Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định phong quân hàm đối với chức vụ hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân

Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định phong quân hàm đối với chức vụ hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân

Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm; bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức; chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành ngày 26/01/2016.

Nghị định 05/2016/NĐ-CP về chế độ chính sách thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ Công an nhân dân

Nghị định 13/2016/NĐ-CP về trình tự, thủ tục đăng ký kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

BỘ QUỐC PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 07/2016/TT-BQPHà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH PHONG, THĂNG, GIÁNG CẤP BẬC QUÂN HÀM; BỔ NHIỆM CHỨC VỤ, GIÁNG CHỨC, CÁCH CHỨC; CHỨC VỤ TƯƠNG ĐƯƠNG VÀ CẤP BẬC QUÂN HÀM CAO NHẤT ĐỐI VỚI CHỨC VỤ CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Căn cứ Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Xét đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm; bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức; chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm; bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức; chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam quy định tại Khoản 4 Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan và hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong lực lượng dự bị động viên.

2. Việc phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm; bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời chiến được thực hiện theo quy định riêng.

Điều 3. Nguyên tắc thăng, giáng cấp bậc quân hàm; bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức đối với hạ sĩ quan, binh sĩ

1. Cấp có thẩm quyền quyết định thăng cấp bậc quân hàm, bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền giáng cấp bậc quân hàm; giáng chức, cách chức đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đến cấp bậc, chức vụ đó.

2. Mỗi lần thăng hoặc giáng cấp bậc quân hàm chỉ cao hơn hoặc thấp hơn một bậc; trường hợp đặc biệt được thăng hoặc giáng nhiều bậc quân hàm, nhưng không vượt quá thẩm quyền quy định tại Thông tư này.

Chương II

QUY ĐỊNH PHONG, THĂNG, GIÁNG CẤP BẬC QUÂN HÀM; BỔ NHIỆM CHỨC VỤ, GIÁNG CHỨC, CÁCH CHỨC; CHỨC VỤ TƯƠNG ĐƯƠNG CẤP BẬC QUÂN HÀM CAO NHẤT ĐỐI VỚI CHỨC VỤ CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ

Mục 1. PHONG, THĂNG, GIÁNG CẤP BẬC QUÂN HÀM ĐỐI VỚI HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ

Điều 4. Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ

1. Hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có ba bậc quân hàm: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.

2. Binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam có hai bậc quân hàm: Binh nhất, Binh nhì.

Điều 5. Thẩm quyền phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ

1. Phong cấp bậc Binh nhì

a) Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định phong cấp bậc Binh nhì đối với quân nhân thuộc quyền;

b) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) quyết định phong quân hàm Binh nhì đối với công dân đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.

2. Thăng, giáng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ

a) Tiểu đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định thăng cấp bậc Binh nhất đối với binh sĩ thuộc quyền;

b) Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định thăng, giáng cấp bậc đến Trung sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền;

c) Sư đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm đến Thượng sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền.

3. Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ vi phạm kỷ luật, nếu không còn đủ tư cách quân nhân, thì kỷ luật tước danh hiệu quân nhân theo quy định của Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam.

4. Thăng, giáng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị

a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm đến Trung sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.

b) Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh) quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm Thượng sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.

Điều 6. Thời điểm phong cấp bậc Binh nhì

1. Công dân được gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày giao nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận.

2. Công dân qua tuyển sinh quân sự vào học tập tại các trường, được cấp có thẩm quyền công nhận là quân nhân thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày được công nhận quân nhân.

3. Binh sĩ dự bị hạng hai khi được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày có quyết định sắp xếp, bổ nhiệm.

Điều 7. Thời hạn xét thăng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ

1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang công tác tại đơn vị

a) Thăng cấp bậc Binh nhất: Binh nhì có đủ 06 tháng phục vụ tại ngũ.

b) Thăng cấp bậc Hạ sĩ

  • Binh nhất được bổ nhiệm chức vụ Phó Tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương, không phụ thuộc vào thời hạn.
  • Các chức danh có cấp bậc Hạ sĩ và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã giữ cấp bậc Binh nhất đủ 06 tháng.

c) Thăng cấp bậc Trung sĩ

  • Hạ sĩ được bổ nhiệm chức vụ Tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương, không phụ thuộc vào thời hạn.
  • Các chức danh có cấp bậc Trung sĩ và hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã giữ cấp bậc Hạ sĩ đủ 06 tháng.

d) Thăng cấp bậc Thượng sĩ

  • Trung sĩ giữ chức vụ Tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương được bổ nhiệm chức vụ Phó Trung đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương, không phụ thuộc vào thời hạn.
  • Hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ có trình độ trung cấp trở lên được sắp xếp đúng biên chế, đã giữ cấp bậc Trung sĩ đủ 06 tháng.

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được khen thưởng từ Chiến sĩ thi đua trở lên thì được xét thăng một bậc quân hàm; có thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc không phụ thuộc vào cấp bậc, chức vụ và thời hạn quy định tại Điểm a, b, c và d khoản này, nhưng không vượt quá một cấp so với quân hàm quy định của chức vụ đảm nhiệm.

2. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên trong các nhà trường

a) Học viên đang học tại các nhà trường

  • Thăng cấp bậc Binh nhất: Đã giữ cấp bậc Binh nhì đủ 06 tháng.
  • Thăng cấp bậc Hạ sĩ: Đã giữ cấp bậc Binh nhất đủ 06 tháng.
  • Thăng cấp bậc Trung sĩ: Đã giữ cấp bậc Hạ sĩ đủ 12 tháng.
  • Thăng cấp bậc Thượng sĩ: Đã giữ cấp bậc Trung sĩ đủ 12 tháng.

b) Học viên tốt nghiệp đào tạo hạ sĩ quan chỉ huy:

  • Đào tạo Tiểu đội trưởng và các chức vụ tương đương; tốt nghiệp loại khá trở lên được thăng cấp bậc Trung sĩ, loại trung bình thăng cấp bậc Hạ sĩ;
  • Đào tạo Phó Trung đội trưởng và các chức vụ tương đương, tốt nghiệp được thăng cấp bậc Thượng sĩ.
Đánh giá bài viết
1 1.501
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo