còn mài sắt thêm những điểm độc đáo của mình

2. Các giai đoạn của văn học hiện đại Việt Nam và đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn.

- Văn học Việt Nam hiện đại: có thể chia làm hai giai đoạn chính:

+ Từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

+Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Ở giai đoạn này có thể chia làm hai giai đoạn nhỏ hơn: văn học Việt Nam Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 và văn học hiện đại Việt Nam từ năm 1975 đến nay.

- Một số đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn:

+ Hoàn cảnh lịch sử xã hội

+ Các đặc điểm nổi bật

+ Các tác giả tác phẩm tiêu biểu

2. NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VÀ HẬU HIỆN ĐẠI

Thời gian thực hiện: 3 tiết

a. Mục tiêu: Hiểu được khi viết nghiên cứu và báo cáo một vấn đề trong văn học hiện đại và hậu hiện đại cần phải đảm bảo các yêu cầu nào; một số phương pháp nghiên cứu và tiến trình để thực hiện một bài báo cáo và nghiên cứu.

b. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến viết báo cáo và nghiên cứu một vấn đề trong văn học hiện đại và hậu hiện đại.

c. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

GV hướng dẫn HS Nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS trả lời câu hỏi: Khi nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại, cần phải đảm bảo các yêu cầu nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3. Báo cáo kết quả: GV yêu cầu một số HS trả lời và nhận xét.

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt ý

GV gợi ý cho HS một số vấn đề nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại qua các giai đoạn

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dùng kĩ thuật ghi chú bên lề để chuẩn bị nội dung học tập.

B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

B3. Báo cáo kết quả: GV yêu cầu một số HS trả lời.

B4. Kết luận, nhận định

GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt ý

GV hướng dẫn HS Một số phương pháp trong nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dùng phương pháp thảo luận nhóm: Liệt kê và nêu đặc điểm của các phương pháp trong nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3. Báo cáo kết quả: GV yêu cầu một số HS trả lời.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt ý

GV hướng dẫn HS Các bước nghiên cứu một vấn đề trong văn học hiện đại và hậu hiện đại

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dùng phương kĩ thuật ghi chú bên lề chuẩn bị nội dung trả lời cho câu hỏi: Để nghiên cứu một vấn đề trong văn học hiện đại và hậu hiện đại, cần phải thực hiện các bước nào?

B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

B3. Báo cáo kết quả: GV yêu cầu một số HS trả lời.

B4. Kết luận, nhận định

GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt ý

Gv cho HS thực hành nghiên cứu đề tài: Những cách tân, đổi mới trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu và “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS trả lời câu hỏi

- GV chuẩn bị câu hỏi đặt vấn đề và các câu hỏi gợi mở giúp HS giải quyết vấn đề:

+ Nêu các bước tiến hành nghiên cứu một vấn đề trong văn học hiện đại và hậu hiện đại?

+ Từ đó, tiến hành nghiên cứu hoàn chỉnh về một vấn đề trong văn học hiện đại và hậu hiện đại.

B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cá nhân, kết hợp thảo luận nhóm.

B3. Báo cáo kết quả:

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

B4. Kết luận, nhận định

GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt ý

II. Nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại

1. Yêu cầu

- Nắm chắc khái niệm công cụ, đặc biệt những khái niệm liên quan đến tri thức về thể loại văn học (nhân vật, tình huống truyện, cái tôi trữ tình…)

- Đảm bảo giữa định tính và định lượng: phân tích, khái quát phải dựa trên sự phân loại, thống kê từ văn bản.

- Đảm bảo tính vừa sức. Nên đi vào những đề tài nhỏ, cụ thể.

- Nên bắt đầu từ những vấn đề, sự kiện rung động, thích thú khi tiếp xúc với văn bản.

- Các nghiên cứu cần được công bố, thảo luận trong cộng đồng học tập để nhận được sự góp ý phản biện từ giáo viên và học sinh trong lớp.

- Hoạt động nghiên cứu có thể tiến hành độc lập hoặc một nhóm nghiên cứu.

2. Gợi ý một số vấn đề nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại

2.1. Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945

- Tính chất hiện đại được tập trung ở việc học tập các kĩ thuật, lối viết, mô hình thể loại văn học phương Tây để sáng tạo những cách viết mới, thể loại mới, thoát khỏi những khuôn mẫu của văn học trung đại. Một số đề tài có thể nghiên cứu: Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn hiện đại; Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao…

- Tính chất hiện đại còn là sự phát hiện về con người trong đời sống sinh hoạt thường ngày, trải nghiệm nhân sinh phổ biến, phát hiện và quan tâm đến những con người bé nhỏ… Một số đề tài có thể nghiên cứu: Hình tượng trẻ em/phụ nữ trong sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao; Hình tượng những con người dưới đáy xã hội trong tác phẩm của Thạch Lam và Nam Cao…

2.2. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay

a. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975

- Nổi bật của giai đoạn này là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Một số đề tài có thể nghiên cứu: Mối quan hệ giữa chất liệu đời sống và chất thơ trong thơ ca kháng chiến; Hình tượng đất nước trong thơ Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975…

b. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay

- Đây là giai đoạn văn học mở cửa với thế giới, vì thế có nhiều đổi mới, cách tân. Một số đề tài có thể nghiên cứu: Sự đối thoại với khuynh hướng sử thi trong truyện ngắn của Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu; Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn và tiểu thuyết sau năm 1975…

2.3. Cũng có thể hình thành những nghiên cứu xuyên suốt trong cả hai giai đoạn

- Những nghiên cứu này mang tính quy mô và đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn. Ví dụ: Hình tượng những con người bé nhỏ/dưới đáy xã hội trong văn học hiện đại Việt Nam; Hình tượng nhà văn, người nghệ sỹ trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu…

3. Một số phương pháp trong nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại

3.1. Phương pháp thống kê – phân loại

- Thống kê: Nhận biết đối tượng một cách định lượng

- Phân loại: Chia nhỏ đối tượng nghiên cứu để hiểu sâu, hiểu chi tiết hơn về đối tượng.

3.2. Phương pháp so sánh

- Đây là phương pháp đặc biệt quan trọng để phát hiện và hiểu sâu về vấn đề nghiên cứu.

- Thông qua so sánh để nhận ra sự tương đồng của các đối tượng nghiên cứu.

3.3. Phương pháp tiếp cận văn bản theo đặc trưng thể loại

- Mỗi thể loại có những quy tắc riêng mà nếu không nắm được nó ta sẽ không thể hiểu được thông điệp của văn bản.

3.4. Phương pháp lịch sử

- Giúp ta nhận diện đối tượng trong dòng chảy thời gian, từ đó hiểu được quá trình hình thành – biến đổi cũng như những quy luật ngầm ẩn của nó.

- Đây là phương pháp có độ khó, thường xuất hiện ở những nghiên cứu xuyên suốt trong một thời gian dài hoặc từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.

4. Các bước nghiên cứu

- Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu khái niệm công cụ

- Bước 2: Xác định phạm vi tư liệu khảo sát

- Bước 3: Lập bảng dữ liệu và đề xuất các ý tưởng

- Bước 4: Lập đề cương

- Bước 5: Viết bài nghiên cứu

5. Thực hành nghiên cứu

Đề tài: Những cách tân, đổi mới trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu và “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải

a. Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu khái niệm công cụ

- Hai tác phẩm đều được sáng tác sau năm 1975, vì thế đều mang hướng đối thoại với khuynh hướng sử thi.

- Khái niệm công cụ: Khuynh hướng sử thi, lối viết hiện đại

b. Bước 2: Xác định phạm vi tư liệu khảo sát

- Hai truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải

- Có thể mở rộng với những truyện ngắn khác của hai tác giả này để so sánh.

c. Bước 3: Lập bảng dữ liệu và đề xuất các ý tưởng

- Có thể lập bảng dữ liệu theo mẫu sau:

Tiêu chí

Dẫn chứng (mỗi ý cần có dẫn chứng cụ thể)

Nhận xét

Cảm hứng sáng tác và kiểu nhân vật

Người kể chuyện

Điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật

Nhân vật

Mối quan hệ giữa nhà văn và người đọc

d. Bước 4: Lập đề cương

- Khái niệm khuynh hướng sử thi

- Tính hiện đại trong hai truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải. Có hai cách:

Cách 1

Cách 2

- Phân tích tính hiện đại trong: Chiếc thuyền ngoài xa và Một người Hà Nội

- So sánh tìm ra điểm chung

- Đồng thời phân tích tính hiện đại của hai tác phẩm theo tiêu chí: Người kể chuyện, luân phiên điểm nhìn, nhân vật, mối quan hệ của nhà văn với người đọc…

e. Bước 5: Viết bài nghiên cứu

.................

Giáo án chuyên đề 2 Ngữ văn 12 Cánh Diều

Xem trong file tải về.

Giáo án chuyên đề 3 Ngữ văn 12 Cánh Diều

Xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 91
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi