Các nghi lễ ngày Tết
Các nghi lễ ngày Tết. Tết cổ truyền là dịp lễ hội thiêng liêng nhất trong văn hóa truyền thống của người Việt. Vậy ý nghĩa phong tục ngày tết, các nghi lễ ngày Tết cổ truyền Việt Nam gồm những gì? Sau đây, HoaTieu. vn xin giới thiệu về ngày tết cổ truyền Việt Nam, những phong tục, nghi lễ được thực hiện trong ngày Tết Nguyên đán theo truyền thống lâu đời. Mời các bạn cùng theo dõi nhé.
Giới thiệu về ngày tết cổ truyền việt nam
- 1. Những phong tục truyền thống của Việt Nam trong ngày Tết
- Cúng ông Công, ông Táo - nghi lễ diễn ra vào ngày 23 tháng chạp
- Gói bánh chưng
- Dọn dẹp nhà cửa đón Tết
- Dọn bàn thờ ngày tết
- Mua hoa Tết
- Tảo mộ ngày Tết
- Trang trí mâm ngũ quả
- Làm mâm cơm tất niên
- Cúng tất niên
- Đón giao thừa
- Mua muối đêm giao thừa
- Hái lộc đầu năm
- Xông đất
- Chúc tết
- Phong tục lì xì ngày tết
- Đi lễ chùa đầu năm
- Xuất hành
- Xin chữ đầu năm
- 2. Ý nghĩa phong tục ngày tết
1. Những phong tục truyền thống của Việt Nam trong ngày Tết
- Cúng ông Công, ông Táo
- Gói bánh chưng
- Dọn dẹp nhà cửa
- Dọn bàn thờ ngày tết
- Mua hoa tết
- Viếng thăm mộ tổ tiên
- Trang trí mâm ngũ quả
- Làm mâm cơm tất niên
- Cúng tất niên
- Đón giao thừa
- Mua muối đêm giao thừa
- Hái lộc đầu năm
- Xông đất
- Chúc tết
- Phong tục lì xì ngày tết
- Đi lễ chùa đầu năm
- Xuất hành
- Xin chữ đầu năm
Cúng ông Công, ông Táo - nghi lễ diễn ra vào ngày 23 tháng chạp
Theo truyền thống người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm mọi gia đình làm mâm cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Mọi người tin rằng, Táo quân cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo những việc đã làm và chưa làm được trong năm với Ngọc Hoàng. Sau đó, đến đêm giao thừa, các Táo trở lại trần gian tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.
Gói bánh chưng
Bánh chưng là loại bánh truyền thống trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam, được làm từ gạp nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh trưng được bày trên các ban thờ dịp lễ, tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho con người
Dọn dẹp nhà cửa đón Tết
Dọn dẹp nhà cửa đón Tết để ngôi nhà thơm tho, ngăn nắp và đầy đủ, đón phúc lộc, tài khí.
Dọn bàn thờ ngày tết
Dọn bàn thờ ngày tết để tỏ lòng biết ơn, sự tôn kính với chư vị thần linh, gia tiên tiền tổ, cầu mong những điều may mắn, tài lộc bình an, xua tan vận xui.
Mua hoa Tết
Hoa tết biểu tượng cho sự sinh sôi, phát triển mạnh mẽ, mang đến nguồn sinh khí mới: khỏe mạnh, bình an và vạn sự như ý đến trong gia đình bạn.
Tảo mộ ngày Tết
Tảo mộ ngày Tết là một trong những phong tục tốt đẹp của người Việt Nam, nhắc nhở con người về tấm lòng hiếu thảo, sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Đây còn là một hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét.
Trang trí mâm ngũ quả
Đặt mâm ngũ quả lên bàn thờ là dâng lên tổ tiên những loại quả ngon để thể hiện lòng hiếu thảo và ước muốn những điều tốt đẹp, vạn sự bình an sẽ đến với gia đình. Mâm ngũ quả ngày Tết còn tượng trưng cho mong muốn âm dương hòa hợp, vạn vật sinh sôi nảy nở và phát triển.
Làm mâm cơm tất niên
Mâm cúng tất niên được các gia đình chuẩn bị rất công phu để dâng lên tổ tiên và thần linh bày tỏ lòng thành kính, mong cầu bình an, may mắn
Cúng tất niên
Nghi thức cúng tất niên cuối năm nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chào mừng năm mới. Thể hiện lòng thành kính, biết ơn trước thần linh, tổ tiên đã phù hộ độ trì cho một năm qua, mong cầu những điều may mắn cho năm mới.
Đón giao thừa
Đêm giao thừa còn có tên gọi khác là đêm Trừ Tịch, từ 11h đêm ngày 30 đến 1h sáng mùng 1 Tết là đêm linh thiêng nhất của mọi gia đình Việt, Thời khắc này cũng là thời khắc mà các gia đình cùng làm lễ thắp hương cúng gia tiên để tiễn năm cũ đón năm mới, cầu sức khỏe, may mắn tài lộc, an khang thịnh vượng cho tất cả thành viên trong gia đình.
Mua muối đêm giao thừa
Các cụ có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là tục lệ truyền thống từ xưa đến nay vẫn được duy trì. Muối không chỉ có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xui xẻo mà chúng còn mang ý nghĩa thể hiện sự gắn kết tình cảm quan hệ gia đình, con cái khỏe mạnh, thuận hòa.
Hái lộc đầu năm
Xin lộc trên cây đầu năm để mong một năm mới nhiều tài lộc.
Xông đất
Vị khách đầu tiên đến nhà chúc tết được gọi là người xông đất - là người đầu tiên đến chúc Tết gia đình. Nếu là người hợp tuổi với gia chủ thì cả năm đó, gia chủ sẽ gặp nhiều điều may mắn, tài lộc đến nhà.
Chúc tết
Lời chúc đầu năm gửi theo ước nguyện may mắn, mạnh khỏe, bình an cùng vô vàn các điều tốt lành khác luôn mang lại niềm vui và những kỳ vọng cho người được nhận lời chúc. Đồng thời đây còn là dịp người thân, bạn bè gặp gỡ, quây quần, thăm hỏi nhau, gắn kết tình cảm gia đình, cộng đồng.
Phong tục lì xì ngày tết
Phong tục lì xì ngày tết mang ý nghĩa rất tốt đẹp là cầu chúc may mắn, sức khỏe và tài lộc cho người được nhận.
Đi lễ chùa đầu năm
Đi lễ chùa đầu năm để cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Xuất hành
Xuất hành là việc được thực hiện vào ngày đầu năm mới Tết Nguyên đán. Mọi người sẽ đi ra khỏi nhà đi thăm họ hàng, bạn bè hay còn gọi là đi chơi Tết và cuối cùng là quay trở về nhà của mình.
Xin chữ đầu năm
Xin chữ đầu năm là đi xin chữ thầy đồ những chữ tượng trưng cho sự tốt lành như: Phúc, lộc thọ, bình an,... để cầu mong may mắn, tài lộc, bình an...
2. Ý nghĩa phong tục ngày tết
Tết cổ truyền hay còn gọi là Tết Nguyên Đán/Tết Âm lịch. Đây là điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nó mang ý nghĩa tâm linh thể hiện sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình.
Theo phiên âm tiếng Hán thì Tết nguyên đán còn gọi là “Tiết Nguyên Đán” - nghĩa là sự khởi đầu của buổi sáng sớm/ sự khởi đầu một năm mới.
Vào ngày Tết Nguyên đán, người dân trên cả nước đều được nghỉ làm, cùng xum vầy bên gia đình, người thân; thắp hương cúng ông bà tổ tiên, thần linh; thực hiện các nghi lễ ngày Tết đã nêu tại phần 1 để mong cầu một năm mới bình an, tài lộc đầy nhà.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27