Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Mĩ thuật

Dưới đây, Hoatieu xin chia sẻ Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Mĩ thuật theo thông tư 25/2020/TT-BGDĐT. Trong bài gồm có File Word, File PowerPoint giới thiệu Sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 4, thuyết minh chọn sách qua biên bản họp lựa chọn sách giáo khoa lớp 4 của tổ chuyên môn. Mời các bạn tham khảo.

1. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Mĩ thuật

TRƯỜNG TH: ………………..

TỔ: ……………………………...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 2023

Địa điểm:….….….….….….….….….….….….….

Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….

Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….…

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….…

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: MĨ THUẬT 4 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Nguyễn Thị Đông (Tổng chủ biên), Phạm Đình Bình (Chủ biên), Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Hải Kiên

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Mĩ thuật 4 – Cánh Diều

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Mĩ thuật 4 – Cánh Diều trình bày rõ ràng các chủ đề nội dung, các mạch chủ đề sắp xếp hợp lí, nội dung kiến thức gần gũi, nhiều hình ảnh trực quan, nội dung sáng tạo, màu sắc hài hoà hấp dẫn đối với học sinh.

Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mĩ cao.

1.2. Nội dung mỗi bài học/chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kĩ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Trong cả 7 chủ đề, nội dung của các bài học được thể hiện thông qua các hình ảnh, đồ vật gần gũi với học sinh, có ý nghĩa trong cuộc sống hằng ngày của học sinh, chú trọng đến các yếu tố có khả năng mang đến sự hứng thú, kích thích trí tò mò khoa học, sự sáng tạo của học sinh.

Ví dụ: Bài 2. Màu nóng, màu lạnh

HS sẽ được quan sát các hình ảnh thực tế trong thiên nhiên, trong cuỗ sống thông qua các danh lam thắng cảnh của Việt Nam cũng như quan sát tranh của hoạ sĩ để biết thêm về cách sử dụng màu sắc trong tranh để bức tranh hài hoà, cân đối.

Bài 3: Những vật liệu khác nhau

Ở bài học này học sinh sẽ được cung cấp thêm các kiến thức về vật liệu, chất liệu để tạo ra các sản phẩm mĩ thuật rất phong phú. Trước đây khi nói đến mĩ thuật học sinh thường chỉ nghĩ đến bút chì, giấy, màu vẽ qua bài học này học sinh vẽ biết thêm nhiều kiến thức về các vật liệu để sử dụng trong sản phẩm mĩ thuật của mình.

1.3. Nội dung các bài học/chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Từng bài học có cấu trúc chặt chẽ gồm các bước: Quan sát, nhận biết; Thực hành, sáng tạo; Cảm nhận, chia sẻ; Vận dụng. Các hoạt động của bài học đa dạng với nhiều dạng khác nhau giúp học sinh học tập tích cực, rèn kĩ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Các hoạt động trong sách thiết thực với học sinh trong mỗi bài học. Bên cạnh các hoạt động khác, hoạt Thực hành, sáng tạo trong SGK Mĩ thuật 4 Cánh Diều luôn đưa vào nhiều cách thực hành để trao quyền chủ động cho học sinh cũng như giáo viên có thể lựa chọn cách thực hành phù hợp với từng địa phương và khả năng của học sinh. Từ đó học sinh sẽ chủ động chuẩn bị cách học liệu dễ dàng hơn.

1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học được hướng dẫn theo tiến trình nhận thức của học sinh. Để giúp các em biết mình sẽ học cái gì và học như thế nào thì mỗi hoạt động được thể hiện bằng kí hiệu như logo quan sát, logo thực hành, logo luyện tập và vận dụng.

Qua các hoạt động học tập sẽ giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng quan sát và thực hành. Từ đó nói lên tính cách của học sinh cũng như khả năng tự tin trong giao tiếp của học sinh trong quá trình thuyết trình các sản phẩm mà học sinh đã tạo được cũng như nhận xét, góp ý cho sản phẩm của bạn.

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Mỗi bài học đều có bốn mục: Quan sát, nhận biết; Thực hành, sáng tạo; Cảm nhận, chia sẻ; Vận dụng giúp giáo viên: dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Các phương pháp dạy và học được đề xuất trong SGK Mĩ thuật 4 đa dạng và dễ áp dụng như: học qua quan sát; học qua hợp tác, trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm và cả lớp.

Với mỗi vấn đề cần tìm hiểu để sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau, thậm trí sử dụng cùng một phương pháp nhưng mức độ đòi hỏi học sinh phải tự lực thực hiện là khác nhau để phù hợp với học sinh.

2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Trong mỗi bài học, chủ để kiến thức phong phú, gắn với thực tiễn và tích hợp với nhiều môn học khác nhau và huy động được vốn kiến thức thực tế của học sinh.

Ví dụ trong bài 11. Bánh ngon truyền, thông qua bài học sẽ giúp học sinh được tìm hiểu các loại bánh truyền thống của Việt Nam. Mỗi vùng miền, địa phương đều có đặc trưng về văn hoá khác nhau vậy nên các loại bánh truyền thống đều mang nét đặc trưng về văn hoá của từng địa phương.

2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được thể hiện trong các nhiệm vụ học tập của học sinh từ câu hỏi hình thành kiến thức, luyện tập sau đó vận dụng vào thực tế. Các câu hỏi hình thành kiến thức có nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi đơn giản, đến yêu cầu học sinh thực hành, vẽ lại, thiết kế, mô phỏng,... Trong hoạt động đều có những yêu cầu ở các mức độ khác nhau, đòi hỏi mức độ vận dụng của học sinh là khác nhau.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách giáo khoa được xây dựng theo bài học, dựa theo phân phối thời lượng của chương trình để sắp xếp số lượng mỗi tiết cho các bài học hợp lí nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương. Các hình ảnh trong sách thể hiện được văn hoá các vùng miền khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được nội dung theo yêu cầu cần đạt.

Các mạch nội dung trong sách có thể điều chỉnh để phù hợp với điều kiện của nhà trường. Cách tiếp cận nội dung, nội dung học tập có thể linh hoạt với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Các học liệu được giới thiệu trong sách giáo khoa đơn giản, dễ tìm kiếm ở địa phương, dễ làm, dễ dạy.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Cấu trúc sách Mĩ thuật 4 có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương, đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách giáo khoa Mĩ thuật 4 có nhắc nhở ở lời mở đầu, thiết kế chặt chặt chẽ, hợp lí để học sinh không viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Các video giới thiệu sách, các tiết dạy minh hoạ, các catalog giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như sách giáo viên, vở bài tập, sách điện tử.

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.

Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí. Ngoài ra sách Mĩ thuật 4 cố ý đưa những đồ dùng dạy học dễ làm, dễ dạy, phù hợp với mọi vùng miền.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..)

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,...).

KẾT LUẬN:

– Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%)

– Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Mĩ thuật 4 – Cánh Diều của nhóm tác giả Nguyễn Thị Đông (Tổng Chủ biên), Phạm Đình Bình (Chủ biên), Nguyễn thị Huyền, Nguyễn Hải Kiên để thực hiện trong năm học 2023 – 2024 và các năm tiếp theo.

2. Giới thiệu sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 4

Giới thiệu sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 4
Giới thiệu sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 4

Sách giáo khoa Mĩ thuật 4 bộ sách Cánh Diều được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

Về cấu trúc

Cấu trúc sách gồm: Phần giới thiệu Một số kí hiệu dùng trong sách và Lời nói đầu; phần nội dung các Chủ đề, Bài học (gồm 7 chủ đề, 17 bài học); phần Giải thích thuật ngữ dùng trong sáchMục lục.

Cấu trúc mỗi bài học được xây dựng dựa trên quá trình nhận thức “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về với thực tiễn”. Các hoạt động học tập của học sinh được tổ chức thành một chuỗi, từ quan sát, khám phá, phát hiện, thực hành, luyện tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng trọng tâm của bài học đến sáng tạo, kết hợp thảo luận, trả lời câu hỏi và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm. Cuối mỗi bài học, thông qua mục vận dụng, học sinh được tìm hiểu, phát hiện thêm ý tưởng thực hành, sáng tạo, đưa sản phẩm mĩ thuật vào đời sống. Như vậy, học sinh được tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên và kĩ năng được hình thành, phát triển. Đồng thời, kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu, sáng tạo, từng bước nhận biết mối liên hệ giữa mĩ thuật với đời sống; hướng đến bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ, tình yêu nghệ thuật và cuộc sống ở học sinh.

Về nội dung

Nội dung các bài học được thiết kế với nhiều hoạt động học tập, đa dạng hình thức, chất liệu, vật liệu thực hành, nhằm tích cực hoá hoạt động và khích lệ học sinh sáng tạo; giúp học sinh từng bước nhận biết mối liên hệ giữa mĩ thuật với đời sống; qua đó bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ cho học sinh, giúp học sinh nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật và cuộc sống.

Nội dung mỗi bài học được bắt đầu từ tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp cận, khám phá, nhận biết kiến thức mĩ thuật thông qua quan sát các hình ảnh trực quan (trong tự nhiên, trong đời sống, trong nghệ thuật); giúp học sinh làm quen, tiếp nhận kiến thức mĩ thuật một cách tự nhiên và mang những điều tìm hiểu đó vào thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật kết hợp trao đổi, chia sẻ cảm nhận, liên hệ sản phẩm mĩ thuật với đời sống. Quy trình này quán triệt tư tưởng xuyên suốt của bộ sách Cánh diều: “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống”.

Nội dung các hoạt động (quan sát, nhận biết; thực hành, sáng tạo; cảm nhận chia sẻ; vận dụng) trong mỗi bài học được nhất quán với mục tiêu bài học và nội dung kết luận cuối bài; đồng thời định hướng rõ ràng về phát triển năng lực cho học sinh, coi trọng bồi dưỡng khả năng tự học, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Trong đó, chú trọng sử dụng hệ thống câu hỏi mở, tạo thuận lợi cho giáo viên thực hiện dạy học cá thể hoá hoạt động của học sinh, giúp học sinh tăng cường chia sẻ, hợp tác, giải quyết vấn đề; giúp giáo viên có nhiều lựa chọn trong tổ chức dạy học với những quy mô nhóm học sinh khác nhau, góp phần đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo định hướng của Chương trình: Dạy học kết hợp lồng ghép hoạt động thực hành và thảo luận, giúp học sinh đồng thời vừa “làm quen với sáng tạo mĩ thuật” vừa “thưởng thức nghệ thuật”.

Trên đây là mẫu Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Mĩ thuật và tài liệu giới thiệu sách giáo khoa Mĩ thuật Cánh diều lớp 4 đầy đủ nhất để làm dẫn chứng. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.

Đánh giá bài viết
1 9.816
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo