Bảng giá điện 2023

Biểu giá điện năm 2023 - Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn bảng giá điện mới nhất năm 2023 bao gồm bảng giá bán lẻ điện sinh hoạt, bảng giá điện kinh doanh 2023... Sau đây là chi tiết bảng giá bán lẻ điện của EVN năm 2023, mời các bạn cùng tham khảo.

Hiện tại bảng giá bán lẻ điện sinh hoạt, bảng giá bán lẻ điện kinh doanh, bảng giá bán buôn điện năm 2023 vẫn tuân theo các quy định tại Quyết định 648/QĐ-BCT về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện.

1. Khung giá bán lẻ điện bình quân 2023

Mới đây phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định số 02/2023/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.

Theo đó, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) như sau:

Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh;

Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.

Như vậy khung giá bán lẻ điện bình quân 2023 được ban hành tại Quyết định này đã tăng đáng kể so với quy định cũ tại Quyết định 34/2017/QĐ-TTg ngày 25-7-2017.

Như vậy, với lộ trình điều chỉnh khung giá điện mới, giá bán lẻ điện của Việt Nam sẽ tăng.

2. Khung giá phát điện năm 2023

Ngày 18/11/2021, Bộ Công thương ban hành Quyết định 2602/QĐ-BCT về khung giá phát điện năm 2021.

Mức trần của khung giá phát điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và cơ sở hạ tầng dùng chung) áp dụng cho các nhà máy nhiệt điện than quy định như sau:

Nhà máy điện chuẩn

Công suất tinh (MW)

Mức trần (đồng/kWh)

Than nhập khẩu

2x600 MW

1.237,33

(Theo Quyết định 4035/QĐ-BCT, mức trần của khung giá phát điện cho nhà máy nhiệt điện than năm 2020 là 1.409,55 đồng/kWh).

Các thông số nhiên liệu sử dụng tính toán giá phát điện năm 2021:

- Suất tiêu hao nhiệt tinh ở mức tải 85%: 2.279,14 kcal/kWh (công suất tinh 2x600MW).

- Nhiệt trị than (HHV): 5.620 kcal/kg.

- Giá than (chưa bao gồm thuế VAT và chi phí vận chuyển): 996.602,4 đồng/tấn (than nhập khẩu).

- Tỷ giá đồng/USD: 23.220.

Khung giá phát điện cho nhà máy thủy điện

Mức trần của khung giá phát điện (chưa bao gồm thuế tài nguyên nước, tiền phí dịch vụ môi trường rừng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và thuế giá trị gia tăng) áp dụng cho các nhà máy thuỷ điện là 1.110 đồng/kWh (giữ nguyên so với năm 2020).

Khung giá phát điện năm 2022 áp dụng cho đàm phán giá hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư 57/2014/TT-BCT.

3. Bảng giá điện 2023

Biểu giá điện kinh doanh 2023

3

Giá bán lẻ điện cho kinh doanh

3.1

Cấp điện áp từ 22 kV trở lên

a) Giờ bình thường

2.442

b) Giờ thấp điểm

1.361

c) Giờ cao điểm

4.251

3.2

Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV

a) Giờ bình thường

2.629

b) Giờ thấp điểm

1.547

c) Giờ cao điểm

4.400

3.3

Cấp điện áp dưới 6 kV

a) Giờ b ì nh thường

2.666

b) Giờ th ấ p điểm

1.622

c) Giờ cao điểm

4.587

Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 2023

4.1

Giá bán lẻ điện sinh hoạt

Bậc 1: Cho kWh từ 0-50

1.678

Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100

1.734

Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200

2.014

Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300

2.536

Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400

2.834

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

2.927

4.2

Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước

2.461

Biểu giá điện sản xuất 2023

1

Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất

1.1

Cấp điện áp từ 110 kV trở lên

a) Giờ bình thường

1.536

b) Giờ thấp điểm

970

c) Giờ cao điểm

2.759

1.2

Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV

a) Giờ bình thường

1.555

b) Giờ thấp điểm

1.007

c) Giờ cao điểm

2.871

1.3

Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV

a) Giờ bình thường

1.611

b) Giờ thấp điểm

1.044

c) Giờ cao điểm

2.964

1.4

Cấp điện áp dưới 6 kV

a) Giờ bình thường

1.685

b) Giờ thấp điểm

1.100

c) Giờ cao điểm

3.076

4. Phương án giá điện 1 bậc

Khi Bộ Công Thương lấy ý kiến về biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc, thay cho phương án 6 bậc hiện nay, dư luận rất quan tâm. Nhưng nhiều ý kiến bình luận rằng, vì sao không chọn phương án 1 bậc, hay nói cách khác là “đồng giá”? Các bạn có thể tham khảo bảng so sánh giá điện mới so với giá điện cũ của các phương án tăng giá điện dưới đây để thấy rõ tác động của việc áp dụng biểu giá điện mới ra sao.

Tăng giá điện 1 bậc

Trong các phương án Bộ Công Thương đưa ra, có phương án đồng giá. Đó là phương án một bậc, giá bằng mức giá điện bình quân hiện hành cho sinh hoạt là 1.897 đồng/kWh.

Số liệu của EVN cho thấy, khách hàng dùng lượng điện từ 300 số trở xuống là hơn 22 triệu khách hàng, chiếm khoảng 72,6% lượng khách hàng với 60% sản lượng điện.

Còn dùng từ 400 kWh đến dưới 700 số là khoảng 1,2 triệu khách hàng; từ 701 kWh trở lên là hơn 456 nghìn khách hàng. Số này chỉ chiếm 1,8% lượng khách hàng nhưng sản lượng tiêu thụ chiếm tới 13%.

Như vậy, nếu áp mức giá điện đồng giá 1.897 đồng/số, lượng khách hàng được cho là có thu nhập cao với mức tiêu thụ điện từ 300 số trở lên sẽ có lợi khi phải trả mức giá thấp hơn rất nhiều so với số khách hàng dùng điện dưới 300 số.

Cụ thể, có 3,6 triệu hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 201 kWh/tháng đến 300, số tiền điện phải trả giảm từ 8.000 đồng/hộ/tháng. Ngoài ra, có hơn 3,1 triệu hộ dùng điện từ 301 số trở lên có mức tiền điện giảm từ 80.000-330.000 đồng/tháng.

Trong khi đó, 18,6 triệu hộ sử dụng từ 0-200 kWh/tháng, tiền điện tăng từ 17.000 đến 36.000 đồng/hộ/tháng. Điều đáng chú ý là, số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội cũng sẽ phải tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng (hộ nghèo được hỗ trợ 30 số điện/tháng).

Như vậy, phương án 1 giá làm cho các hộ thu nhập thấp và trung bình phải trả tiền nhiều hơn so với hiện nay. Trong khi đó, phương án này cũng không có tác dụng khuyến khích các hộ có thu nhập cao sử dụng điện tiết kiệm hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 4.990
0 Bình luận
Sắp xếp theo