Chương trình giáo dục mới: Các môn học thay đổi thế nào?
Các môn học sẽ thay đổi thế nào trong chương trình giáo dục mới?
Ngày 19-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo chương trình giáo dục mới, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Dự thảo có 20 môn học, trong đó có một số môn học mới, một số môn tích hợp, bắt buộc, tự chọn; giảm tải kiến thức và tăng cường hoạt động trải nghiệm cho học sinh…
Nhiều môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh...Cụ thể như sau:
Việt/ngữ văn
• Chú trọng các kỹ năng: đọc, viết, nghe và nói, tập trung giáo dục kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng tạo dựng các văn bản khác nhau cần thiết trong cuộc sống.
• Nâng cao văn hóa đọc.
• Chỉ có 6 tác phẩm bắt buộc đưa vào chương trình, còn các tác phẩm văn học khác nằm trong phụ lục để các nhóm tác giả viết sách giáo khoa (SGK), các nhà trường, giáo viên, học sinh lựa chọn.
Toán học
Cải tiến theo hướng "toán học cho mọi người".
• Giai đoạn giáo dục cơ bản: giúp học sinh nắm được hệ thống các khái niệm, nguyên lý, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập ở các trình độ học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
• Giai đoạn giáo dục giúp học sinh có cái nhìn tương đối tổng quát về toán học, hiểu được vai trò và những ứng dụng của toán học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến toán học.
• Chú trọng tính ứng dụng, cho phép học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn, tạo dựng kết nối giữa toán với các môn học, đặc biệt các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục STEM.
• Chương trình sẽ có tính phân hóa mà mềm dẻo, cho phép các địa phương chủ động lựa chọn một số nội dung và triển khai kế hoạch dạy học môn toán phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương.
Giáo dục công dân
• Tiểu học gọi là môn đạo đức: chú trọng giáo dục phẩm chất, hành vi, kỹ năng qua các tình huống gần gũi với cuộc sống.
• THCS: giáo dục công dân: giáo dục ý thức trách nhiệm của công dân, hành vi ứng xử cần thiết để chung sống, giáo dục pháp luật.
• THPT: giáo dục kinh tế và pháp luật: đây là môn tự chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp, cung cấp kiến thức nền tảng, cần thiết về kinh tế, pháp luật.
Tự nhiên và xã hội (lớp 1, 2, 3)
• Đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở các cấp học trên.
• Chương trình bao gồm 6 chủ đề là gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, thực vật và động vật, con người và sức khỏe, Trái đất và bầu trời.
• Mỗi chủ đề đều thể hiện mối liên quan, sự tương tác giữa con người với các yếu tố tự nhiên và xã hội trên cơ sở giáo dục giá trị và kỹ năng sống; giáo dục các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sức khỏe, bảo vệ cuộc sống an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai ở mức độ đơn giản và phù hợp.
Lịch sử và địa lý (lớp 4, 5)
• Đổi mới cấu trúc, chuyển từ diện sang điểm.
• Về lịch sử, không theo tính lịch đại, chỉ lựa chọn những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của vùng miền, của quốc gia, khu vực, của một số giai đoạn lịch sử.
• Về địa lý, mỗi vùng miền, quốc gia, khu vực chỉ lựa chọn một số kiến thức địa lý tiêu biểu, đặc trưng cho từng vùng.
• Các kiến thức lịch sử và địa lý được tích hợp trong các chủ đề về địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới.
Lịch sử và địa lý (THCS)
• Mạch kiến thức của lịch sử và địa lý được tích hợp ở mức độ đơn giản, sắp xếp gần nhau.
• Nội dung lịch sử trong chương trình mới ở trung học cơ sở lấy trục lịch đại (thời gian làm trục xuyên suốt).
• Mỗi giai đoạn lịch sử thiết kế nội môn theo mô hình: thế giới - khu vực - Việt Nam - lịch sử địa phương.
• Phần lịch sử Việt Nam là trọng tâm, chiếm 60% thời lượng của chương trình.
• Nội dung địa lý đi từ địa lý đại cương đến địa lý khu vực và địa lý Việt Nam.
• Chú trọng các chủ đề, kiến thức, kỹ năng trụ cột.
• Có tính mở, cho phép điều chỉnh tùy theo đặc thù địa phương.
Lịch sử (THPT)
• Được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh, thuộc nhóm môn khoa học xã hội.
• Thông qua hệ thống các chủ đề và chuyên đề về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam, môn lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực sử học, đặc biệt là tư duy lịch sử, các khả năng thu thập và xử lý sử liệu.
• Vận dụng các bài học lịch sử vào việc giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống.
Địa lý (THPT)
• Được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh, thuộc nhóm môn khoa học xã hội.
• Chương trình coi trọng thực hành địa lý, xem thực hành là một nội dung quan trọng của môn học.
• Phần thực hành chiếm 50% thời gian thực học của chương trình.
Khoa học (lớp 4, 5)
• Chương trình bao gồm 6 chủ đề là: chất; năng lượng; thực vật và động vật; nấm, vi khuẩn, virút; con người và sức khỏe; sinh vật và môi trường.
• Những chủ đề này được phát triển dần từ lớp 4 đến lớp 5.
Khoa học tự nhiên (THCS)
• Là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của vật lý, hóa học, sinh học và khoa học Trái đất...
• Cung cấp những nguyên lý/khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung.
• Kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết với thực nghiệm.
Vật lý (THPT)
• Lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
• Thiết kế chương trình môn vật lý chú trọng vào bản chất, ý nghĩa vật lý của các đối tượng, đề cao tính thực tiễn.
• Tránh khuynh hướng thiên về toán học.
• Tăng cường khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn.
• Các chủ đề được thiết kế, sắp xếp từ trực quan đến trừu tượng, từ đơn giản đến phức tạp.
Hóa học (THPT)
• Lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
• Thiết kế chương trình môn hóa học chú trọng vào bản chất, ý nghĩa hóa học của các đối tượng, đề cao tính thực tiễn.
• Giảm bớt và hạn chế các nội dung phải ghi nhớ máy móc cũng như phải tính toán theo kiểu "toán học hóa", ít đi vào bản chất hóa học và thực tiễn.
• Kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý, sinh học, y dược và địa chất học.
Sinh học (THPT)
• Lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
• Đề cao tính thực tiễn, thực hành, kết hợp học trên lớp với hoạt động ngoại khóa trong môi trường tự nhiên và xã hội.
• Thực hành trong phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, ngoài thực địa là phương pháp, hình thức dạy học cơ bản của môn sinh học.
Tin học
• Gồm giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn định hướng nghề nghiệp.
• Ở tiểu học, học sinh chủ yếu học sử dụng các phần mềm đơn giản hỗ trợ học tập và sử dụng thiết bị kỹ thuật số.
• Ở trung học cơ sở, học sinh học sử dụng, khai thác các phần mềm thông dụng làm ra các sản phẩm phục vụ học tập và sinh hoạt; thực hành phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
• Ở THPT, tổ chức các chủ đề bắt buộc và chủ đề lựa chọn theo định hướng tin học ứng dụng hoặc theo định hướng khoa học máy tính.
Công nghệ
• Giúp học sinh học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường và xã hội.
• Hình thành và phát triển các năng lực thiết kế, sử dụng, giao tiếp, đánh giá và hiểu biết công nghệ; góp phần phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp.
• Học tập dựa trên hành động, trải nghiệm; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Giáo dục thể chất
• Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.
• Mang tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và điều kiện của nhà trường.
Âm nhạc và mỹ thuật
• Hướng đến các hoạt động trải nghiệm, vận dụng, thực hành ở nhiều môi trường học tập đa dạng.
• Nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ, phát triển các kỹ năng cơ bản.
• Chú trọng kỹ năng vận dụng, thực hành, khơi dậy say mê, phong cách cá nhân ở bậc giáo dục định hướng nghề nghiệp.
• Chú ý khai thác chất liệu, vật liệu có sẵn tại địa phương, kết hợp phương tiện học tập truyền thống và công nghệ hiện đại.
Hoạt động trải nghiệm/hướng nghiệp
• Hoạt động phát triển cá nhân.
• Hoạt động lao động.
• Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng.
• Hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tải xuống định dạng .Doc
56,5 KB 23/01/2018 1:34:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Bảng tham chiếu các môn tiểu học theo Thông tư 22
-
Cách tính lương hưu mới nhất cho viên chức là giáo viên
-
Tải Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông file Doc, Pdf
-
Công văn 1006/SGDĐT-QLT 2024 về hướng dẫn tuyển sinh vào 10 2024-2025 Tp Hà Nội
-
Thông tư 21/2022/TT-BGDĐT về xếp lương viên chức thiết bị, thí nghiệm
-
Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT Quy chế đào tạo trình độ đại học
-
Quyết định 1153/QĐ-UBND TP HCM 2023 về tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2023 - 2024
-
Điều kiện xét thăng hạng giáo viên Tiểu học 2024
-
Tải Thông tư 28/2023/TT-BGDĐT Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học file Doc, Pdf
-
Quyết định 4607/QĐ-BGDĐT 2022 về phê duyệt sách giáo khoa lớp 11
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác