Nghị quyết 64/NQ-CP chương trình thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Tải về

Nghị quyết 64/NQ-CP - Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Nghị quyết 64/NQ-CP năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng do Chính phủ ban hành ngày 22/07/2016. Mục tiêu của Chương trình nhằm xác định các nội dung, nhiệm vụ tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 64/NQ-CPHà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2016

NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 28 tháng 01 năm 2016;

Căn cứ Chỉ thị số 01-CT/TW ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ Chính trị về học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Điều 2. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu

1. Xác định các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ và các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra là: "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới".

2. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ để thực hiện 06 nhiệm vụ trọng tâm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đề ra.

Điều 3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

  • Tăng cường công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao.
  • Chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức và trách nhiệm công vụ; làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị.

2. Xây dựng tổ chức bộ máy của Chính phủ tinh gọn với nguyên tắc Chính phủ kiến tạo, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

  • Hoàn thiện căn bản và toàn diện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục kiện toàn bộ máy chỉ đạo và cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng. Triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực. Thực hiện kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý. Chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức và trách nhiệm công vụ; xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
  • Tập trung chỉ đạo và xử lý nghiêm, đúng pháp luật các hành vi tham nhũng, lãng phí; những hành vi lợi dụng chống tham nhũng để vu khống, tố cáo sai sự thật. Thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử. Không hình sự hóa các quan hệ hành chính và kinh tế. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án, nhất là các vụ việc thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng. Động viên, khen thưởng, bảo vệ người tố cáo và tố giác hành vi tham nhũng, lãng phí.
  • Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, đặc biệt là vai trò của các cơ quan thông tin, truyền thông; các đoàn thể nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.
  • Tiếp tục triển khai thực hiện toàn diện và hiệu quả Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cải cách hành chính.
  • Thực hiện nghiêm Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
  • Triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ. Theo đó, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính và sử dụng có hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh phát triển dịch vụ công trực tuyến và có giải pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng; bảo đảm hiệu quả, kịp thời, công khai, minh bạch trong thực thi công vụ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công.
  • Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế gắn với cải cách tiền lương theo Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020 và các Nghị quyết của Chính phủ về tinh giản biên chế.
  • Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, hạn chế tình trạng phân tán chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước. Rà soát và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, của các bộ, cơ quan ngang bộ theo hướng loại bỏ các chức năng, nhiệm vụ không phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường, giảm thiểu can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính.
  • Tiếp tục thực hiện toàn diện, có hiệu quả Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó tập trung hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp; đẩy mạnh công tác thi hành án, công tác bổ trợ tư pháp; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp đảm bảo về phẩm chất, đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự; hành chính. Thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trong thi hành án dân sự. Hoàn thiện thể chế, đảm bảo nâng cao chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
  • Hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất công khai, minh bạch, gắn kết giữa công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Hình thành và thực hiện nghiêm cơ chế trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước. Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm thống nhất thông suốt trong lãnh đạo, quản lý, điều hành từ trung ương đến cơ sở. Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ. Hoàn thiện cơ chế phân cấp đầu tư, ngân sách, bảo đảm quản lý thống nhất về quy hoạch phát triển và cân đối nguồn lực. Xây dựng và ban hành cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật.
  • Cải cách, đơn giản hóa tất cả các thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính, trong đó chú trọng việc thẩm định, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, bãi bỏ các thủ tục hành chính gây trở ngại cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
Đánh giá bài viết
2 1.205
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm