Đáp án cuộc thi Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp nhà yêu nước Phan Châu Trinh
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Nhằm tuyên truyền sâu rộng, thu hút cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và những cống hiến của nhà yêu nước Phan Châu Trinh đối với quê hương, đất nước, UBND huyện Phú Ninh tổ chức tổ chức cuộc thi tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp nhà yêu nước Phan Châu Trinh.
HoaTieu.vn xin gửi tới bạn đọc câu hỏi và gợi ý đáp án trắc nghiệm của cuộc thi Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp nhà yêu nước Phan Châu Trinh để giúp bạn đọc trong tiết kiệm thời gian, công sức và giành được phần thưởng hấp dẫn của cuộc thi.
Lưu ý: Đáp án gợi ý được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn, không phải là đáp án chính thức do Ban tổ chức công bố.
Đáp án trắc nghiệm thi Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp nhà yêu nước Phan Châu Trinh
- Cuộc thi Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp nhà yêu nước Phan Châu Trinh diễn ra từ ngày 26.7 đến 25.8.2022.
- Thí sinh truy cập vào website cuộc thi tại địa chỉ:
- Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký duy nhất 1 tài khoản dự thi và trả lời 29 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi dự đoán tổng số người tham gia dự thi.
Hiện nay đáp án câu hỏi vẫn đang liên tục được cập nhật, ban đọc nhớ theo dõi hoatieu thường xuyên để nhận được gợi ý giải đáp sớm nhất nhé.
Câu 1: Phương thức hoạt động của phong trào Duy Tân là gì?
A. Bất bạo động.
B. Công khai hoạt động.
C. Khai hóa dân tộc, giáo dục ý thức công dân, cải cách trên mọi lĩnh vực.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Phan Châu Trinh tán thành và không tán thành quan điểm nào của Phan Bội Châu về con đường cứu nước ?
A. Tán thành quan điểm bạo động cứu nước; không tán thành quan điểm dựa vào Nhật để bạo động cứu nước.
B. Tán thành quan điểm dựa vào Nhật để bạo động cứu nước; không tán thành quan điểm đưa thanh niên ra nước ngoài học tập, phổ biến tài liệu tuyên truyền giáo dục trong nước.
C. Tán thành quan điểm đưa thanh niên ra nước ngoài học tập, phổ biến tài liệu tuyên truyền giáo dục trong nước; không tán thành quan điểm duy trì nền quân chủ, dùng phương pháp bạo động vũ trang và việc mưu cầu ngoại viện.
D. Tán thành quan điểm đưa thanh niên ra nước ngoài học tập, phổ biến tài liệu tuyên truyền giáo dục trong nước; không tán thành quan điểm dựa vào Pháp để cải tiến nền văn hóa của đất nước, giành độc lập dân tộc.
Câu 3: Phan Châu Trinh sinh vào ngày, tháng, năm nào? ở đâu?
A. 8/9/1872, làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ. Nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh.
B. 9/9/1782, làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ. Nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh.
C. 9/9/1872, làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ. Nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh.
D. 9/9/1782, làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ. Nay thuộc xã Tam Phước, huyện Phú Ninh.
Câu 4: Theo Quy chế giải thưởng Phan Châu Trinh được ban hành tại Quyết định số 5170/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của UBND huyện Phú Ninh, đối với học sinh và sinh viên Đạt loại “tốt” về hạnh kiểm trong tất cả các năm học của bậc học và đạt tiêu chuẩn nào dưới đây thì được xét trao thưởng:
A. Đạt giải Nhất các kỳ thi cấp tỉnh các bộ môn văn hóa trong chương trình bậc học phổ thông (không bao gồm môn viết chữ đẹp).
B. Đạt giải Nhất các kỳ thi cấp tỉnh các bộ môn văn hóa, thể thao trong chương trình bậc học phổ thông (không bao gồm môn viết chữ đẹp).
C. Đạt giải Nhất các kỳ thi cấp tỉnh các bộ môn văn hóa trong chương trình bậc học phổ thông (bao gồm cả môn viết chữ đẹp).
D: Cả ba đáp án trên.
Câu 5: Những nội dung chủ yếu trong chủ trương “Khai dân trí” của Phan Châu Trinh?
A. Là bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, dạy kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục và thói xa hoa...
B. Mở trường dạy chữ quốc ngữ.
C. Dạy các môn khoa học, lịch sử, địa lý.
D. Dạy nghề, phát triển kinh tế.
Câu 6: Khi vua Khải Định sang Pháp dự đấu xảo Marseille, Phan Châu Trinh viết một bức thư dài buộc tội Khải Định 7 điều và khuyên vua về nước gấp, đừng làm nhục quốc thể. Thư đó có tên gọi gì? Vào thời gian nào?
A. Thất điều thư. Năm 1922.
B. Thất điều trần. Năm 1922.
C. Thất điều thư, Thất điều trần hay Thư thất điều. Năm 1922.
D. Tất cả đều sai.
Câu 7: Những nội dung chủ yếu trong chủ trương “Hậu dân sinh” của Phan Châu Trinh?
A. Phát triển sản xuất.
B. Mở các trường dạy nghề.
C. Khuyến khích dân học nghề nghiệp, khai hoang làm vườn, lập các hội buôn và sản xuất hàng nội hóa…
D. Tất cả các ý trên.
Câu 8: Phan Châu Trinh phát động, khởi xướng cuộc vận động Duy Tân ở Quảng Nam vào năm nào? Cùng với ai?
A. Năm 1905, cùng với Trần Quý Cáp và Phan Văn Trường.
B. Năm 1906, cùng với Huỳnh Thúc Kháng và Phan Bội Châu.
C. Năm 1906, cùng với Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp.
D. Năm 1906, cùng với Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Phú Thứ.
Câu 9: Những xu hướng ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, con đường cứu nước của Phan Châu Trinh?
A. Sự thất bại của đường lối cứu nước theo xu hướng bạo động.
B. Ảnh hưởng của tư tưởng dân quyền phương Tây (qua các sách báo, tân thư…).
C. Phong trào Duy tân thành công ở nước Nhật.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 10: Nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia tại quyết định nào (ngày, tháng, năm ban hành quyết định)? Di tích hiện tọa lạc ở đâu?
A. Quyết định số 67/QĐ-BVHTTDL, ngày 16/11/2004. Hiện tọa lạc tại thôn Tây Lộc, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
B. Quyết định số 67/QĐ-BVHTTDL, ngày 16/11/2005. Hiện tọa lạc tại thôn Tây Lộc, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
C. Quyết định số 67/QĐ-BVHTTDL, ngày 16/11/2006. Hiện tọa lạc tại thôn Eo Gió, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
D. Quyết định số 67/QĐ-BVHTTDL, ngày 16/11/2007. Hiện tọa lạc tại thôn 7, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Câu 11: Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Ninh có bao nhiêu ngôi trường mang tên hoặc hiệu của Nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh?
A: 1 ngôi trường.
B: 2 ngôi trường.
C: 3 ngôi trường.
D: 4 ngôi trường.
Câu 12: Lời trăn trối cuối cùng của Phan Châu Trinh trước khi mất là gì?
A. “Độc lập của dân tộc ta sau này sở cậy có Nguyễn Ái Quốc”.
B. "Phải đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập cho dân tộc".
C. "Phải tiến hành cải cách trên mọi lĩnh vực kinh tế- văn hóa - xã hội để nhân dân tự lực, tự cường đứng lên giải phóng đất nước".
D. Tất cả đều sai.
Câu 13: Khẩu hiệu của phong trào Duy Tân là gì?
A. Khai dân trí, Hậu dân sinh.
B. Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh.
C. Dân trí, Dân khí, Dân sinh.
D. Dân chủ, Dân sinh, Dân quyền.
Câu 14: Những chủ trương cải cách chủ yếu trên lĩnh vực văn hóa của phong trào Duy Tân?
A. Mặc âu phục, cắt tóc ngắn, bỏ tục nhuộm răng đen, bài trừ các hủ tục lạc hậu…
B. Bài trừ các hủ tục lạc hậu, cắt tóc ngắn.
C. Mặc âu phục, bài trừ kiểu làm ăn nhỏ lẻ, liên kết các hội, thành lập hội, phường buôn bán.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 15: Những chủ trương cải cách chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế của phong trào Duy Tân?
A. Chủ trương đổi mới cách làm ăn.
B. Vận động nhân dân thành lập các nông hội trồng quế, chè, tiêu, nuôi tằm…; thành lập các thương hội, quốc thương; kêu gọi học nghề.
C. Chủ trương đồng tiền phải được lưu thông, sinh lời, không chôn cất tiền bạc…
D. Tất cả các ý trên.
Câu 16: Phan Châu Trinh cùng Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành soạn “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”, ký tên chung là “Nguyễn Ái Quốc” gửi cho Hội nghị Versailles vào thời gian nào?
A. Ngày 19/6/1917.
B. Ngày 18/6/1919.
C. Ngày 19/6/1918.
D. Ngày 19/6/1919.
Câu 17: Phan Châu Trinh đã gửi cho quan toàn quyền Đông Dương Deau 1 bức thư với nội dung chính là gì?
A. Chỉ trích Chính phủ Pháp không lo mở mang khai thác hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế cho nhiều, do đó dân đã khổ càng khổ hơn. Ông đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị.
B. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, đã đàn áp phong trào chống sưu thuế ở Trung Kỳ.
C. Thể hiện quyết tâm của thực dân Pháp, đã đàn áp phong trào chống sưu thuế ở Trung Kỳ.
D. Công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước.
Câu 18: Ảnh hưởng của phong trào Duy Tân đã thổi bùng lên phong trào gì và lan rộng các tỉnh miền Trung vào thời gian nào?
A. Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình ở Việt Nam; lan rộng các tỉnh miền Trung vào năm 1906.
B. Chống đi phu, đòi giảm sưu thuế; lan rộng các tỉnh miền Trung vào năm 1908.
C. Chống chính sách chia để trị của Pháp; lan rộng các tỉnh miền Trung vào năm 1907.
D.Tất cả đều sai.
Tất cả thông tin đều chỉ đề cập đến phong trào chống sưu thuế tại trung kỳ vào năm 1908. bạn đọc tự cân nhắc để lựa chọn đáp án.
Câu 19: Giải thưởng Phan Châu Trinh của huyện Phú Ninh được tách ra từ thị xã Tam Kỳ trước đây từ năm nào?
A. Năm 2005.
B. Năm 2007.
C. Năm 2010.
D. Năm 2015.
Câu 20: Sau thời gian hoạt động ở nước ngoài, Phan Châu Trinh về nước vào thời gian nào?
A: Năm 1922
B: Năm 1923
C: Năm 1924
D: Năm 1925
Câu 21: Những chủ trương cải cách chủ yếu trên lĩnh vực giáo dục của phong trào Duy Tân?
A. Bài xích lối học từ chương bát cổ, hô hào thực học; mở trường kiểu mới, dạy chữ quốc ngữ; dạy nhiều môn học: khoa học, lịch sử, ngoại ngữ, thể dục…
B. Mở các trường dạy chữ quốc ngữ, dạy các môn học khoa học tự nhiên, lịch sử xã hội.
C. Chủ trương toạt tuyệt với lối học cũ, sáo rỗng; kêu gọi thực học, học để giúp dân, giúp nước.
D. Mở các trường dạy chữ quốc ngữ, đoạt tuyệt với lối học cũ giáo điều, phong kiến.
Câu 22: Cho biết thời gian Phan Châu Trinh bị bắt, đày đi Côn Đảo và thời gian sang Pháp?
A. Thời gian bị bắt, đày đi Côn Đảo ngày 4/4/1907 và sang Pháp năm 1909.
B. Thời gian bị bắt, đày đi Côn Đảo ngày 4/4/1908 và sang Pháp năm 1911.
C. Thời gian bị bắt, đày đi Côn Đảo ngày 4/4/1908 và sang Pháp năm 1910.
D.Thời gian bị bắt, đày đi Côn Đảo Ngày 4/5/1908 và sang Pháp năm 1911.
Câu 23: Chủ trương cứu nước, cứu dân của Phan Châu Trinh là gì?
A. Tiến hành bạo động đánh đuổi thực dân Pháp.
B. Tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
C. Dựa vào Nhật để đánh Pháp giành độc lập dân tộc.
D. Tiến hành khởi nghĩa vũ trang, giành độc lập cho nước Việt Nam.
Câu 24: Di tích nền trường Phan Châu Trinh tại xã Tam Phước, huyện Phú Ninh được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm nào?
A. Năm 2005.
B. Năm 2007.
C. Năm 2009.
D. Năm 2010.
Câu 25: Phong trào Duy Tân còn có tên gọi khác là gì? Vì sao?
A. Còn được gọi là Minh xã (Hội ngoài ánh sáng), vì hoạt động công khai, theo đường lối dân chủ, chủ trương "ỷ Pháp tự cường" (tạm dựa vào Pháp để xây dựng lực lượng tự mạnh).
B. Còn được gọi là Ám xã (Hội trong bóng tối), vì hoạt động bí mật, theo đường lối quân chủ, chủ trương "bài Pháp giành độc lập".
C. Còn được gọi là “Chiêu anh thư quán”. Vì hoạt động chủ yếu là bí mật truyền tài liệu về nước để tuyên truyền, kêu gọi, thức tỉnh nhân dân về tình yêu nước.
D. Tất cả đều sai.
Câu 26: Phan Châu Trinh lấy hiệu, biệt hiệu là gì ?
A: Hiệu: Hy Mã, biệt hiệu: Phan Châu Trinh
B: Hiệu: Tử Cán, biệt hiệu: Tử Cán.
C: Hiệu: Châu Trinh, biệt hiệu: Tâm Hồ.
D: Hiệu: Tây Hồ, biệt hiệu: Hy Mã.
Câu 27: Phan Châu Trinh mất vào ngày tháng năm nào? Thọ bao nhiêu tuổi? Mộ được an táng tại đâu?
A: Mất vào ngày 23/3/1927, thọ 55 tuổi. An táng tại thôn Tây Lộc, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
B: Mất vào ngày 24/3/1927, thọ 55 tuổi. An táng tại thôn Eo Gió, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
C: Mất vào ngày 24/3/1926, thọ 54 tuổi. An táng tại Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
D: Mất vào ngày 24/6/1926, thọ 54 tuổi. An táng tại Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 28: Phan Châu Trinh thi đỗ Cử nhân, đỗ Phó bảng năm nào? được bổ nhiệm chức quan gì?
A. Đỗ Cử nhân năm 1900. Đỗ Phó bảng năm 1901. Bổ nhiệm chức quan Hàn lâm viện thị độc.
B. Đỗ Cử nhân năm 1900. Đỗ Phó bảng năm 1901. Bổ nhiệm chức quan Thừa biện Bộ lễ.
C. Đỗ Cử nhân năm 1900. Đỗ Phó bảng năm 1901. Bổ nhiệm chức quan Lễ bộ Thượng thư.
D. Đỗ Cử nhân năm 1900. Đỗ Phó bảng năm 1901. Bổ nhiệm chức quan Công bộ Thượng thư.
Câu 29: Những nội dung chủ yếu trong chủ trương “Chấn dân khí” của Phan Châu Trinh?
A. Thức tỉnh hồn dân tộc.
B. Làm cho mọi người có tinh thần tự cường, hiểu được quyền lợi của mình.
C. Dám đứng lên tố cáo sự hà hiếp bóc lột của quan lại và sự nhũng lạm của cường hào, giải thoát được nọc độc chuyên chế...
D. Tất cả các ý trên.
Theo bạn,có bao nhiêu người tham gia cuộc thi trực tuyến tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp Nhà yêu nước Phan Châu Trinh.
Trên đây là câu hỏi trắc nghiệm và gợi ý đáp án thi Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp nhà yêu nước Phan Châu Trinh.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam và Lào 2022
Liên hệ bản thân về việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống của Cán bộ, Đảng viên
Đáp án 70 năm Đảng bộ Pleiku 95 năm Công đoàn Việt Nam
Bài dự thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2024
(Mới 2024) Đáp án trắc nghiệm thi Tìm hiểu Nghị quyết 15-NQ/TW về phát triển Thủ đô
Nói đi đôi với làm và nêu gương về đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Gợi ý cho bạn
-
Theo quy định hiện hành người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô xe gắn máy kể cả xe điện bị xử phạt như thế nào?
-
Đáp án thi tìm hiểu 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị 2024
-
Đáp án thi Học sinh với An toàn thông tin 2023
-
Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS 2024
-
Theo Luật giao thông đường bộ năm 2008, cơ quan nào sau đây không có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Bài thu hoạch, bài dự thi
Đáp án Chuyển đổi số Quảng Ninh 2024
Đáp án thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII tỉnh Thái Nguyên
Đáp án cuộc thi Đảng bộ tỉnh Yên Bái làm theo lời Bác 2023
Hành động thực tế để thể hiện lòng yêu nước?
Đáp án thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Hà Giang - Tuần 2
Đáp án Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm