Văn khấn mời ông bà về ăn Tết ngoài mộ 2024

Trong dịp Tết nguyên đán, từ ngày 24 tháng chạp đến sáng ngày 30 tết là thời điểm để con cháu có thể chọn ngày đẹp để làm lễ tảo mộ và đón ông bà tổ tiên về ăn Tết. Vậy khi làm lễ rước ông bà tổ tiên về ăn Tết ngoài mộ cần thực hiện những gì và bài cúng rước ông bà về ăn Tết ngoài mộ như thế nào? Sau đây là chi tiết nghi lễ mời ông bà về ăn Tết ngoài mộ Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc.

1. Lễ vật cúng rước ông bà ngoài mộ ngày Tết

  • Một con gà hoặc một khoanh giò, hay 2 lạng thịt nạc vai luộc
  • 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng, 1 đĩa gạo muối
  • 1 bát nước, 1/2 lít rượu trắng
  • 1 bao thuốc, 1 lạng chè
  • 1 bộ quần áo quan Thần linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, ngựa đỏ kiếm trắng
  • 1 đinh vàng hoa, 10 lễ vàng tiền
  • 4 cái oản đỏ
  • 5 lá trầu và 5 quả cau
  • 9 bông hồng đỏ và đĩa hoa quả (5 quả tròn).

Sau khi chuẩn bị đồ lễ, con cháu sẽ kính cẩn, mời người đã khuất về ăn Tết cùng gia đình.

2. Văn khấn mời ông bà về ăn Tết ngoài mộ 2024 Giáp Thìn

Cúng phần mộ gia tiên

Khi đến phần mộ tổ tiên, ta đặt lễ trên nơi thờ chung ở phần mộ nếu gia đình có điều kiện ta có thể chuẩn bị lễ vật gồm gà, xôi, hoa quả, tiền vàng để mời gia tiên.

Thắp 9 nén nhang lên bát hương trước mộ, (nếu không có bát hương thì cắm xuống đất phần chân mộ). Quỳ lễ gia tiên mà khấn rằng:

Chúng con nhất tâm dâng lễ, kính lạy, bái thỉnh cha mẹ, ông bà cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại họ…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Chúng con xin được cẩn cáo với gia tiên rằng: Nhân dịp Tết Nguyên đán mừng đón xuân mới năm… Chúng con thành kính sửa soạn lễ vật, tiền vàng, nhang đăng bái mời cha mẹ, ông bà cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại họ… về ngự trước án thờ tổ tiên ở tổ đường, để con cháu chúng con được chiêm bái và báo hiếu tổ tiên trong những ngày đầu xuân.

Chúng con thành kính chấp lễ bái thỉnh kính mời cha mẹ, ông bà cùng gia tiên nội ngoại sa giá.

Sau đây, chúng con xin phép gia tiên nội ngoại cho phép chúng con được thực hiện nghi lễ tạ mộ và dọn dẹp sạch sẽ phần mộ của gia tiên.

Chúng con xin đa tạ! (3 lần).

Chắp tay xá lạy 9 lạy rồi lúc đó con cháu có thể dọn dẹp cắt bớt cỏ hoặc đắp thêm đất lên mộ cho các phần mộ gia tiên.

Khi làm sạch sẽ xong xuôi thì nhớ đốt một nén nhang cắm lên phần mộ rồi xin hạ lễ và đốt tiền vàng cho gia tiên (các pháp sư có thể dâng thất bảo làm lễ khai quang âm trạch, tăng cường vận khí cho gia đình, dòng họ).

Sau khi hoàn tất mọi việc thì mới được ra về.

Cúng lễ ở nhà

Khi về đến nhà, con cháu cần có một mâm cơm thịnh soạn cùng lễ vật tiền vàng... đặt trên ban thờ gia tiên, thắp 9 nén nhang, chắp tay quỳ lễ 9 lễ và khấn rằng:

Bái lạy cha mẹ, ông bà cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại, hôm nay là ngày... tháng... năm... chúng con nhất tâm thành kính xin được bái rước cha mẹ, ông bà và gia tiên nội ngoại ngự giá tại nhà thờ gia tiên để chúng con được thỉnh lễ báo hiếu nhân dịp Tết đón xuân năm mới... Con cháu chúng con xin được sửa soạn lễ vật, tiền vàng cùng sơn hào hải vị, nhang đăng bái mời cha mẹ, ông bà cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại thụ hưởng, cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu chúng con đón xuân vui vẻ và bước sang năm mới với vận khí mới và niềm vui mới, luôn được mạnh khoẻ, thành đạt, hạnh phúc, diên thọ, chúng con xin cầu nguyện cho gia tộc họ... vận khí luôn hanh thông, vạn sự được cát tường như ý, cầu tài tài đến, cầu phúc phúc lai, cầu lộc lộc tồn, để dòng họ sinh ra được những người hiền tài phụng sự đất nước làm rạng danh dòng tộc.

Chúng con xin đa tạ! (3 lần).

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 7.682
0 Bình luận
Sắp xếp theo