Đóng BHXH 15 năm có được hưởng lương hưu?
Đề xuất 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu
Đóng BHXH 15 năm có được hưởng lương hưu? Trường hợp nào đóng BHXH 15 năm được chốt sổ hưởng lương hưu? Đây là câu hỏi đang được các bạn đọc vô cùng quan tâm khi mà Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 6 vào tháng 10.2023 đang có những điểm mới rất quan trọng trong đó có quy định về giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống 15 năm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.
1. Đề xuất đóng BHXH đủ 15 năm sẽ được hưởng lương hưu
Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi lấy ý kiến các đơn vị liên quan.
Cụ thể, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định, khi người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo Bộ Luật lao động năm 2019, có từ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu hàng tháng (thay vì tối thiểu 20 năm như hiện hành).
Người lao động làm trong một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hầm lò, vùng khó khăn được nghỉ hưu sớm hơn từ 5-10 năm so với tuổi chung.
Trường hợp đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để có lương hưu phải 20 năm thay vì 15 năm như những người khác.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, theo quy định hiện hành, điều kiện thời gian tối thiểu tham gia bảo hiểm xã hội để có cơ hội hưởng lương hưu là đủ 20 năm.
Điều này dẫn đến nhiều người lao động do có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ngắn nên khi hết tuổi lao động, không tích luỹ đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu. Do đó, việc sửa đổi giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu được hưởng lương hưu chính là để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động.
Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) - cho biết, điều kiện phải đủ 20 năm tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu như quy định hiện hành là thời gian quá dài.
Như vậy, với một số trường hợp người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động muộn, có số năm đóng bảo hiểm xã hội thấp sẽ rất khó để đủ thời gian hưởng chế độ hưu trí theo quy định.
Ông Quảng viện dẫn, Nghị quyết 28 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã xác định, sửa đổi điều kiện về hưu theo hướng giảm dần điều kiện tối thiểu để tham gia bảo hiểm xã hội, để được hưởng chế độ lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, tiến tới có thể giảm thấp hơn nữa.
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được bàn tới đây, việc giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội là một trong những giải pháp đảm bảo tăng số lượng người ở lại trong hệ thống bảo hiểm xã hội. Từ đó, họ sẽ được hưởng chế độ hưu trí.
Trước những băn khoăn về việc giảm năm đóng có thể khiến mức hưởng lương hưu cũng thấp, ông Lê Đình Quảng cho rằng, hiện nay, chính sách bảo hiểm xã hội vẫn theo nguyên tắc đóng - hưởng, đặc biệt ở chế độ hưu trí.
Cho nên, rất nhiều lao động, nhất là lao động trực tiếp có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ngắn và thường về hưu trước tuổi, nên tỷ lệ hưởng chế độ hưu trí rất thấp. Vì vậy, cần khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội càng nhiều năm đóng thì mức hưởng càng cao.
Xem chi tiết nội dung tại Dự thảo tờ trình xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trong file tải về.
2. Trường hợp duy nhất được hưởng lương hưu khi đóng BHXH đủ 15 năm
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi một số Điều bởi Bộ luật Lao động năm 2019, quy định một trường hợp duy nhất đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu như sau:
Điều 219 Bộ Luật lao động 2019:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
.......
3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
Như vậy người đóng BHXH đủ 15 năm muốn hưởng lương hưu phải có thêm hai điều kiện sau:
1 - Là lao động nữ làm cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2 - Đủ tuổi nghỉ hưu: Nghỉ hưu vào năm 2021 phải từ là đủ 55 tuổi 04 tháng; Nghỉ hưu ở những năm sau đó thì mỗi năm tăng thêm 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Nếu chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không thuộc trường hợp này, người lao động muốn hưởng lương hưu khi đủ tuổi có thể đi làm và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện để tích lũy đủ 20 năm.
3. Đóng BHXH được 15 năm thì đến tuổi nghỉ hưu có được hưởng lương hưu không?
Theo Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, người lao động đủ tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu.
Theo đó, Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 1/1/2018, quy định mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:
- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng BHXH.
Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH quy định, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Về phương thức đóng BHXH tự nguyện, người tham gia có thể lựa chọn một trong các phương thức đóng hằng tháng, đóng 3 tháng/lần, 6 tháng/lần, 12 tháng/lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau (nhưng không quá 5 năm).
Ngoài ra, người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm có thể đóng BHXH tự nguyện một lần cho những nằm còn thiếu.
Về mức đóng, Luật BHXH quy định mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Như vậy, sau khi người lao động hết tuổi lao động và không tham gia BHXH bắt buộc nữa thì có thể tham gia BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm để được nhận lương hưu.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Mới: Hướng dẫn thanh toán chi phí chữa bệnh BHYT theo định suất
Xử lý Đảng viên vi phạm luật giao thông
Bãi bỏ lương cơ sở: Sửa 14 quy định về tiền lương đóng BHXH, chế độ BHXH
Giải đáp thắc mắc liên quan đến việc bỏ sổ hộ khẩu giấy
Hà Nội: Hạn chế học sinh trái tuyến ở trường có quá nhiều lớp
Chính sách mới nổi bật có hiệu lực cuối tháng 4/2021 Các chính sách mới quan trọng sắp có hiệu lực
Hà Nội dừng đón khách tại các di tích, đóng cửa quán ăn uống đường phố
Thông tin tuyển sinh lớp 6, lớp 10 Nguyễn Tất Thành 2021 Tuyển sinh THCS, THPT Nguyễn Tất Thành
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

Mới nhất trong tuần
-
Người dân có được xem chuyên đề của CSGT không 2023?
-
Hà Nội: dừng cắt tóc, gội đầu, dịch vụ ăn uống tại chỗ từ 0h ngày 13/7
-
Thanh Hóa sẽ kết thúc năm học 2020-2021 từ 15/5
-
Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
-
Không kiểm tra định kỳ với lớp 1, 2 trong thời gian học online
-
8 tỉnh thành phía Nam tiếp tục giãn cách
-
Điều kiện hưởng lương hưu từ 01/01/2022
-
Các tỉnh tự quyết định lịch tựu trường theo khung thời gian năm học 2021-2022
-
Giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên tuyển sinh 2023
-
Đăng ký làm tình nguyện viên chống dịch ở đâu?