Nguyên tắc bỏ phiếu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Tải về

Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 ngày 23/5/2021 là ngày Hội của toàn dân thì mỗi công dân khi đi bỏ phiếu cần nắm rõ quy định của pháp luật về bỏ phiếu và trình tự bỏ phiếu.

1. Nguyên tắc bầu cử cơ bản ở Việt Nam

4 nguyên tắc cơ bản về bầu cử ở Việt Nam

2. Infogarphic về nguyên tắc bỏ phiếu bầu cử

Nguyên tắc bỏ phiếu bầu cử

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu được quy định cụ thể tại Điều 69 như sau:

3. Nguyên tắc bỏ phiếu

1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.

2. Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.

3. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

5. Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.

6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.

7. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.

8. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.

4. Quy trình bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, HĐND như thế nào?

Bước 1: Cử tri đến các điểm bỏ phiếu để tiến hành bầu cử.

Bước 2: Xuất trình thẻ cử tri và nhận phiếu bầu cử. Có 4 loại phiếu bầu cử: Phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, phiếu bầu cử đại biểu HĐND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, phiều bầu cử đại biểu HĐND huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, phiếu bầu cử đại biểu HĐND xã/phường/thị trấn.

Bước 3: Cử tri xem xét danh sách, tiểu sử của những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trước khi viết phiếu bầu.

Bước 4: Cử tri không tin nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang giữa cả họ và tên người ứng cử đó.

Không được khoanh tròn, gạch chéo, gạch dưới, gạch trên hàng họ và tên người ứng cử. Không được đánh dấu trên phiếu bầu.

Không dược viết thêm, ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu. Không được bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu. Không gạch tên người ứng cử nào.

Bước 5: Cử tri viết xong phiếu bầu phải tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Bước 6: Tổ bầu cử sẽ đóng dấu "Đã bỏ phiếu" vào thẻ cử tri.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 436
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm