Biện chứng khách quan là gì?

Biện chứng khách quan là gì? Mối quan hệ giữa biên chứng khách quan và biện chứng chru quan là gì? Đây là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục triết học. Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu và học tập những quan điểm, trường phái và các phương pháp luận và phép biện chứng, HoaTieu.vn xin tổng hợp và cập nhật thông tin gửi đên bạn đọc về khái niệm Biện chứng khách quan và những ví dụ cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo.

Thế nào là biện chứng khách quan?
Thế nào là biện chứng khách quan?

1. Biện chứng khách quan là gì?

Biện chứng khách quan là sự biện chứng của các sự vật, hiện tượng. Khác với biện chứng chủ quan là sự biện chứng của ý thức. Nó phản ánh mối liên hệ, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Giữa các quan điểm của duy tâm và duy vật thì mối quan hệ biện chứng khách quan và chủ quan cũng khác nhau.

2. Biện chứng chủ quan và biện chứng khách quan

Theo quan điểm chủ nghĩa duy tâm thì biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan.

Còn theo quan điểm của chủ nghĩa  duy vật thì biện chứng khách quan lại là cơ sở của biện chứng chủ quan. Ăngghen từng khẳng định: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên...”.

3. Ví dụ về biện chứng khách quan

Ví dụ về biện chứng khách quan
Ví dụ về biện chứng khách quan

Ví dụ về biện chứng khách quan: khi giải quyết một vấn đề, mỗi người có thể đưa ra những phương án khác nhau và đều có những lý luận riêng để bảo vệ ý kiến của mình. Nếu như là đặt mình vào góc nhìn quan điểm của một trong những người trên thì chúng ta sẽ bị cái nhìn phiến diện của bản thân làm ảnh hưởng đến sự đánh giá các phương án giải quyết.

Do đó, sẽ cần có một người khác để đưa ra những đánh giá và nhận xét. Người này phải thật công tâm, tỉnh táo và không thiên vị bất cứ một ai.

4. Phương pháp luận biện chứng là gì?

Phép biện chứng (hay phương pháp biện chứng, phép biện chứng) là một phương pháp luận, đây là phương pháp tồn tại ở cả nền triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ đại.

Từ biện chứng ("dialectic") có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, và trở nên phổ biến qua những cuộc đối thoại kiểu Socrates của Plato. Biện chứng có nền tảng từ những cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người với những ý kiến, tư tưởng khác nhau và cùng mong muốn thuyết phục người khác.

Phương pháp này khác với hùng biện, trong đó một bài diễn thuyết tương đối dài do một người đưa ra - một phương pháp được những người ngụy biện ủng hộ. Nhiều dạng khác nhau của biện chứng nổi lên ở phương Đông và phương Tây theo những thời kỳ lịch sử khác nhau như trường phái Socrates, đạo Hindu, đạo Phật, biện chứng Trung cổ, trường phái Hegel và chủ nghĩa Marx.

5. Các giai đoạn phát triển cơ bản của phương pháp luận biện chứng

Phép biện chứng trải qua 3 giai đoạn phát triển:

- Phép biện chứng cổ đại: là phép biện chứng xuất hiện trong triết học thời cổ đại. Các nhà triết học ở phương Đông lẫn phương Tây thời cổ đại đã xem thế giới khách quan thay đổi trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận. Tuy nhiên, những gì các nhà biện chứng hồi đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học;

- Phép biện chứng duy tâm: biện chứng được bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là biểu hiện của các ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm. Đỉnh cao của hình thức cơ bản này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, mà người khởi đầu là nhà triết học Kant (1724-1804) và người hoàn thiện là nhà triết học Hegel. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phép biện chứng;

- Phép biện chứng duy vật: được thể hiện trong triết học do Karl Heinrich Marx và Friedrich Engels xây dựng. Karl Marx và Friedrich Engels đã kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển. Hai ông cho rẳng phép biện chứng là quy luật vận động của thế giới khách quan chứ không phải chỉ là sự vận động của tư tưởng.

Trên đây là nội dung về biện chứng khách quan cùng ví dụ cụ thể. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 1.149
0 Bình luận
Sắp xếp theo