Quyết định 565/2013/QĐ-UBND-VX
Quyết định 565/2013/QĐ-UBND-VX về phê duyệt Đề án “Chống mù chữ - Phổ cập giáo dục ở tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2013 - 2020”.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN -------- Số: 565/QĐ/UBND-VX | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Nghệ An, ngày 06 tháng 02 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CHỐNG MÙ CHỮ - PHỔ CẬP GIÁO DỤC TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2013 - 2020”
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HDND và UBND, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xoá mù chữ cho người lớn”;
Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020”;
Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 137/TTr-SGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Chống mù chữ - Phổ cập giáo dục ở tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2013 - 2020” (có Đề án kèm theo) với các nội dung chính sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trước năm 2015; nâng cao chất lượng, hiệu quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 và giáo dục trung học cơ sở vững chắc; phấn đấu đến năm 2020 có 100% đơn vị cấp huyện, thành, thị đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và đạt chuẩn phổ cập bậc trung học; ngăn chặn mù chữ và tái mù chữ ở người lớn; đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở đi đôi với phát triển mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; giáo dục phổ thông gắn với dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, của đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Chống mù chữ
- Phấn đấu 100% số xã miền núi, vùng cao đạt tiêu chuẩn CMC-PCGDTH vững chắc. Giảm tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi ở vùng cao xuống dưới 1%, chung toàn tỉnh xuống dưới 0,5%. Mở các lớp XMC và giáo dục tiếp tục sau biết chữ để củng cố kết quả đạt được, chống tái mù.
- Phấn đấu hàng năm huy động từ 1000 - 1500 người đi học và công nhận mãn khoá biết chữ và sau biết chữ (hàng năm vẫn còn đối tượng người mù chữ bổ sung).
b) Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi
- Củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp đảm bảo đến năm 2020, 100% số trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi được học 2 buổi/ngày; năm 2015, huy động 90%, năm 2020 huy động 95% số trẻ 3 và 4 tuổi đến lớp mẫu giáo; huy động 25% số trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ vào năm 2015 và 30% vào năm 2020.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mầm non 5 tuổi, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trẻ nhẹ cân dưới 8%, trẻ thấp còi xuống dưới 10%, phấn đấu đến năm 2020 có 100% trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non được học chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào học lớp 1.
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, phấn đấu đến năm 2015 có 85%, năm 2020 có 95% giáo viên dạy các lớp mầm non 5 tuổi đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho các lớp mầm non 5 tuổi, xây dựng thêm ít nhất 6 trường chuẩn quốc gia tại các huyện miền núi cao (theo Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đã được UBND tỉnh phê duyệt) để làm mô hình mẫu và là nơi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ giáo dục mầm non.
- Phấn đấu số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi năm 2013 đạt 85% (các huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Con Cuông, Anh Sơn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn, Thái Hoà, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Vinh); đạt 100% vào năm 2014 (thêm Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương).
c) Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
- Củng cố, duy trì kết quả PCGDTH đúng độ tuổi mức độ 1 trên phạm vi toàn tỉnh; đẩy nhanh tiến độ để đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi mức độ 2 và mức độ 2 vững chắc; nâng chất lượng giáo dục toàn diện, hạ thấp tỉ lệ học sinh yếu, kiên quyết chống bỏ học giữa chừng;
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn đào tạo 100%, trên chuẩn 95%; đủ về số lượng để tổ chức dạy học 9 đến 10 buổi/tuần; cơ cấu đội ngũ đảm bảo để dạy các bộ môn theo quy định (có đủ giáo viên chuyên trách dạy các bộ môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tin học và Ngoại ngữ);
- Về cơ sở vật chất, phấn đấu hoàn thiện khuôn viên nhà trường, 100% các trường học có nhà đa năng hoặc sân chơi bãi tập, sân vận động ngoài trời cho học sinh;
- Đến năm 2015: 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDĐĐT mức độ 1 vững chắc; 09 đơn vị vùng đồng bằng, thành phố, thị xã Thái Hoà đạt chuẩn PCGDĐĐT mức độ 2; có trên 60% đơn vị cấp xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi mức độ 2;
- Phấn đấu đến năm 2020: 20/20 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDĐĐT mức độ 2; 95% đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi mức độ 2.
d) Phổ cập giáo dục THCS
- Củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục THCS vững chắc trên phạm vi toàn tỉnh. Nâng chất lượng giáo dục toàn diện, hạ thấp tỉ lệ học sinh yếu, khắc phục có hiệu quả tình trạng bỏ học giữa chừng;
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn đào tạo 100%, trên chuẩn 85%; đủ về số lượng để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; cơ cấu đội ngũ đảm bảo để dạy các bộ môn theo quy định;
- Về cơ sở vật chất: hoàn thiện khuôn viên nhà trường, 100% các trường học có đủ phòng học, phòng học bộ môn, sân chơi bãi tập theo quy định;
đ) Phổ cập giáo dục bậc trung học
Phấn đấu thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa và một số huyện khác có điều kiện thuận lợi đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2015, các huyện còn lại đạt chuẩn phổ cập vào năm 2020.
e) Công tác phân luồng sau THCS
- Giúp học sinh lựa chọn và phụ huynh tạo cho con mình một hướng đi đúng đắn phù hợp sau khi đã tốt nghiệp THCS và THPT;
- Thực hiện tốt phân luồng sau THCS góp phần quan trọng vào việc đạt được mục tiêu giáo dục THCS và đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học;
- Nâng cao tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS không vào học THPT và GDTX cấp THPT vào học TCCN và học nghề đạt 20 - 30%.
II. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP
1. Nhóm giải pháp tuyên truyền
- Tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành GD&ĐT về công tác CMC-PCGD đến các tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành, các đoàn thể để mọi người có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp; chống tư tưởng trọng bằng cấp, coi thường lao động chân tay, tạo sự đồng thuận và quyết tâm của xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu về CMC-PCGD;
- Đa dạng, phong phú, linh hoạt các hình thức tuyên truyền phù hợp với đối tượng với từng giai đoạn; phối hợp tốt giữa việc tuyên truyền của các phương tiện thông tin đại chúng với tuyên truyền, vận động của các cộng tác viên, tuyên truyền viên tại gia đình và cộng đồng; các cấp từ tỉnh đến thôn xóm đều có trách nhiệm xây dựng, triển khai nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục về CMC-PCGD gắn với đặc điểm của đơn vị, địa phương mình; trong nhà trường coi trọng giáo dục học sinh ý thức về học tập chuyên cần, không bỏ học; xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn; có nhận thức đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
2. Nhóm giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là lực lượng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học và sự thành công của công tác CMC-PCGD. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên theo hướng: cán bộ quản lý đủ số lượng, có chất lượng cao, 100% đạt chuẩn nghề nghiệp quy định, có kỹ năng quản lý giáo dục tốt; đội ngũ giáo viên đủ số lượng, cơ cấu cân đối, 100% đạt chuẩn đào tạo và chuẩn giáo viên các cấp học, tăng tỷ lệ trên chuẩn đào tạo và chuẩn giáo viên loại khá, giỏi; đội ngũ nhân viên đủ số lượng quy định, 100% đạt chuẩn đào tạo, có kỹ năng, thạo việc, để đạt được mục tiêu cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ở cả 3 cấp: cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh; đáp ứng yêu cầu nhân lực theo đòi hỏi của sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, công tác CMC-PCGD nói riêng;
- Bố trí, sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phù hợp với từng cấp học, ngành học, loại hình trường, từng vùng miền nhằm bảo đảm tính cân đối, đồng bộ, hiệu quả, tiết kiệm trong việc sử dụng đội ngũ. Kịp thời điều chỉnh, bố trí tỷ lệ giáo viên/lớp phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục từng giai đoạn;
- Tổ chức các phong trào thi đua trong các cơ sở giáo dục, phát huy tốt tinh thân trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục;
- Chăm lo công tác bồi dưỡng đội ngũ cả về tư tưởng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc; coi trọng cả bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn và bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đội ngũ; các phòng giáo dục và đào tạo cần rà soát, đánh giá lại công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn để có kế hoạch đào tạo đảm bảo chất lượng, tránh việc hợp lí hoá công tác này. Chú trọng tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, tăng cường số lượng giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh;
- Thực hiện nghiêm túc, có nền nếp công tác đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên hàng năm, tạo động lực vươn lên ở mỗi cá nhân;
- Bảo đảm đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; quan tâm đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ làm công tác CMC-PCGD ở các địa bàn đặc biệt khó khăn.
3. Nhóm giải pháp xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất trường học
- Thực hiện tốt các nội dung của Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020; kịp thời điều chỉnh quy mô học sinh/lớp các cấp học phù hợp với điều kiện phát phát triển KT-XH của địa phương;
- Căn cứ vào thực trạng, yêu cầu đạt chuẩn phổ cập theo từng cấp học để lập kế hoạch, dự toán kinh phí, lộ trình xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tôn tạo, xây dựng cảnh quan khuôn viên nhà trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn; bảo đảm 100% phòng học được kiên cố hóa, đủ số lượng 1 phòng học/lớp để thực hiện kế hoạch học 2 buổi/ngày ở các cấp học; có đủ hệ thống phòng chức năng, phòng học bộ môn, khu giáo dục thể chất, theo đúng tiêu chuẩn quy định phục vụ tốt cho việc tổ chức dạy và học của trường đạt chuẩn quốc gia; trường lớp đặt ở những vị trí thuận lợi tạo điều kiện cho học sinh đến trường;
- Tăng cường thiết bị dạy học và trang thiết bị sinh hoạt theo hướng ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật mới như máy vi tính, máy chiếu đa năng, bảng tương tác,… vv để phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học và công tác quản lý nhà trường;
- Huy động các nguồn vốn xã hội hóa (doanh nghiệp, doanh nhân…) để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và các điều kiện tối thiểu cần thiết đảm bảo công tác dạy và học của giáo viên và học sinh;
- Lồng ghép nguồn vốn ODA, FDI từ các chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức nước ngoài đầu tư cho hệ thống phòng học, nước sạch, nhà vệ sinh cho các trường thuộc các huyện miền núi cao, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.
4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học
- Làm tốt việc huy động các đối tượng đi học đúng độ tuổi, duy trì sỹ số, chống bỏ học giữa chừng. Tích cực mở các lớp bổ túc THCS, GDTX cấp THPT, làm tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng, khuyến khích học nghề, trung cấp chuyên nghiệp để bảo đảm các mục tiêu phổ cập giáo dục tại các vùng, miền;
- Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong mỗi cơ sở giáo dục;
- Xây dựng hệ thống trường trọng điểm làm nòng cốt về chất lượng cho các cấp học ở mỗi địa phương;
- Tập trung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2015 có 65%, đến năm 2020 có 75% trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
Đây là giải pháp quan trọng nhất, tập trung nhất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục;
- Tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý nhà trường nhằm nâng cao hiệu suất, hiệu quả dạy học, giáo dục học sinh, quản lý nhà trường;
- Tổ chức nghiêm túc đúng quy chế các kỳ thi. Thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng đối với tất cả các cơ sở giáo dục, lấy kết quả kiểm định làm thước đo đánh giá chất lượng hiệu quả dạy học, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Thực hiện đầy đủ “3 công khai” trong các cơ sở giáo dục;
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục nhà trường, xã hội lành mạnh, thân thiện, an toàn.
5. Nhóm giải pháp về bảo đảm chế độ, chính sách đối với công tác CMC-PCGD
- Bảo đảm ngân sách giáo dục đào tạo hàng năm đủ định mức, thực hiện phân khai mới để các cơ sở chủ động hoạt động theo nhiệm vụ được giao ;
- Bố trí tỷ lệ hợp lý và phân khai kinh phí phục vụ công tác CMC-PCGD, tạo thuận lợi trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch CMC-PCGD hàng năm;
- Quan tâm đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ công tác CMC-PCGD (máy tính, máy in, máy chiếu projecto…) ở các nhà trường, các phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT để nâng cao hiệu quả việc điều tra, xử lý, quản lý dữ liệu CMC-PCGD;
- Có cơ chế động viên khen thưởng đối với công tác CMC-PCGD: UBND tỉnh tặng cờ, tiền thưởng cho các đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, phổ cập giáo dục bậc trung học; UBND huyện tặng cờ, tiền thưởng cho các đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, phổ cập giáo dục bậc trung học; động viên khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân làm tốt công tác CMC-PCGD;
- Tùy vào Trung ương cấp nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các ngành có liên quan để xây dựng dự toán kinh phí trình các cấp phê duyệt theo thẩm quyền để thực hiện. Ưu tiên kinh phí cho các lớp xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau biết chữ, kinh phí bổ túc trung học cơ sở và kinh phí điều tra, hoàn thiện hồ sơ phổ cập giáo dục;
- Dự kiến kinh phí phục vụ cho công tác CMC-PCGD từ 2012 đến 2020 khoảng 102 tỷ đồng, chi cho các hoạt động: Hoạt động Ban Chỉ đạo các cấp; điều tra, tổng hợp, in ấn, hoàn chỉnh số liệu; tập huấn cho cán bộ, giáo viên; mở các lớp Xoá mù chữ, bổ túc THCS; khen thưởng các đơn vị đạt chuẩn phổ cập: mầm non 5 tuổi, tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và trung học.
6. Nhóm giải pháp chỉ đạo, tổ chức, phối hợp
- Kịp thời kiện toàn, duy trì nền nếp và tăng cường hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo CMC - PCGD các cấp. Ban Chỉ đạo các cấp phải xây dựng chương trình, kế hoạch công tác 5 năm, hàng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá cơ sở, tổ chức sơ kết, tổng kết công tác CMC-PCGD theo định kỳ;
- Tổ chức quy trình kiểm tra, đánh giá, công nhận kết quả CMC-PCGD khoa học, hợp lý, phối hợp gắn kết và liên thông các ngành học, cấp học trong địa bàn (thống nhất thời điểm điều tra, đối tượng điều tra, xử lý số liệu, chia sẻ thông tin, tổ chức kiểm tra, công nhận,…);
- Thực hiện tốt việc phối kết hợp các lực lượng, tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị cùng thực hiện nhiệm vụ CMC - PCGD; thực hiện tốt xã hội hóa công tác CMC - PCGD.
- Chia sẻ:Trịnh Thị Lương
- Ngày:
Quyết định 565/2013/QĐ-UBND-VX
173 KBGợi ý cho bạn
-
Quyết định 764/QĐ-BGDĐT 2024 cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ 2025
-
Độ tuổi thi vào trường công an, quân đội năm 2025
-
Tải Công văn 3972/BGDĐT-TTr 2023 về hướng dẫn thanh tra, kiểm tra năm học mới doc, pdf
-
Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT 2024 Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025
-
Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT về thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí ngành lĩnh vực giáo dục
-
Hồ sơ dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giáo dục
-
Tải Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn và xếp lương giáo viên dự bị đại học file DOC, PDF
-
Nghị định 125/2024/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
-
Tải Công văn 4128/BGDĐT-GDMN 2023 về nhiệm vụ giáo dục mầm non 2023-2024
-
Công văn 4868/BGDĐT-GDMN về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 mầm non
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác