Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em, người lớn

Những điều cần biết về tiêm vắc xin bạch hầu

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây độc tố đi vào máu gây nhiễm độc cho cơ thể với những biến chứng nặng. Việc tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là một trong những biện pháp hữu hiệu để đề phòng lây nhiễm bệnh bạch hầu cũng như giảm nhẹ các triệu chứng nếu không may mắc phải. Sau đây là một số thông tin về lịch tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em, người lớn. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Bạch hầu là bệnh gì?

Bạch hầu là bệnh gì?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Triệu chứng của bệnh bạch hầu

Ban đầu người nhiễm bệnh sẽ có biểu hiện tương tự cảm lạnh như đau họng, ho, sốt kèm ớn lạnh. Các triệu chứng này tăng dần từ nhẹ đến nặng hơn. Tùy thuộc vào vị trí vi khuẩn gây bệnh, bệnh bạch hầu sẽ có các biểu hiện khác nhau:

Bạch hầu mũi trước: Bệnh nhân sổ mũi, chảy mũi ra chất mủ nhầy đôi khi có lẫn máu. Khi khám, có thể thấy màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh này thường nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào máu.

Bạch hầu họng và amidan: Bệnh nhân mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2-3 ngày sẽ xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng ngà hoặc xám, dai và dính chắc vào amiđan, hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng. Lớp giả mạc rất khó bóc và dễ gây chảy máu. Thường thể bệnh này các độc tố ngấm vào máu nhiều và có thể gây tình trạng nhiễm độc toàn thân. Một số bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm, sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò. Những trường hợp nhiễm độc nặng, bệnh nhân sẽ phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Nếu không được điều trị tích cực, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 6-10 ngày.

Bạch hầu thanh quản: Đây là thể bệnh tiến triển nhanh và rất nguy hiểm. Bệnh nhân thường biểu hiện bằng dấu hiệu sốt, khàn giọng, ho ông ổng như tiếng chó sủa. Khi khám, bác sĩ có thể thấy các giả mạc tại ngay thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu không được xử trí kịp thời, các giả mạc này có thể gây tắc đường thở làm bệnh nhân suy hô hấp và có nguy cơ tử vong nhanh chóng.

Bạch hầu các vị trí khác: Thường rất hiếm gặp và nhẹ, vi khuẩn bạch hầu có thể gây loét ở da, niêm mạc như niêm mạc mắt, âm đạo hay ống tai. Diễn tiến bệnh và những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu

Vắc-xin 6 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b, viêm gan B (Infanrix hexa, Hexaxim).

Vắc-xin 5 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b (Pentaxim), phòng phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b, viêm gan B (Combe Five, Quinvaxem. SII)

Vắc-xin 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (Tetraxim).

Vắc-xin 3 trong 1 phòng phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván (Adacel, Boostrix, DPT)

Vắc-xin 2 trong 1 phòng bạch hầu, uốn ván cho nhóm đối tượng người lớn có nguy cơ cao, chỉ được sử dụng trong chiến dịch khi có dịch bệnh chứ không tiêm phổ cập.

2. Lịch tiêm vắc xin bạch hầu

Theo chuyên gia y tế, bệnh bạch hầu có tốc độ lây lan nhanh, biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là tỉ lệ tử vong cao. Do đó, dù là trẻ em hay người lớn cũng cần tiêm chủng vắc xin đầy đủ để phòng bệnh.

Cụ thể, trẻ 0 - 2 tuổi: tiêm 4 mũi 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm trong đó có bạch hầu. Trẻ 4 - 6 tuổi: tiêm 1 mũi tiêm nhắc tiền học đường. Trẻ 9 - 17 tuổi: tiêm 1 mũi tiêm nhắc tuổi thanh thiếu niên.

Người lớn: tiêm nhắc lại mỗi 10 năm sau đó để duy trì hệ miễn dịch, bảo vệ tối ưu.

Người dân có thể tiêm vắc xin ngừa bệnh bạch hầu tại các trạm y tế (đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi), trung tâm y tế quận/huyện, trung tâm y tế dự phòng hoặc các cơ sở tiêm chủng.

3. Thông tin từ BYT về tiêm chủng vaccine phòng bệnh bạch hầu tại Việt Nam

Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Hoàng Minh Đức, việc tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đã được triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta từ năm 1985.
Hiện nay, vaccine có chứa thành phần bạch hầu đã triển khai tiêm trong chương trình với 3 liều để tạo miễn dịch cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi và 1 liều nhắc lại khi trẻ 18-24 tháng tuổi.

Đến nay, căn cứ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và theo xu hướng quốc tế, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BYT, trong đó bổ sung thêm một liều vaccine chứa thành phần bạch hầu cho trẻ 7 tuổi. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/8/2024.

Hiện nay, trên thế giới, hơn 100 quốc gia đã triển khai tiêm ít nhất 5 mũi vaccine có thành phần bạch hầu, uốn ván cho trẻ.

Như vậy, Việt Nam sẽ triển khai tiêm 5 liều vaccine chứa thành phần bạch hầu cho trẻ từ 2 tháng tuổi, lịch tiêm này hoàn toàn phù hợp theo khuyến cáo của Tổ chức WHO nhằm tạo miễn dịch lâu dài, cũng như lịch tiêm chủng của quốc gia trên thế giới, đảm bảo mức độ miễn dịch cơ bản cần thiết cho trẻ em ở Việt Nam trong các độ tuổi quan trọng.

Cũng theo Tổ chức WHO, việc bổ sung liều vaccine cần dựa trên tình hình dịch tễ học cụ thể của từng quốc gia và đánh giá nguy cơ mắc bệnh.

Thông tin người dân cần tiêm nhắc lại vaccine chứa thành phần bạch hầu sau 10 năm là chưa chính xác.

TS Hoàng Minh Đức khẳng định, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu hiện ở mức thấp và hệ thống y tế có thể kiểm soát được các ca bệnh.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 909
0 Bình luận
Sắp xếp theo