Quy chế chất vấn trong Đảng mới nhất 2024

Quy chế chất vấn trong Đảng mới nhất 2024. Để phát huy tính dân chủ, nâng cao trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, quy chế chất vấn trong Đảng luôn đóng vai trò rất quan trọng. Vậy nội dung quy chế chất vấn trong Đảng như thế nào và nguyên tắc ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo cùng HoaTieu.vn.

Chất vấn thể hiện tính dân chủ trong các cấp ủy Đảng.
Chất vấn thể hiện tính dân chủ trong các cấp ủy Đảng.

1. Quy chế chất vấn trong Đảng

Căn cứ theo Điều 1 Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW quy định thì:

Chất vấn và trả lời chất vấn trong Đảng là việc đảng viên hỏi và được trả lời về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ tiêu chuẩn đảng viên, cấp ủy viên, trừ những vấn đề bí mật theo qui định của Đảng và Nhà nước.

  • Chất vấn là đưa ra yêu cầu hoặc câu hỏi đề nghị được trả lời.
  • Trả lời chất vấn là việc giải trình làm rõ những yêu cầu hoặc câu hỏi của người chất vấn.
  • Trường hợp kiến nghị hoặc hỏi để biết những thông tin về hoạt động trong Đảng không phải là chất vấn.

Mục đích của chất vấn là nhằm phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy viên; góp phần ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng. Chất vấn còn nhằm để kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, nhất là quyền lực của người đứng đầu.

Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động chất vấn đã được thực hiện từ khi Đảng ra đời, quy định rõ trong Điều lệ Đảng các thời kỳ.

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn trong Đảng, Bộ Chính trị khóa X đã ban hành Quyết định số 158-QĐ/TW ngày 12-5-2008 về Quy chế chất vấn trong Đảng, trong đó nêu rõ: “Đảng viên có quyền chất vấn hoạt động của cấp ủy, BTV cấp ủy, đảng viên trong phạm vi cấp ủy, BTV cấp ủy, đảng bộ mà mình là thành viên và phải chịu trách nhiệm về nội dung chất vấn của mình. Tổ chức đảng, đảng viên là đối tượng chất vấn có trách nhiệm trả lời chất vấn và phải chịu trách nhiệm về nội dung trả lời chất vấn của mình”.

Để cụ thể hóa Quy chế, ngày 14-7-2008 Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW về thực hiện Quy chế chất vấn trong Đảng.

Ngày 8-6-2012, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Hướng dẫn 02-HD/TW về thực hiện chất vấn trong Đảng tại các kỳ họp của BCH Trung ương.

Trên cơ sở đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành Hướng dẫn số 07-HD/TW ngày 30-7-2012 về thực hiện chất vấn của cấp ủy viên tại các kỳ họp của BCH đảng bộ các cấp. Hướng dẫn nêu rõ “Chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp BCH đảng bộ các cấp (gọi chung là cấp uỷ) là việc các đồng chí uỷ viên BCH đảng bộ, kể cả bí thư, phó bí thư, uỷ viên BTV (gọi chung là cấp uỷ viên) hỏi và được trả lời về việc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của cấp uỷ, BTV cấp uỷ, thường trực cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra cùng cấp; chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn cấp ủy viên cùng cấp, trừ những vấn đề bí mật theo quy định của Đảng và Nhà nước”.

2. Mẫu phiếu chất vấn Đảng

Mẫu phiếu chất vấn Đảng được ban hành ngày 8 tháng 6 năm 2012 kèm trong Hướng dẫn 02-HD/TW về thực hiện việc chất vấn trong Đảng tại các kỳ họp Ban chấp hành Trung ương. Bài viết có kèm link tải.

3. Nguyên tắc chất vấn

Hình ảnh một phiên họp chất vấn trong thực tế.
Hình ảnh một phiên họp chất vấn trong thực tế.

Thực hiện chất vấn theo quy định nào? Nguyên tắc chất vấn ra sao? Nguyên tắc trả lời chất vấn như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết dưới đây.

Việc thực hiện chất vấn phải tuân thủ theo nguyên tắc chất vấn và trả lời chất vấn trong Đảng được quy định tại mục 3 phần Quy định chung tại Hướng dẫn 02-HD/TW và Điều 3 Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW, theo đó bao gồm 4 nguyên tắc như sau:

  • Thứ nhất, việc chất vấn và trả lời chất vấn phải tuân theo Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước...tương tự như nguyên tắc chất vấn tại phần 3.1 mà bài viết đã nêu phía trên.

Ngoài ra, cấp ủy, ban thường vụ cấp uỷ các cấp quyết định việc chất vấn và trả lời chất vấn trong hội nghị theo chương trình hội nghị.

Ban tổ chức hội nghị hoặc người chủ trì hội nghị cấp ủy, ban thường vụ cấp uỷ chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành quá trình chất vấn và trả lời chất vấn trong hội nghị.

  • Thứ hai, Đảng viên có quyền chất vấn hoạt động của cấp ủy ban thường vụ cấp ủy đảng viên trong phạm vi cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy đảng bộ mà mình là thành viên và phải chịu trách nhiệm về nội dung chất vấn của mình. Tổ chức đảng, đảng viên là đối tượng chất vấn có trách nhiệm trả lời chất vấn và phải chịu trách nhiệm về nội dung trả lời chất vấn của mình.

Người chất vấn đặt câu hỏi chất vấn về những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên của cấp,uỷ viên theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định trong Đảng. Những vấn đề không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng và chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên không thuộc phạm vi chất vấn.

Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ và cấp uỷ viên là đối tượng chất vấn có trách nhiệm trả lời chất vấn để làm rõ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên của mình và phải chịu trách nhiệm về nội dung trả lời chất vấn.

  • Thứ ba, chất vấn và trả lời chất vấn được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng, đúng nguyên tắc sinh hoạt Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định tại quy chế này.
  • Thứ tư, không được lợi dụng chất vấn và trả lời chất vấn để gây mất đoàn kết nội bộ hoặc đưa ra những thông tin không có căn cứ, làm mất uy tín của tổ chức đảng và đảng viên; không được tự ý tuyên truyền, phổ biến nội dung chất vấn và trả lời chất vấn cho các tổ chức, cá nhân không liên quan.

Người chất vấn chỉ đặt câu hỏi chất vấn về những vấn đề có căn cứ, không suy diễn để nêu vấn đề chất vấn, không được lợi dụng chất vấn để hỏi về những vấn đề không thuộc chức năng, nhiệm vụ trách nhiệm quyền hạn của cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ là đối tượng chất vấn hoặc không thuộc chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn đang viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên của cấp uỷ viên là đối tượng chất vấn để gây mất đoàn kết nội bộ hoặc làm mất uy tín của tổ chức đảng và đảng viên.

Bài viết đã cung cấp thông tin về Quy chế chất vấn trong Đảng mới nhất. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Thủ tục hành chính mảng Biểu mẫuPhổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.291
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi