PowerPoint Toán 8 Bài 2: Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số

Tải về

Giáo án PowerPoint Toán 8 Bài 2: Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số sách Chân trời sáng tạo là giáo án bài giảng theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án năm học 2024-2025. Sau đây là nội dung chi tiết bài dạy Toán 8 Bài 2: Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số file Word và Powerpoint. Mời các thầy cô cùng tham khảo.

Bài giảng PowerPoint Toán 8 Bài 2: Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số

Giáo án Bài 2: Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số Toán 8

BÀI 2: TỌA ĐỘ CỦA MỘT ĐIỂM VÀ ĐỒ THỊ HÀM SỐ

(Thời gian thực hiện: 4 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Xác định được tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ.

- Xác định được một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.

- Nhận biết được đồ thị hàm số.

2. Về năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

* Năng lực đặc thù: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.

3. Về phẩm chất

- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp toán học và cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

2. Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), ôn tập lại kiến thức cũ về hàm số, chuẩn bị đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:

- HS có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về cách xác định một điểm trên mặt phẳng tọa độ thông qua tình huống xác định vị trí quân cờ trên bàn cờ.

- Tạo hứng thú cho HS, gợi động cơ học tập.

b) Nội dung: HS thực hiện giải bài tập khởi động của GV và thảo luận trả lời câu hỏi theo ý kiến cá nhân.

c) Sản phẩm: HS giải được bài toán khởi động và trả lời câu hỏi mở đầu theo suy nghĩ cá nhân.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập:

- GV chiếu Slide, đặt vấn đề, dẫn dắt qua câu hỏi khởi động:

Bạn Cúc mới học chơi cờ vua. Em hãy tìm giúp bạn:

- Quân Hậu Trắng đang ở giao của các cột nào và hàng nào?

- Tại giao của cột b và hàng 8 là quân gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi, HS trả lời, lớp nhận xét.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi một vài HS phát biểu ý kiến.

- Các HS khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để biết câu trả lời của chúng ta đúng hay sai, cách xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay.”.

Bài 2: Tọa độ của một điểm và đồ thị hàm số.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

2.1 Hoạt động 2.1: Tọa độ của một điểm

a) Mục tiêu:

HS nhận biết mặt phẳng tọa độ và thực hành xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ để rèn luyện kĩ năng đạt yêu cầu cần đạt.

b) Nội dung:

HS tìm hiểu nội dung kiến thức về mặt phẳng tọa độ, tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ và hoàn thành theo các yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm:

HS giải được Thực hành 1; Vận dụng 1 và các bài tập liên quan đến tọa độ của các điểm.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

TIẾN TRÌNH NỘI DUNG

Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi, thực hiện HĐKP1 vào vở cá nhân, sau đó so sánh kết quả với bạn cùng bàn, cùng nhóm.

- GV dẫn dắt, gợi ý sau đó mời đại diện một vài HS trả lời miệng.

- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi, từ đó rút ra kết luận trong SGK.

- GV mời một vài HS đọc lại kết luận.

- GV lưu ý cho HS phần Chú ý:

Trên mặt phẳng tọa độ, mỗi điểm P xác định đúng một cặp số (a;b).

- GV yêu cầu đọc, hiểu Ví dụ 1, GV hướng dẫn, phân tích sau đó HS tự trình bày lại vào vở.

- HS làm bài cá nhân hoàn thành Thực hành 1, Vận dụng 1 sau đó trao đổi cặp đôi đối chiếu với bạn cùng bàn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu, hoàn thành bài tập vào vở theo yêu cầu.

- HĐ cặp đôi: HS trao đổi, kiểm tra chéo đáp án và sửa sai cho nhau.

- GV: giảng, hướng dẫn, phân tích, trình bày, quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện HS phát biểu trình bày miệng, trình bày bảng.

- Lớp chú ý nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại các khái niệm về mặt phẳng tọa độ, xác định tọa độ một điểm trên mặt phẳng tọa độ.

1. Tọa độ của một điểm

HĐKP1:

Qua vị trí A kẻ các đường thẳng vuông góc với hai trục, các đường này cắt Ox tại 4 và cắt Oy tại 8.

Qua vị trí B kẻ các đường thẳng vuông góc với hai trục, các đường này cắt Ox tại -3 và cắt Oy tại 7.

Thực hành 1:

Tọa độ của điểm O là: O (0;0)

Tọa độ của điểm E là: E (-3;4)

Tọa độ của điểm F là: F (3;-5)

Vận dụng 1:

Tọa độ vị trí con thuyền là A (4;8)

Tọa độ vị trí của hòn đảo là B (-3;7)

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Mời thầy cô và các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 5
PowerPoint Toán 8 Bài 2: Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng